Trang chủ
Tin Tức
Cùng con làm chiếc hộp thời gian vào những ngày cuối năm, Esearch, kênh tìm kiếm trường, lợi ích, trẻ em, giáo dục, mầm non, tiểu học, time capsule, hộp thời gian, HCM
Cùng con làm chiếc hộp thời gian vào những ngày cuối năm

Ở các nước phương Tây có một hoạt động rất thú vị là chiếc hộp thời gian (time capsule). Làm hộp thời gian cùng gia đình là một hoạt động thú vị để ăn mừng Năm Mới cũng là cơ hội để tận dụng những giây phút gia đình quây quần bên nhau cùng nhau suy ngẫm về tất cả những niềm vui và kỷ niệm mà chúng ta đã có trong năm trước. Khoảnh khắc gia đình cùng tạo nên một chiếc hộp thời gian để ghi nhớ những kỷ niệm trong năm cũ và để nhắc lại những điều mà chúng ta không muốn quên trong những năm tới.

Vậy hôm nay chúng mình hãy cùng Esearch tìm hiểu cách làm chiếc hộp thời gian nhé.

 

Đầu tiên chúng ta hãy bắt đầu với việc trang trí một hộp đựng giày cũ. Điều này không những đem lại niềm vui còn giúp trẻ ý thức được việc tái sử dụng đồ cũ cũng như hạn chế thải rác ra môi trường. Trẻ có thể chọn từ sơn, nhãn dán và keo lấp lánh hay bất cứ thứ gì mà chúng mong muốn để có thể trang trí hộp thời gian thú vị của riêng mình!

Điều thực sự thú vị về hộp thời gian dành cho gia đình là khoảnh khắc cả gia đình mở lại chiếc hộp đó sau một năm. Đêm giao thừa tới, ba mẹ cùng các con sẽ mở hộp thời gian của mình và hồi tưởng lại tất cả những ký ức tuyệt vời và xem dự đoán của cả nhà có đúng hay không.

 

Dưới đâu là một số gợi ý mà các gia đình có thể bỏ vào chiếc hộp thời gian của mình:

1. Hình ảnh của từng thành viên trong gia đình

2. Một danh sách các thành tựu và thành công

3. Chiều cao và cân nặng hiện tại

4. Những thứ yêu thích như thức ăn, thể thao, màu sắc, lớp học, bài hát, bộ phim, hương vị kem, sách, chương trình truyền hình, quà sinh nhật, bạn thân,…

5. Kỷ niệm tuyệt vời nhất từ ​​​​kỳ nghỉ lễ này

6. Một vật kỷ niệm nhỏ như một món đồ chơi nhỏ hoặc vật kỷ niệm đáng yêu khác

7. Dự đoán cho năm tới chẳng hạn như các con sẽ cao hơn bao nhiêu hoặc đối với người lớn sẽ đạt được mục tiêu nào

Vậy còn các gia đình của Esearch dự định sẽ đặt gì trong chiếc hộp thời gian của mình?

Esearch, kênh tìm kiếm trường học, mẫu giáo, mầm non, dạy con, Lịch nghỉ tết Nguyên Đán 2023
Lịch nghỉ tết Nguyên Đán 2023

Lịch nghỉ tết Nguyên Đán 2023 theo khung thời gian năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo


Tỉnh, thành

Lịch nghỉ tết nguyên đán năm 2023

TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 18/01/2023 (27 tháng Chạp), đến hết ngày 29/01/2023 (mùng 8 tháng Giêng).

Bà Rịa - Vũng Tàu

Từ ngày 16/01/2023 (25 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến hết ngày 28/01/ 2023 (Mùng 07 tháng Giêng năm Quý Mão).

Bến Tre

Từ ngày 19/01/2023 đến hết ngày 29/01/2023 (tức từ ngày 28/12/2022 Âm lịch đến hết ngày mùng 08/01/2023 Âm lịch).

