Trang chủ
Tin Tức
Trẻ không ăn cá, phải làm sao?
1. Lợi ích của việc ăn cá
Cá là một thực phẩm giàu dưỡng chất. Cá chứa nhiều chất đạm, giàu axit amin và các loại Vitamin khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hãy cùng điểm qua những dưỡng chất có trong thịt cá và chức năng của chúng nhé!

  • Omega-3: Bao gồm 3 dưỡng chất EPA, DHA và DPA có khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh lý của cơ thể. Trong đó, DHA là thành phần chủ yếu của não bộ và võng mạc mắt. Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng giúp cải thiện thị lực và phát triển trí thông minh ở trẻ.
  • Vitamin A: Giúp hỗ trợ tăng trưởng tế bào và chức năng miễn dịch, chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Ngoài ra, retinol (một dạng của Vitamin A) là một thành phần cần thiết cho thị giác.
  • Vitamin B: Kích thích não bộ và hệ thần kinh. Giúp cơ thể chuyển hóa đường, chất đạm và chất béo cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sự phát triển của da, tóc, hệ tiêu hóa và nhiều bộ phận khác. Đặc biệt ở thịt cá có nhiều Vitamin B6 giúp ổn định dẫn truyền thần kinh và Vitamin B12 có chức năng chức năng tải dưỡng khí cho cơ thể.
  • Vitamin D: Giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng, hỗ trợ đường tiêu hoá.

Cá hồi: “Góc khuất” hại sức khỏe không phải ai cũng biết - Đài PTTH Nghệ An

Ngoài ra, cá còn chứa hàm lượng lớn Vitamin PP, Canxi, Photpho, Sắt, Natri, Tocopherol, Biotin và Cholin, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.

2. Hiện trạng
Với những lợi ích trên, không thể phủ nhận cá là một thực phẩm vô cùng thiết yếu trong bữa ăn của bé. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng thích ăn loại thực phẩm này.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé kén ăn những món được chế biến từ cá. Hãy cùng Esearch tìm ra những nguyên nhân gốc rễ và cách để khắc phục việc bé không ăn cá ba mẹ nhé!

3. Vì sao bé không ăn cá?
Tập ăn thô chưa đúng giai đoạn
Trải nghiệm về lần đầu ăn món mới sẽ gần như quyết định bé có muốn ăn lại món đó hay không. Đối với những món như thịt cá, ba mẹ cần lưu ý tập cho bé ăn đúng độ tuổi phát triển của mình.



Nướu của bé sẽ chịu tổn thương trong suốt quá trình mọc răng. Trong giai đoạn này, thức ăn của bé không nên có thêm những thành phần cứng và lợn cợn như thịt cá vì chúng sẽ khiến nướu của bé càng đau hơn, từ đó hình thành cảm giác sợ ăn thịt cá. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này dạ dày của bé vẫn chưa hoàn toàn phát triển, việc tập ăn thô quá sớm sẽ dễ khiến dạ dày của bé phải hoạt động nhiều hơn. 

Quá trình ăn thô của bé rất cần sự quan sát kỹ lưỡng từ ba mẹ để cân nhắc chế độ ăn hợp lý. Nếu qua giai đoạn ăn thô nhưng bé vẫn chưa được tập ăn những món cứng, bộ nhai của bé sẽ chậm phát triển. Đây cũng là một trong những lý do phổ biến khiến bé lười ăn những món có độ cứng tương đối như cá.

Cảm giác ngán khi ăn một món liên tục
Với một thực phẩm nhiều dưỡng chất như cá, ba mẹ rất chú trọng và thường xuyên chế biến các món từ cá cho con. Tuy nhiên, việc liên tục ăn một món quen thuộc từ ngày này qua ngày khác dễ khiến bé sinh ra cảm giác ngán ngẩm. Đây cũng là một sai lầm phổ biến của ba mẹ khiến trẻ ngày càng sợ và ghét ăn cá hơn. 

