
Bí quyết giúp trẻ tự tin trước đám đông
Rất nhiều trẻ hiện nay nhút nhát, thiếu tự tin, tự ti với bản thân mình, không dám thể hiện bản thân vì ngại giao tiếp, đặc biệt là những nơi đông người hay trong môi trường tập thể. Đối với nhiều đứa trẻ nhút nhát, việc bạn nói bé “nhút nhát”, hay “lo lắng” hay “không dám” làm gì đó, chỉ khiến bé thêm mất tự tin.
Vậy bạn sẽ làm gì để giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn? Dưới đây là một số cách hay dạy bé cách tự tin mạnh dạn trước đám đông mà Esearch muốn chia sẻ với các bạn.
1. Trò chuyện cùng con
Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình hàng ngày, đồng thời trong quá trình trò chuyện hãy để trẻ có quyền có tiếng nói. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Mặt khác, bên cạnh những câu hỏi vặn vẹo của mình thì bạn hãy tạo động lực cho con đưa ra những câu phản biện, tranh luận với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục bố mẹ. Nếu bạn thực hành thói quen phản biện này với con hàng ngày thì bạn sẽ thấy con mình tự tin hẳn lên khi đứng trên sân khấu, đứng trước đám đông kể chuyện hoặc thuyết trình.
2. Để bé chơi với những trẻ khác
Khi ở nhà, bé thường chỉ được giao tiếp với người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đi mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em. Một điều rất đặc biệt là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng để nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình. Vì thế, nếu bạn không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm. Điều này rất tốt cho trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy nhút nhát hay sợ sệt nữa.
3. Tạo cơ hội cho bé thể hiện
Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài hoặc giải một bài toán khó giúp em nhỏ. Khi trẻ giảng được bài cho em thì đó chính là kỹ năng nói trước đám đông để thuyết phục người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo cơ hội thử sức cho con bằng việc cho trẻ đi học ở các lớp học kỹ năng sống, lớp hát, múa… để trẻ có cơ hội lên sân khấu hát, múa, biểu diễn trước đám đông để bé tự tin, mạnh dạn hơn không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều nữa.
4. Dạy bé biết lắng nghe
Trước khi trẻ có thể là người nói tốt thì trẻ nhất thiết phải là người nghe tốt đã. cha mẹ hãy hướng dẫn con cách đừng vội cắt ngang lời người khác mà phải luôn lắng nghe một cách lịch sự, luôn quan sát thái độ của người khác, chờ đến lượt mình mới trình bày ý kiến. Việc này nghe thì to tát, nhưng thật ra bạn có thể tập với con hằng ngày. Chẳng hạn, khi bé và em tranh nhau “mách tội” với cha mẹ thì bạn nên ngăn con lại, chấn chỉnh con một cách thật nhẹ nhàng, để từng đứa trẻ lần lượt nói, và đứa trẻ này nói phải có đứa trẻ kia nghe. Khi trẻ học được cách lắng nghe, trẻ sẽ “luyện” dần cho mình cách nói chuyện thuyết phục, có đầu có đuôi, logic để thuyết phục người khác.
5. Chia sẻ với những “thất bại” của trẻ
Có những đứa trẻ rất thoải mái trước áp lực đám đông, nhưng cũng có những đứa trẻ đột nhiên rơi vào trạng thái đứng như trời trồng, chẳng biết nói gì, biểu diễn vụng về, nói năng lắp bắp dù trước đó đã được tập luyện nhiều lần. Những lúc này trẻ đang rất mất tự tin. Bạn nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua, khiến bé không sợ hãi khi lần sau lại đứng trước đám đông như thế nữa. Những lời động viên như: “Mẹ thấy con có phần chào hỏi đầu tiên rất tốt, nhưng sau đó có lẽ con hơi run phải không? Không sao, hồi nhỏ mẹ cũng hay bị như vậy. Nhưng dần dần thì hết. Con còn giỏi hơn mẹ lúc đứng trước đám đông lần đầu tiên đấy chứ!” sẽ giúp bé cảm thấy bớt nặng nề với “thất bại” của mình và dám tự tin thử lại lần sau.