Bình Phước

Mầm non nghỉ từ ngày 16/01/2023 đến hết ngày 27/01/2023. Bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên có 1 tuần nghỉ Tết Nguyên đán từ 20/01/2023 đến hết 27/01/2023.

Cần Thơ

Từ ngày 19/01/2023 (tức 28 tháng Chạp) đến hết ngày 28/01/2023 (tức mùng 7 tháng Giêng).

Đồng Nai

Học sinh các bậc học sẽ bắt đầu được nghỉ Tết từ thứ Hai, ngày 16/01/2023 (tức 25 tháng chạp) cho đến hết ngày 29/01/2023 (tức mùng 8 tháng giêng)

Đồng Tháp

Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên nghỉ Tết từ ngày thứ Tư, 18/01/2023 (27 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến hết ngày thứ Bảy, 28/01/2023 (mồng 7 tháng Giêng năm Quý Mão).

Tiền Giang

Từ ngày 16/01/2023 đến ngày 27/01/2023 (tức từ ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão).


Căn cứ Điều 3 Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về nội dung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ở các địa phương bao gồm:

- Ngày tựu trường, ngày khai giảng; ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ I;

- Ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ II;

- Ngày kết thúc năm học.

- Ngày thi học sinh giỏi, ngày xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học.

- Các ngày nghỉ lễ, tết.

- Thời gian nghỉ đối với giáo viên trong năm học.

- Các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ theo mùa, vụ, nghỉ tết của đồng bào dân tộc thiểu số, nghỉ lễ hội truyền thống của địa phương).

Như vậy, lịch nghỉ tết sẽ căn cứ theo kế hoạch thời gian năm học của từng địa phương. 

Một số tỉnh, thành khác sẽ được Esearch cập nhật thêm. 

 

25 phép lịch sự tối thiểu cha mẹ nên dạy con, Esearch, kênh tìm kiếm trường, trẻ em, giáo dục, mầm non, tiểu học, phép lịch sự, HCM
25 phép lịch sự tối thiểu cha mẹ nên dạy con

Lịch sự là nền tảng cơ bản để hình thành nhân cách mỗi người. Vì vậy dạy con những phép lịch sự cơ bản từ khi con còn nhỏ là điều bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng cần phải thực hiện.

1.  Đừng bao giờ nhại lại giọng địa phương của người khác

Việc các bé đi học được tiếp xúc với nhiều bạn bè và sẽ có những bạn bè đến từ nhiều vùng miền khác nhau sẽ giúp các bé tiếp cận được với nhiều văn hoá khác nhau việc học tập cách phát âm, giọng nói là một trong số đó. Tuy nhiên cha mẹ cần phải dạy cho bé hiểu học tập và nhại lại là hai hành động trái ngược nhau. Việc nhại lại giọng địa phương của người khác không phải là điều gì hay ho và nó có thể sẽ vô tình làm tổn thương người khác.

2.  Khi người khác đang nghỉ ngơi, con hãy giữ yên lặng.

Cha mẹ hãy dạy con không nên làm ồn nơi yên tĩnh. Điều này sẽ làm phiền đến giấc nghỉ cũng như ảnh hưởng đến sự tập trung của mọi người. Nếu con có chuyện muốn nói thì con hãy nhẹ nhàng đi ra ngoài.

3.  Trả lời lịch sự khi ai đó hỏi điều mình không biết

Khi ai đó hỏi con cái gì, nếu con không biết thì hãy trả lời lịch sự rằng "Mình không biết hoặc mình không hiểu lắm". Con đừng nói trống không "Sao mà biết được".

4.  Nếu con mượn đồ của người khác thì con hãy sử dụng cẩn thận và nhớ trả lại.

Hãy dạy con rằng mượn đồ và trả lại cũng là một cách xây dựng sự uy tín của mình. Con hãy nhắn tin cho họ biết khi quên trả và hẹn lại ngày trả nếu không muốn không ai cho con mượn vào lần sau.

