Home
News
Cho trẻ chơi đất sét có những lợi ích không ngờ

 Đất sét là một món đồ chơi thú vị đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nắn, lăn và tạo hình với đất sét đều là những hoạt động vui nhộn mà bé có thể thực hiện. Cho trẻ chơi đất sét không chỉ khuyến khích trẻ phát triển trí tưởng tượng mà còn đem đến cho con nhiều lợi ích khác.

 

Bạn có thể cho trẻ từ 3 tuổi trở lên chơi đất sét vì ở độ tuổi này, trẻ có thể nhận thức được và không cho đất sét vào miệng. Dù đất sét có an toàn như làm từ bột mì và phẩm màu tự nhiên nhưng đất sét cũng có nguy cơ khiến trẻ bị nghẹt thở nếu nuốt phải. Theo các chuyên gia nhi khoa, cho trẻ chơi đất sét có thể giúp trẻ phát triển sức mạnh ở ngón tay và bàn tay. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ học cầm kéo và cầm bút sau này. Ngoài ra, chơi đất sét còn giúp trẻ học kỹ năng phối hợp tay – mắt tốt hơn.

Chơi đất sét cùng con là cách bạn có thể tương tác với trẻ. Việc cha mẹ chơi chung với trẻ rất quan trọng, đặc biệt là trước khi trẻ bắt đầu đi học. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và học tập mà nó còn giúp xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ với trẻ. Các trò chơi này còn giúp trẻ học được các kỹ năng xã hội và tự tin để đối phó với những khó khăn trong tương lai.

 

Phát triển kỹ năng nhận thức

Trong quá trình trưởng thành, trẻ phát triển các kỹ năng quản lý và tự điều chỉnh. Các kỹ năng này được hình thành dựa trên 3 yếu tố: khả năng ghi nhớ, khả năng kiểm soát và sự linh hoạt. Yếu tố đầu tiên giúp trẻ lưu giữ thông tin trong đầu. Yếu tố thứ hai ngăn cản trẻ khỏi những cơn bốc đồng, giúp chống lại sự cám dỗ và có thể dừng lại trước mọi hành động. Yếu tố cuối cùng giúp trẻ điều chỉnh kế hoạch tùy theo tình huống.

Có rất nhiều trò chơi giúp trẻ nhỏ phát triển các kỹ năng này và chơi đất sét là một trong số đó. Chơi đất sét giúp trẻ biết cách đặt ra mục tiêu (ví dụ làm một bông hoa từ đất sét), tìm hiểu xem cần phải làm gì và điều chỉnh kế hoạch khi thực hiện (thêm cánh hoa phụ để bông hoa đẹp hơn).

Sáng tạo là một kỹ năng sống rất quan trọng giúp trẻ vượt qua khó khăn và tìm ra giải pháp. Cho trẻ chơi đất sét còn kích thích sự tò mò của con. Quan trọng hơn, chơi đất sét còn giúp trẻ phát triển trí não. Những trải nghiệm về thị giác và xúc giác khi chơi đất sét sẽ giúp hình thành các tế bào thần kinh và các liên kết thần kinh mới ở não.

 

Phát triển các kỹ năng vận động

Một trong những điểm thú của đất sét là món trò chơi này rất mềm, dẻo và có thể thay đổi hình dạng theo ý thích. Chính tính chất này giúp tăng cường sức mạnh các cơ tay và gân, hỗ trợ cho việc trẻ học cách cầm kéo và bút trong tương lai.

Trong khi chơi, trẻ có thể lăn, vo, đè bẹp, cắt, đâm… đất sét. Những hành động này đều giúp trẻ phát triển cơ theo nhiều cách và giúp trẻ học các kỹ năng phối hợp tay và mắt.

 

Trí tưởng tượng và sáng tạo

Đất sét là một trò chơi tuyệt vời để trẻ phát huy trí tưởng tượng và là phương tiện để trẻ tạo ra nhiều món đồ chơi mà trẻ có thể nghĩ ra. Với một chiếc bánh nướng nhỏ với vài cây đèn cầy được làm từ đất sét, trẻ có thể liên tưởng ngay đến một bữa tiệc sinh nhật hoặc những viên sỏi nhỏ làm từ đất sét có thể dẫn dắt trẻ đến với bờ biển xinh đẹp.