6. Đừng ép buộc trẻ
Hãy nhớ rằng tất cả những rèn luyện này chỉ mang tính bước đầu, để tạo dựng nền tảng cho con về sau. Do đó, cần để trẻ làm tất cả trong trạng thái thoải mái nhất mà trẻ muốn. Nếu có một đám đông nào đó trẻ cảm thấy xa lạ, không muốn xuất hiện chẳng hạn, bạn đừng ra sức ép con. Tuy nhiên, bạn có thể đưa trẻ đến nhiều môi trường giao tiếp khác nhau để giúp trẻ làm quen từ từ. Bé có thể ở bên cạnh bạn, quan sát, sau đó làm quen với những người bạn… Cứ như thế cho đến khi bé cảm thấy môi trường mới này thật sự “an toàn”.
Trên đây là một số lời khuyên giúp dạy bé cách tự tin mạnh dạn trước đám đông.
Esearch chúc các bậc cha mẹ có những phương pháp nuôi dạy con cái thật tốt.
Nguồn Esearch tổng hợp

Các mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn
Biếng ăn thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Khi bé biếng ăn, mỗi bữa ăn của trẻ và bố mẹ thường được ví như “cuộc chiến”. Bởi trẻ ngậm hoặc không nhai và nuốt hoặc phun thức ăn khi được cho ăn, mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút,… Lượng thức ăn con ăn vào không đủ khiến bố mẹ lo lắng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Đối với các nguyên nhân do sở thích, về cách cho trẻ ăn uống sai phương pháp, bố mẹ có thể tự điều chỉnh để giúp trẻ cải thiện khả năng ăn của mình. Ngược lại, với những nguyên nhân bệnh lý, việc đến các cơ sở y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời là vô cùng cần thiết.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ biếng ăn tuy nhiên dù trẻ biếng ăn do nguyên nhân nào bố mẹ cũng không nên cố ép trẻ ăn. Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch, bởi càng ép trẻ sẽ càng sợ ăn và tình trạng biếng ăn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Theo lời khuyên của chuyên gia, bố mẹ cần xử trí tình trạng này tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.
Dưới đây là một số cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả có thể giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc trẻ biếng ăn phải làm sao hay làm gì khi trẻ biếng ăn.
1. Chế biến món ăn đủ chất và hấp dẫn
Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm tới bữa ăn đủ chất nên thường trộn tất cả các loại thực phẩm được xem là bổ dưỡng với nhau rồi nấu thành cháo, bột cho bé. Điều này khiến món ăn mất đi sự hấp dẫn về hình thức và mùi vị nên trẻ sẽ không muốn ăn, lâu dần dẫn tới chứng biếng ăn.
Nhiều gia đình khác chỉ cho trẻ ăn một số loại thực phẩm cố định và chỉ trung thành với một vài cách chế biến như nấu cháo, hấp, luộc,... Những món ăn này thường không thu hút trẻ, khiến trẻ nhanh bị chán vì thực đơn lặp lại quá nhiều lần.
Vì vậy, nếu muốn khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ hãy cho bé cùng đi chợ, chọn món mà mình thích hoặc để bé tự trang trí món ăn của mình. Với những trẻ nhỏ hơn, phụ huynh cần đa dạng nguyên liệu nấu ăn và cách chế biến đồ ăn cho bé. Như vậy, bé sẽ cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn và đẩy lùi được chứng biếng ăn.
2. Tạo không khí ăn uống vui vẻ, không ép trẻ ăn
Phụ huynh thường cố gắng ép trẻ ăn cho bằng được lượng thực phẩm như yêu cầu. Điều này vô tình tạo áp lực tâm lý cho trẻ khi bước vào bàn ăn. Một số trẻ còn có cảm giác sợ ăn, giả vờ đau bụng, nôn ói,... khi đến giờ ăn. Vì vậy, cha mẹ hãy tạo một không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ tự ăn một cách chủ động.
3. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
Trong khi một số phụ huynh quá nghiêm khắc trong việc ăn uống của trẻ thì có nhiều cha mẹ lại quá nuông chiều theo ý muốn của bé. Khi bé đòi ăn vặt, nhiều người sẵn sàng cho con ăn mà không kiểm soát về số lượng hay giờ giấc. Điều này khiến trẻ không bao giờ cảm thấy đói khi vào bữa chính nên sẽ không muốn ăn.
Vì vậy, cha mẹ không nên cho con ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là trước bữa chính. Nếu muốn cho bé ăn bổ sung, phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn sau bữa chính.