Bé chưa quen với mùi tanh của cá
Hầu hết các loài cá đều có mùi tanh, đặc biệt là cá biển, mùi tanh rất nồng. Đó là bởi trong da của cá có một tuyến niêm dịch tiết ra chất niêm dịch đặc biệt, gọi là chất amin tam giáp, có mùi tanh đặc trưng. Trong nhiệt độ bình thường, chất amin tam giáp rất dễ phát tán vào không khí gây ra mùi tanh của cá.

Mùi tanh của cá là một mùi vô cùng khó chịu, không chỉ đối với các bé mà còn đối với người lớn chúng ta. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không muốn ăn cá.

Ăn cá dễ bị hóc xương
Khác với những loại thực phẩm giàu protein khác như thịt, trứng,... cá là một món khá khó ăn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nếu trẻ đã từng bị mắc xương cá, khả năng cao trẻ sẽ không muốn ăn lại món ăn đã từng khiến tổn thương thực quản của mình thêm một lần nào nữa. Bên cạnh đó, việc vừa ăn vừa phải chú ý để nhè xương cá sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình thưởng thức bữa ăn của bé.

4. Cách khắc phục
Tập cho bé ăn cá từ sớm một cách phù hợp
Để bé quen với mùi vị của cá, ba mẹ nên đưa cá vào thực đơn của bé ngay khi vừa tập ăn thô. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến vùng nướu đang bị tổn thương do mọc răng, ba mẹ nên xay nhuyễn cá trước khi cho vào khẩu phần cháo của bé.

Suốt quá trình ăn tập ăn thô của bé, ba mẹ nên chú ý quan sát để nâng cấp độ thô một cách phù hợp. Sau giai đoạn ăn cá xay nhuyễn, ba mẹ có thể cho bé ăn thịt cá băm nhuyễn, băm to, dần dần đến thịt cá nguyên khối. Việc ăn cả miếng thịt cá và không trộn lẫn thức ăn sẽ dễ dàng hơn cho ba mẹ dạy bé làm quen với các loại thức ăn khác nhau, về hình dáng, mùi, vị của chúng.

5 Ways to Encourage Kids to Eat More Fish! - Wholesome Kids Catering

Một quy trình tập ăn thô hợp lý không những giải quyết được vấn đề không ăn cá của bé ngay từ nhỏ mà còn giúp bé có một sức khỏe thật tốt.

Khử mùi tanh của cá
Khi món cá thơm ngon được loại bỏ mùi tanh đặc trưng, chắc chắn bé sẽ cảm thấy ngon miệng hơn và đôi khi còn thích ăn cá hơn nữa. Ba mẹ có thể thử những tips sau đây để khử mùi tanh của cá trong lúc chế biến nhé:

  • Ngâm cá vào nước vo gạo hoặc nước muối: Đối với những loại cá có mùi tanh nhiều, ba mẹ có thể dùng muối để chà sát vào thân cá. Sau khi ngâm khoảng 15 phút, ba mẹ hay rửa lại cá bằng nước sạch. Đây là một tips rất hiệu quả trong việc khử mùi tanh của cá.
  • Sử dụng chanh hoặc giấm: Mùi tanh đặc trưng của cá được hình thành bởi các amin có sẵn trong cá. Việc kết hợp với axit có trong chanh hoặc giấm sẽ khiến các amin đó chuyển hóa thành muối và nước. Từ đó, mùi tanh của cá sẽ được loại bỏ một cách dễ dàng. 

Không để bé ăn một món quá nhiều lần
Thường xuyên thay đổi cách chế biến các món ăn được làm từ cá sẽ khiến bé thích thú hơn. Nếu bé có một món ăn yêu thích và có thể ăn nhiều lần mà không bị ngán, ba mẹ hãy khéo léo chế biến thêm cá vào món ăn giúp bé có thể hấp thụ dưỡng chất từ cá một cách thụ động.

Hãy bày biện các món ăn một cách đẹp mắt và khác nhau mỗi ngày để bé có hứng thú hơn trong việc ăn uống ba mẹ nhé!