 

Giảm căng thẳng

Cho trẻ chơi đất sét có thể giúp giảm căng thẳng và giúp trẻ cảm thấy thư giãn. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc thì khi chơi đất sét, trẻ có cơ hội trò chuyện với cha mẹ nên có thể giúp cải thiện tình trạng này.

 

Giúp trẻ học toán và chữ

Khi chơi đất sét chung với trẻ, bạn có thể dùng đất sét để tạo thành chữ cái, số, tên riêng hoặc các hình ảnh vui nhộn để trẻ học đếm và nhận biết các chữ cái.

Chơi đất sét là một hoạt động ít vận động. Do đó, đây là một trò chơi phù hợp cho trẻ trong những ngày mưa để giúp trẻ thư giãn và trẻ có thể phát triển những kỹ năng cần thiết khác.

Trò chơi phát triển xúc giác cho bé trước 6 tháng tuổi

Trải nghiệm đầu tiên của bé với môi trường xung quanh chính là nhờ xúc giác. Xúc giác là một trong những yếu tố thiết yếu cấu thành nên các khả năng thể chất, ngôn ngữ, kỹ năng nhận thức, năng lực và cảm xúc xã hội. Chính vì tầm quan trọng của xúc giác đối với sự phát triển của trẻ, Hello Bacsi sẽ gợi ý cho một trò chơi liên quan đến xúc giác vô cùng thú vị, có tên là “Ấm và lạnh”. Bạn có thể chơi cũng bé sau khi cho bé ăn (vì nếu cảm thấy đói, bé sẽ không tiếp tục chơi).

 

Lợi ích của trò chơi

- Khuyến khích phát triển xúc giác của bé. Cụ thể, bé sẽ học và cảm nhận được sự khác nhau giữa nước nóng và lạnh;

- Phát triển và mở rộng vốn từ vựng, bé sẽ tập làm quen với ngôn ngữ và những từ mới được sử dụng trong trò chơi;

- Tạo cơ hội cho bé được thể hiện bản thân. Bé có thể tự quyết định thay đổi hành động hoặc tiếp tục nếu bé cho là phù hợp;

 

Bạn cần chuẩn bị những gì?

- Nước đá (nếu bạn không có nước đá, bạn có thể sử dụng nước lạnh đã qua xử lý và đun sôi. Bạn cũng có thể làm nước đá từ các loại nước ép trái cây như nước ép táo hoặc bất kỳ loại nước ép nào bé thích);

- Nước ấm (đảm bảo rằng nhiệt độ nước an toàn cho làn da của bé);

- Vật dụng để đựng (có thể là một chiếc đĩa thủy tinh, tô hoặc bất cứ vật gì phù hợp);

- Một tấm thảm, khăn tắm hoặc một chiếc ghế cao cho trẻ.

 

Bạn chơi cùng bé như thế nào?

- Rót nước lọc (hoặc nước ép mà bé thích) vào khay làm đông đá. Đảm bảo rằng kích thước của viên đá phù hợp để bé có thể cầm trên tay. Để đảm bảo an toàn, viên đá không nên quá nhỏ để bé không thể cho vào trong miệng. Đặt khay vào ngăn đá tủ lạnh và đợi đến khi đá đông, bạn và bé đã sẵn sàng chơi rồi đấy.

- Đặt bé trên một tấm thảm, một chiếc khăn tắm, hoặc có thể cho bé ngồi trên ghế cao, cho vào tô đựng từ một đến hai viên đá và đưa chúng cho bé. Nếu bé tỏ vẻ ngần ngại, bạn có thể làm mẫu cho bé xem bằng cách chạm vào viên đá hoặc lướt nhẹ quanh tô đựng đá.

- Khuyến khích bé nếm thử viên đá. Bạn sẽ khó quên được khoảnh khắc đáng yêu trên gương mặt bé khi lần đầu bé nếm viên đá lạnh.