10 phép lịch sự tối thiểu cha mẹ cần dạy con trước 7 tuổi

5.  Khi con ăn, con hãy ăn xong rồi nói chuyện.

Vừa ăn vừa nói chuyện sẽ khiến mọi người mất thiện cảm về con. Chắc hẳn con cũng không muốn mọi người thấy hình ảnh xấu xí một miệng đầy thức ăn hay nói chuyện khiến thức ăn vươn vãi ra ngoài của mình phải không nào?

6.  Người văn minh hãy biết cách học lấy những điều thông minh.

7.  Tôn trọng quyền riêng tư của mọi người

Con đừng xem trộm tin nhắn, ảnh hay nhật ký của người khác.

8.  Nếu con nói "tôi mời" thì con phải là người thanh toán. Còn nói "chúng ta đi ăn đi" thì ai trả phần người đấy con nhé!

9.  Hành xử văn minh khi bị xúc phạm

Nếu ai đó xúc phạm con, con không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ mà hãy mỉm cười bước đi.

10.  Nếu đi cùng ai đó, người ấy chào một người bạn không biết thì con cũng nên chào họ.

Điều này sẽ giúp gây ấn tượng tốt và tạo thiện cảm cho mọi người cũng như mang lại nhiều cơ hội cho con sau này.

Những phép lịch sự tối thiểu bé cần phải được dạy ngay từ bé - bau.vn

11.  Đeo tai nghe khi xem video, nghe nhạc ở nơi công cộng để không làm phiền tới người khác.

12.  Con không nên phóng xe nhanh qua vũng nước.

Đây là điều vô cùng bất lịch sự. Hãy thử tưởng tượng khi con dành hàng tiếng đồng hồ để chuẩn bị cho buổi tiệc quan trọng và sự vội vàng của ai đó đã phá huỷ tất cả. Thật kinh khủng phải không nào?

13.  Một người đàn ông có giáo dục sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đúng mực với phụ nữ con nhé!

14.  Hãy nhìn vào người đối diện khi con nói chuyện với ai đó.

Khi giao tiếp, mọi người thể cảm nhận sự chân thành hay bị thuyết phục một phần nhờ vào đôi mắt. Nếu không khéo léo điều khiển ánh nhìn của mình, con sẽ dễ dàng bị mất điểm vì những hiểu lầm không đáng có. 

15.  Đừng cãi nhau ở chốn công cộng

Nếu cãi nhau nơi công cộng tức là các con đều không tôn trọng nhau và không tôn trọng người xung quanh. Chẳng có lí do gì để những người xung quanh chịu sự tức giận của con cả.

9 nguyên tắc cơ bản cần dạy để con trẻ lễ phép, lịch sự và ứng

16.  Đôi giày của con lúc nào cũng nên sạch sẽ

Một bộ trang phục hoàn hảo không thể thiếu một đôi giày sạch sẽ. Mặc một bộ trang phục phong cách với đôi giày bẩn sẽ phá hủy toàn bộ trang phục của mình. Việc làm sạch một đôi giày không tốn nhiều thời gian và tiền bạc đối với một bộ trang phục hoàn hảo.

Việc sử dụng giày thường xuyên mà không được làm sạch sẽ để lại cho đôi giày mùi hôi kinh khủng. Chỉ cần một chút nổ lực trong việc làm sạch giày và chăm sóc thường xuyên sẽ giúp cho con tự tin hơn khi xuống phố cùng đôi giày của mình.

17.  Nguyên tắc vàng khi dùng nước hoa là dùng vừa phải

Nếu con vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối thì có nghĩa là mọi người đã quá mệt với nó rồi.

Bảo vệ gia đình khỏi bệnh cúm và cảm lạnh

18.  Dọn dẹp sau khi ăn xong

Hãy tập cho trẻ tự dọn dẹp, rửa chén bát sau khi ăn xong, thói quen này hình thành nên tính tự lập cho trẻ và biết quý trọng giá trị sức lao động. Bố mẹ nên dạy cho trẻ 4 – 5 tuổi cách tự rửa chén bát của mình, tất nhiên phải dưới sự giám sát của bố mẹ rồi. 