4. Tập cho trẻ có thói quen vận động
Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống của bé, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen vận động. Các bậc phụ huynh có thể đưa con ra ngoài chơi, tập đi xe, đi bơi hay vui chơi với bạn tại công viên, sân nhà,... Vận động giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên bé sẽ mau đói, ăn ngon hơn và nhiều hơn trong các bữa chính.
5. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ
Trẻ biếng ăn sẽ chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao vì không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng từ khẩu phần ăn hằng ngày, đặc biệt là các loại vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, sắt, kẽm, lysine và i ốt.
Để bé ăn ngon miệng trở lại thì phụ huynh có thể cho trẻ dùng thêm thực phẩm giàu vi chất hoặc các loại thuốc bổ sung dưỡng chất theo khuyến nghị của bác sĩ.
6. Một số biện pháp khác
Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần vì nhiễm giun, sán,... là một trong những nguyên nhân khiến bé suy nhược, biếng ăn.
Không trộn lẫn thuốc vào món ăn của trẻ vì điều này khiến trẻ đề phòng khi ăn uống, thậm chí có thể bé sẽ ghét món ăn mà trước đó rất thích.
Có thể để bé cùng tham gia sơ chế nguyên liệu nấu ăn vì sau đó trẻ sẽ muốn ăn những món mà mình góp công chế biến.
Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ để bé không bị ngán vì phải ăn quá nhiều trong một bữa.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc “Trẻ em biếng ăn phải làm sao?”. Từ đó, tìm được giải pháp phù hợp nhất để giúp con ăn ngon miệng hơn.
Nguồn: Esearch tổng hợp

Hướng dẫn trẻ phân loại rác
Với tốc độ phát triển nhanh của xã hội hiện nay, rác thải của con người ngày càng được sinh ra nhiều hơn. Nhiều chất thải đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, việc phân loại rác là một việc hết sức cần thiết để giúp cho môi trường sống của chúng mình ngày càng sạch đẹp hơn.
Rác thải được chia làm 3 loại: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế.
1/ Rác hữu cơ
Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, trái cây, rau củ quả, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây, rơm…
Những loại rác thải này bé và gia đình sẽ cho vào túi màu xanh lá cây (hoặc trắng), nếu không có thì chúng mình cũng có thể dán nhãn dán “Rác hữu cơ” vào túi rác. Những loại rác này sẽ được làm thành phân bón.
2/ Rác vô cơ
Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như nilon, sành sứ, gạch, xỉ than, gỗ…
Những loại rác này chúng mình có thể cho vào túi màu bất kỳ (trừ xanh lá và trắng) hoặc nếu cẩn thận hơn chúng mình có thể dán nhãn “Rác vô cơ” vào.
3/ Rác tái chế
Rác tái chế là những loại rác có thể tái chế như giấy báo, vỏ hộp sữa, thùng carton, vỏ chai, lon, sắt thép…
Đối với loại rác này chúng mình có thể đem đi bán hoặc tặng cho những nơi thu gom phế liệu.
Việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý. Vì vậy, chúng mình hãy cùng nhau bảo vệ trái đất mãi luôn xanh đẹp nhé!
Nguồn: Esearch tổng hợp

Cách trẻ em Nhật Bản tự lập trong bữa ăn
Nhật Bản là quốc gia có nhiều thiên tai tự nhiên, vì vậy việcdạy kỹ năng sinh tồn nói chung là một trong những yếu tố tiên quyết trong chínhsách giáo dục của họ. Sự tự lập được cho là một trong những kỹ năng sinh tồn cầnthiết, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy, từ khi còn ở ghế nhà trường, người Nhậtluôn cố gắng tạo ra nhiều hoạt động giúp bé nâng cao tính tự lập từ rất sớm. Dướiđây là cách họ giúp cho trẻ tự lập trong bữa ăn .
Học sinh luân phiên tự phân phối và quản lý bếp ăn
Ba mẹ ở Nhật Bản sẽ không giúp trẻ những việc đơn giản, mọiviệc để trẻ tự thực hiện như rửa tay, tự xúc cơm ăn, lau dọn… Ở trường tiểu học,ngoại trừ công việc nấu nướng, phòng ăn trưa của học sinh sẽ do chính học sinhquản lý. Các bé được xếp lịch trực nhật luân phiên. Đến phiên trực của mình,các em sẽ tự phân chia nhiệm vụ, người thì trải bàn, người thì chuẩn bị bátđũa, người thì phân chia đồ ăn cho các bạn. Thay vì phục vụ bé từng tí một, giáoviên sẽ hướng dẫn và quan sát các bé trong suốt quá trình để đảm bảo an toàn.