- Chạm vào ngón tay và đôi môi bé, bạn có thể nhấn mạnh thêm với bé cảm giác này là “lạnh”, sau đó có thể nhắc lại cho bé biết những gì bé vừa làm (dù bé có thể không hiểu những gì bạn nói). Bạn có thể nói “Con vừa chạm vào nước đá đấy! Đá lạnh lắm! Ngón tay con có lạnh không?”.

- Thay thế những viên đá lạnh bằng nước ấm. Khuyến khích bé chạm tay vào và khuấy nước lên, nhắc lại cho bé rằng “Con vừa chạm vào nước đấy! Khuấy nước nào! Nước ấm lắm!”.

 

Dù bé có thể không hiểu, nhưng những gì bạn nói có thể giúp bé phát triển ngôn ngữ và vốn từ, việc chạm vào đá lạnh và nước ấm hỗ trợ bé bắt đầu những bước phát triển xúc giác đầu tiên một cách dễ dàng.


Nguồn Sưu tầm

Cách động viên khích lệ con cái hiệu quả

“Cố lên!” hoặc “Con hãy cố gắng nhé!” hay “Ba mẹ hy vọng con sẽ làm tốt việc này”… là những ví dụ về các lời động viên mà ba mẹ thường dùng khuyến khích con cái.

 

Tuy nhiên, theo Chuyên gia về giáo dục sớm Hiraku, những lời động viên, khích lệ như vậy không mang lại nhiều hiệu quả. Thay vì nói những lời động viên viên suông, sao ba mẹ không thử tìm cách đề cập thẳng đến công việc và mục đích cụ thể cần thực hiện? Khi đã rõ ràng về mục đích cũng như công việc, chắc chắn các con sẽ phấn đấu một cách hiệu quả, có định hướng hơn.

 

Để động viên, khuyến khích con cái, bố mẹ cần nắm rõ từng hoàn cảnh cụ thể. Khi con đứng trước một kỳ thi quan trọng, bố mẹ không nên chỉ dừng ở việc nói mấy lời đại loại như: “Học đi con, con phải cố gắng mà học đi chứ!". Bố mẹ nên nhìn nhận sâu sắc hơn về tâm lý, tinh thần của con trẻ và căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, bố mẹ hãy giúp đỡ con hiểu rõ về mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể việc cần phải làm. Như vậy, bạn đã định hướng và đặt nền tảng quan trọng cho những phấn đấu, nỗ lực của con cái mình.

 

Một phương diện khác của việc động viên, khuyến khích con cái là thái độ của cha mẹ khi con bị điểm kém, thi trượt hoặc gặp một thất bại nào đó trong cuộc sống. Trong trường hợp này, nguyên tắc thứ nhất là bố mẹ đừng bao giờ trách móc hoặc có những hành động gây thêm áp lực cho con và ngược lại, bố mẹ cũng không nên chỉ dừng ở việc nói con hãy cố gắng ở những lần sau. Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn động viên con. Bạn có thể dùng những lời khích lệ theo cách dạy con kiểu Nhật để át dần tâm trạng rầu rĩ của con trẻ. Chẳng hạn:

“Con cũng không nền vì một lần thất bại mà cho rằng tất cả đã hết”.

“Mẹ nghĩ là chắc chắn con sẽ làm tốt hơn”.

“Không sao cả! Việc gì rồi cũng sẽ qua!”.

Những lời động viên của bố mẹ trong lúc này có tác động rất lớn. Nó là cơ sở củng cố lòng tin, ý chí tiến thủ của con trẻ. Nó giúp trẻ lấy lại cân bằng tinh thần, dần rủ bỏ gánh nặng tâm lý về thất bại vừa qua.