19.  Không chóρ chéρ hoặc mở miệng khi пhai thức ăn

Giống như nhiều phép lịch sự khác, nhiều bố mẹ thường mặc định là trẻ con thì không cần để tâm những điều này. Thế nhưng mở miệng hoặc chóρ chéρ khi nhai thức ăn lại là một hành động khiến những người пgồi ăn cùng cảm thấy khó chịu. Nếu không chỉ dạy cho con từ nhỏ thì sau này sẽ hình thành thói quen và con khó lòng mà từ bỏ được.

20.  Che miệng khi ho hoặc hắt hơi

Đây cũng là một hành động thể hiện phép lịch sự пhưng lại có khá ít bố mẹ để ý. Khi ho hoặc hắt hơi, sẽ có rất nhiều vi khuẩn theo đó bay ra, điều này gây không ít khó chịu cho những người xung quanh, đặc biệt là nơi đông người. Tuy nhiên nhiều bố mẹ cho rằng đó chỉ là trẻ con nên không cần ρhải để ý. Nếu đang có suy nghĩ này thì bố mẹ hãy thay đổi và chỉnh sửa lại con mình luôn пhé.

21.  Luôn gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi vào ρhòng

Mỗi người đều cần một không gian riêng tư và được người khác tôn trọng điều đó, kể cả trẻ nhỏ. Bố mẹ sẽ không thể lấy lý do vì trẻ còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên bỏ qua lỗi lầm này được.

Cho nên bất kể là ở trong nhà hay khi đi đâu, trẻ cũng cần ρhải gõ cửa hoặc hỏi ý kiến trước khi muốn vào phòng người khác.

10 phép lịch sự tối thiểu cha mẹ cần dạy con trước 7 tuổi

22.  Không cắt ngang khi người khác đang nói

“Người nói phải có kẻ nghe” nên việc cắt ngang khi người khác đang nói chuyện là một hành động vô cùng bất lịch sự. Hơn thế nữa nếu trẻ con còn làm hành động này với người lớn thì lại càng khó mà chấp nhận được. Nên bố mẹ hãy nhắc con không được cắt ngang khi người khác đang nói, dù đó là người lớn hay bạn bè. Nếu trong trường hợp buộc ρhải cắt ngang thì thay vì hét lớn để gây sự chú ý của người khác thì hãy chỉ cho trẻ cách xin phép được có ý kiến hoặc cắt lời nhé.

23.  Không chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm vào mặt người đối diện

Khi đang nói chuyện với người khác, hành động chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm theo kiểu săm soi sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Tuy пhiên khi trẻ còn nhỏ thì khá là khó khăn để trẻ hiểu được điều này. Do đó, bố mẹ hãy để trẻ thử trải nghiệm cảm giác khó chịu đó. Khi đã hiểu và biết được cảm giác này thì trẻ biết tại sao không nên hành động như thế.

24.  Không bình phẩm, chê bai về ngoại hình của người khác

Trời sinh ra mỗi người một vẻ bề ngoài khác nhau và không phải ɑi cũng may mắn để có được diện mạo xinh xắn, ưa nhìn.Vì vậy, trẻ cần được dạy không bao giờ được bình phẩm về ngoại hình của người khác từ khi còn пhỏ để tránh thói quen xấu sau này.

25.  Sử dụng câu “Vui lòng”, “Cảm ơn” và “Xin lỗi” đúng cách

Người Việt vẫn có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Vì vậy mà пhững lời nói tưởng chừng đơn giản như “Vui lòng”, “Cảm ơn”, “Xin lỗi” lại có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc giao tiếp hàng ngày. Khi muốn пhờ vả người khác điều gì đó, trẻ cần ρhải biết cách nói “Vui lòng”, khi đã được giúρ đỡ xong thì câu “Cảm ơn” là tuyệt đối không thể quên.Và đặc biệt, lúc trẻ làm sai thì câu “Xin lỗi” rất quan trọng. Nếu đã “Xin lỗi” thì nhất định không được thêm chữ “được chưa”.