Các học sinh được phân công trực nhật ngày hôm đó sẽ đưa thứcăn từ nhà bếp đến lớp học và phân chia cho các bạn trong khi các học sinh khácthì ngồi vào vị trí và đợi bữa ăn bắt đầu.
Mọi người đều phải quý trọng đồ ăn
Hầu hết các trường tiểu học ở Nhật Bản sẽ khuyến khích họcsinh tự trồng nguyên liệu dành cho bữa trưa hoặc là món tráng miệng. Mục đích củahoạt động này là để trẻ cảm nhận được trực tiếp giá trị và biết quý trọng thứcăn. Từ đó, trẻ sẽ hiểu về sựquan trọng của bữa ăn trong sinh hoạt hàng ngày, hiểu về giá trị dinh dưỡng vàlựa chọn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể.
Tự thu dọn sau bữa ăn trưa
Sau bữa ăn các bé sẽ cùng nhau dọn dẹp, sắp xếp chén, bát mà mọingười đã ăn một cách gọn gàng và vận chuyển trở lại nhà bếp. Sau đó là tiến hành vệ sinh lớp học, sắp xếpbàn ghế lại vị trí cũ, quét dọn sạch sẽ để bắt đầu cho giờ học buổi chiều.
Chính những hoạt động nhỏ này, sẽgiúp trẻ phần nào ý thức được giá trị của thực phẩm và biết ơn những món ăn màgia đình, nhà trường hay bất kỳ ai đã bỏ công sức ra để chuẩn bị cho trẻ

Những thói quen khiến trí nhớ của trẻ suy giảm
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng ghi nhớ khác nhau. Khả năng ghi nhớ giúp trẻ học tập và tiếp thu tốt hơn những thông tin về thế giới xung quanh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của trẻ, nhưng bên cạnh đó bố mẹ cũng cần lưu ý đến một số thói quen, lối sống có thể khiến trí nhớ của các con suy giảm.
Dưới đây là 5 thói quen có thể làm trí nhớ trẻ kém hơn bạn bè đồng trang lứa:
1. Trẻ ngủ không đủ giấc: Thời gian ngủ khuyến nghị cho trẻ là 8 tiếng/ngày. Nếu trẻ thường xuyên thức khuya, não bộ không có đủ thời gian nghỉ ngơi để loại bỏ mệt mỏi thì có thể khiến trí nhớ kém đi. Đối với trẻ nhỏ, khi hệ thần kinh đang trong giai đoạn phát triển, việc ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ thúc đẩy vỏ não tiếp nhận kích thích cảm giác và phát triển trí nhớ.
2. Trẻ lười vận động: Việc ít vận động có thể làm giảm lượng máu đến các vùng trong não bộ và các cơ. Việc tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn hằng ngày có tác dụng giúp trẻ tỉnh táo, năng động và tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ.
3. Khẩu phần ăn của trẻ thiếu dinh dưỡng: Omega 3, DHA, vitamin A,B,C,E, v.v. là các chất dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho cơ thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng não bộ. Nếu trong khẩu phần ăn uống hằng ngày của trẻ bị thiếu hụt các nhóm dinh dưỡng trên thì sẽ dễ ảnh hưởng đế quá trình xây dựng não và các tế bào thần kinh, từ đó làm suy giảm khả năng ghi nhớ. Các chất dinh dưỡng trên có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá hồi, rau xanh, củ quả, v.v.
4. Trẻ ít khi tâm sự, giao tiếp: Cha mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển trí não cho các con bằng cách thường xuyên trò chuyện và chơi cùng con. Thông qua đó, trẻ có thể xây dựng các kỹ năng, khám phá bản thân và giảm căng thẳng não bộ. Các con trong độ tuổi phát triển sẽ nhạy cảm với thế giới xung quanh, nên cha mẹ cần ứng xử một cách khéo léo để hỗ trợ và giúp con phát triển một cách lành mạnh.
Phía trên là 4 điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý trong quá trình nuôi dạy con trẻ để các con có thể lớn lên một cách khỏe mạnh và thông minh. Hi vọng bài viết có thế giúp ích được cho các bạn.