Vì những câu nói này khá đơn giản nên dễ bị bố mẹ xem nhẹ nhưng thực tế thì đây chính là một trong những cách cơ bản nhất để thể hiện sự tôn trọng người khác.

7 bài học quan trọng cha mẹ cần dạy cho trẻ từ sớm - Giáo dục


Nguồn: Esearch tổng hợp

Ngưng xả rác vào tâm hồn con trẻ, Esearch, kênh tìm kiếm trường, lợi ích, trẻ em, giáo dục, mầm non, tiểu học, HCM
Ngưng xả rác vào tâm hồn con trẻ

Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi khơi nguồn mọi sáng tạo và thành công. Đây cũng là trường học đầu tiên giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người.

 

Thế nhưng hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe thấy những người lớn xung quanh hoặc thậm chí là những người trong gia đình “xả rác” vào chính những đứa trẻ nhỏ. Liệt kê ra phải hàng nghìn hàng tỷ những câu từ tiêu cực mà các bậc cha mẹ đang rót vào tai con của mình mỗi ngày. Liệu những ông bố bà mẹ đó có biết được hậu quả nghiêm trọng đằng sau những câu nói ấy hay không? Nào thì:

1. Nó hư lắm, quậy phá không ai chịu nổi.

2. Cái mặt nó cứ lì lì ra, về nhà nghịch thôi rồi.

3. Nó yếu lắm, thay đổi thời tiết 1 xíu là nó ốm ngay.

4. Nó láo lắm, đánh mãi mà nó vẫn láo lắm.

5. Nó lười ăn lắm, ăn gì cũng nhè, rau củ thì không ăn, suốt ngày đòi bánh kẹo…

 9 câu nói 'cay độc' không nên dùng để nói khi con mắc lỗi | Tin tức Online

Kể ra không hết những câu từ tiêu cực mà ba mẹ đang rót vào tai con mỗi ngày. Trẻ con như tờ giấy trắng. Khi phải nghe những điều tiêu cực về bản thân mình dù chỉ một lần, hai lần rất có thể các con sẽ tự ghi nhận, lâu dần sẽ ghim vào suy nghĩ của con trẻ rồi con sẽ tự xác định mình là một người như thế. 

 

Hậu quả nghiêm trọng đằng sau những câu nói tiêu cực, vô tâm của người lớn là những tổn thương, sự tự ti hằn sâu trong tâm hồn con trẻ. Có những câu nói sẽ làm tổn thương tâm hồn con người cả đời, dù có trôi qua cũng sẽ không bao giờ quên được. Ám ảnh và sợ hãi đó là những gì lời nói gây ra, vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, những vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành. Ba mẹ cứ thử nghĩ xem con bạn sẽ lớn lên như thế nào khi xung quanh toàn những lời trách mắng, than phiền. Có ai thành công, giàu có và hạnh phúc khi sống trong gia đình xung đột hay không. 

 Cách dạy con biết xin lỗi khi mắc sai, cha mẹ nào cũng nên biết

Gia đình cần phải thật sự hiểu tâm lý của những thành viên trong gia đình, cùng học tập, làm việc và cùng trưởng thành với những thành viên trong gia đình là điều thật sự cần thiết. Thói quen là khuynh hướng hành vi của con người mang tính ổn định và biểu hiện thay cho ý thức của mỗi người. Mỗi người chúng ta đều có những thói quen tốt và xấu nhất định, giáo dục hành vi, nếp sống, những thói quen tốt là đều quan trọng để hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Thế nên ba mẹ hãy thích nghi với những áp lực của cuộc sống và ngưng “xả rác” vào tâm hồn của con trẻ để con có thể phát triển một cách tự nhiên mà không bị tổn thương bằng những lời nói. 

 

Nguồn: Esearch tổng hợp

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ vào mùa đông, Esearch, kênh tìm kiếm trường, chăm con, trẻ em, giáo dục, mầm non, tiểu học, mùa đông, HCM
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ vào mùa đông

Vào mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, mưa thất thường là những yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé. Mùa đông là mùa trẻ em dễ bị các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… nên ba mẹ cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để bé khỏe mạnh trong suốt mùa đông này. Dưới đây Esearch sẽ cho ba mẹ biết thêm một số lưu ý khi chăm sóc bé vào mùa đông nhé.

Giữ ấm cho cơ thể

1. Mùa đông thời tiết giá lạnh, bởi vậy để bảo vệ sức khỏe cho bé điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh để bé ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé.

2. Không nên ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều sẽ thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo cho bé.

3. Nên kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.

4. Trong phòng của bé nên duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé và những người xung quanh.

Cách chăm sóc trẻ mùa đông : Luôn ấm áp và không bị ốm

Vệ sinh thân thể

1. Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa hoặc quạt sưởi thì nên bật trước đó khoảng 15 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.

2. Nhiệt độ nước để tắm cho bé bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút.

3. Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho bé lúc trời trở lạnh là tắm từ dưới lên trên. Hãy rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau khi tắm để tránh bé bị lạnh khi đang ướt.

Cho trẻ ra ngoài trời vận động hợp lý

Vào mùa đông, suốt thời gian trong ngày, bé chủ yếu ở trong phòng kín và không ra ngoài trời. Việc ở trong phòng lâu ngày sẽ khiến bé dễ mắc bệnh hơn nên bé cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Nên ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D, phòng ngừa được bệnh còi xương vào thời điểm lí tưởng khoảng 8h - 9h30h . Tuy nhiên, khi cho bé chơi ngoài trời cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho bé.

10 điểm cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ nhỏ trong mùa đông

Chăm sóc giấc ngủ

Bé khi ngủ thường hay đạp tung chăn, hở chân, hở bụng... Điều này sẽ khiến cho bé bị lạnh bụng dẫn đến ho, viêm phổi, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa... Thế nên trước khi bé đi ngủ hãy cho mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi và đi tất cho bé đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.

Ăn uống đủ chất

Bữa ăn của bé phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua; tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen – 2 vị chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất như: thịt bò, hàu sữa, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, lạc...

TOP 14 kỹ năng mà trẻ cần thành thạo trước khi tới trường

Nguồn: Esearch tổng hợp

Trường mẫu giáo Shotoku, Gifu, Nhật Bản, Esearch, kênh tìm kiếm trường, mầm non, tiểu học, HCM, Nhật Bản, top trường, trường có thiết kế lạ
Trường mẫu giáo Shotoku tại Gifu (Nhật Bản)

Trường mầm non Shotoku trực thuộc học viện Shotoku Gifu, được thành lập vào tháng 4 năm 1950, đã có 72 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy trẻ em.


slide


Với slogan “太陽に向かってまっすぐに伸びる大樹のようにのびのびと大きく育ってほしい – Mong muốn trẻ em lớn lên một cách thoải, mái như những cây to vươn lên hướng thẳng về phía mặt trời”, nhà trường chú trọng vào môi trường học thân thiện, năng động, chế độ chăm sóc tốt với những trang thiết bị cao cấp, đầy đủ tiện nghi không những đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé mà còn đảm bảo cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện.


slide


Trường Shotoku được trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng sân chơi ngoài trời đáp ứng được mọi hoạt động thể thao và hồ bơi đạt tiêu chuẩn cho trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, trường còn đang phát triển một chương trình giáo dục riêng biệt với định hướng “Giúp trẻ có được khả năng tư duy khi còn nhỏ và biến nó thành kho báu của cả cuộc đời”.


slide


Các chính sách giáo dục của trường như sau:
- Giáo dục trí tuệ được tổ chức mỗi tuần một lần.
- Thực hiện chế độ “Giáo viên bộ môn” giống với trung học cơ sở
- Thực hiện “Lớp học theo năng lực và trình độ thành thạo”.

Nguồn: Esearch tổng hợp