Nguồn: Esearch tổng hợp

Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ kim tiêm
Tiêm phòng là điều vô cùng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, giúp các bé có thể phòng chống nhiều bệnh nhiễm trùng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi tiêm vacxin cho trẻ em, phần lớn các bé đều có nỗi sợ kim tiêm. Vậy, cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua nỗi sợ tiêm chủng?
Mặc dù hầu hết trẻ đều sợ kim tiêm nhưng việc tiêm chủng phòng bệnh là không thể tránh khỏi. Dưới đây là một vài mẹo giúp trẻ bớt sợ hãi khi tiếp xúc với kim tiêm.
1. Cha mẹ hãy thành thật và giải thích cho bé
Nếu trẻ sợ tiêm, bạn nên nói thật với các bé rằng mặc dù việc chủng ngừa có thể gây đau, nhưng nó chỉ diễn ra trong chưa đầy 1 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giải thích với trẻ về công dụng của vắc xin. Đối với trẻ nhỏ, hãy cho bé biết rằng vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và giữ cho bé khỏe mạnh. Đối với những đứa trẻ lớn, cha mẹ có thể nói vắc xin giúp xây dựng khả năng miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng có hại. Nếu trẻ đã từng bị té do chơi đùa, hãy so sánh cơn đau vắc xin với cơn đau do vấp ngã và giải thích rằng chủng ngừa ít đau hơn thế.
Ngoài ra, bạn cũng nên báo trước cho bé sợ tiêm về thời điểm cần phải đi chích ngừa, có thể là trước một vài phút hoặc một vài ngày nếu con bạn có xu hướng thích biết trước mọi điều sớm. Tuy nhiên, đừng nên cho trẻ biết trước quá lâu, vì có thể khiến bé lo lắng cả tuần (hoặc hơn thế) và gây căng thẳng cho đến ngày con đi tiêm chủng.
2. Giữ bình tĩnh
Một trong những cách để bé không sợ kim tiêm là cha mẹ cần giữ bình tĩnh. Việc phụ huynh lo lắng, bồn chồn sẽ càng khiến các bé sợ tiêm hơn. Nếu cha mẹ tỏ ra bồn chồn hoặc không thoải mái, những cảm giác đó có thể truyền sang trẻ. Việc truyền năng lượng và thái độ tích cực cho con là điều mà bạn nên làm.
3. Đánh lạc hướng trẻ
Hãy thu hút sự chú ý của trẻ và làm cho bé mất tập trung. Việc cho trẻ xem hoạt hình, chơi trò chơi trên điện thoại thông minh có thể giúp bé thoát khỏi cảm giác lo lắng và đau đớn. Đối với trẻ vừa bắt đầu học đếm, bạn cũng có thể đánh lạc hướng bé bằng cách đếm, chơi trò chơi hoặc hát… Một vài ý tưởng khác bao gồm kể chuyện, đọc sách, hát một bài hát và xem video hài hước, bạn có thể lựa chọn những điều trẻ thích. Ngoài ra, bác sĩ tiêm phòng cũng có thể đánh lạc hướng trẻ bằng các phương pháp riêng, như vừa trò chuyện, chơi đùa với trẻ vừa tiêm vắc xin mà trẻ không hề hay biết.
4. Khen trẻ và chuẩn bị sẵn phần thưởng
Sau khi bé chủng ngừa xong, bạn hãy dành cho trẻ sợ tiêm những lời khen ngợi. Đồng thời, bạn cũng có thể tặng bé một món quà mà trẻ thích như một cuốn truyện tranh hoặc dẫn trẻ đi ăn món bé thích để ăn mừng. Hãy giúp con bạn tạo ra một ký ức tích cực liên quan đến việc chủng ngừa và cho trẻ biết rằng bạn cảm thấy tự hào vì trẻ đã làm được một điều thực sự tốt cho cộng đồng bằng cách giữ an toàn cho bản thân và giúp người khác được an toàn.
Việc tiêm chủng không chỉ có lợi cho trẻ nhỏ mà mang rất nhiều ý nghĩa đối với toàn xã hội nói chung. Và được sự hưởng ứng của phần lớn người dân, hầu hết trẻ nhỏ đều được cha mẹ cho tham gia chương trình này nhằm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên việc bé sợ kim tiêm cũng một phần nào đó ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng. Vì vậy thông qua bài viết này, Esearch hi vọng các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về vai trò và ý nghĩa của việc tiêm chủng và có những cách để các bé tránh được nỗi sợ khi tiêm chủng nhé.
Nguồn: Esearch tổng hợp