 

Tiếp sau những lời động viên an ủi, việc quan trọng hơn là bố mẹ phải nói chuyện thẳng thắn với con, giúp con phân tích một cách cụ thể nguyên nhân của thất bại. Chẳng hạn, một em bé có thành tích học tập khá tốt bỗng chỉ đạt được 5 điểm ở một bài kiểm tra. Người lớn có thể cùng trẻ phân tích nguyên nhân, ví dụ như: “Dù sao thì con cũng nhận điểm 5 rồi, bây giờ bố mẹ và con sẽ cùng nghĩ xem tại sao lại như vậy nhé! Trong bài kiểm tra này, con đã làm sai ở chỗ nào?… Chỗ sai này là do con không hiểu rõ câu hỏi? Vì không nhớ ra kiến thức đó? Vì tính nhầm? Vì làm bài vội vàng quá?…Bố mẹ nên cùng con cái trò chuyện, bàn luận lại những lý do đã dẫn đến thất bại, cố gắng để con tự nói ra, tự nhìn nhận những vấp váp đã gặp phải. Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn với thất bại, hiểu rõ hơn bản thân, từ đó có phương hướng rõ ràng để sửa chữa và phấn đấu trong những “thử thách” về sau.

 

Với những vấn đề bố mẹ cần thiết phải cùng con cái trò chuyện, bàn bạc những lý do dẫn đến thất bại, Giáo sư Hiraku khuyên các bố mẹ cũng nên có thái độ ứng xử tương tự khi con đạt được thành công. Khi con cái thành công, tất nhiên, bố mẹ thường động viện khen ngợi. Theo Giáo sư Hiraku cho rằng sẽ tốt hơn nếu người lớn biết cùng con cái ngồi lại, thảo luận về những nguyên nhân đưa đến thành công của con. Đây mới thật sự là “kỹ năng” cổ vũ, khích lệ con cái tuyệt vời hơn cả!

Các giai đoạn nhạy cảm của trẻ bắt đầu từ 0 tuổi

Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc khôn lớn, trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển và biến đổi tâm lý, sinh lý khác nhau. Nếu như không có sự chuẩn bị và tìm hiểu những biến chuyển nhạy cảm ở trẻ, sẽ khiến cha mẹ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển cho con. Cùng tìm hiểu một số giai đoạn nhạy cảm sẽ diễn ra ngay từ khi con chưa đầy 1 tuổi.


1. Giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ

Độ tuổi: 0 – 6 tuổi

Giai đoạn nhạy cảm của trẻ đối với ngôn ngữ xuất hiện khá sớm. Khi trẻ bắt đầu chú ý đến hình miệng và giọng điệu phát ra của người lớn, thì khả năng ngôn ngữ đã bắt đầu bộc lộ. Vì vậy ngay cả khi trẻ mới ra đời, người mẹ cũng phải thường xuyên giao lưu với trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe, hoặc dùng cách đặt câu hỏi, để thúc đẩy năng lực biểu đạt của trẻ. Cách làm này sẽ tạo ra cơ sở vững chắc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ về sau.


2. Giai đoạn nhạy cảm về tính trật tự

Độ tuổi: 0 – 4 tuổi

Khi phát hiện ra môi trường quen thuộc bị thay đổi trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm, sợ hãi, và khó hòa nhập vào. Một môi trường có trật tự có thể giúp trẻ nhận thức về sự vật. Môi trường quen thuộc không chỉ có lợi, mà nó còn là điều tất yếu. Tính trật tự của sự vật và những thói quen sinh hoạt có thể mang lại cho trẻ những căn cứ trực giác về mối quan hệ giữa các sự vật. Trong môi trường này, trẻ sẽ dần hình thành được tính trật tự, đồng thời khả năng trí tuệ cũng được phát triển.


3.Giai đoạn nhạy cảm về cảm giác

Độ tuổi: 0 – 6 tuổi

Thính giác, thị giác , vị giác, xúc giác là những giác quan mà trẻ dùng để tìm hiểu thế giới và các sự vật ngay từ khi sinh ra. Từ 0 đến 3 tuổi, thông qua khả năng tiếp thu nhận thức, trẻ có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Từ 3 đến 6 tuổi sẽ là tận dụng những giác quan đó để phân tích thông tin từ bên ngoài. Tính hiếu kì của trẻ em trong giai đoạn này rất mạnh, chúng luôn muốn tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các giác quan, xác định rõ những cảm giác cụ thể, cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu về trí tò mò của trẻ.


4. Giai đoạn nhạy cảm về hành động

Độ tuổi: 0 – 6 tuổi

Bản tính của trẻ đa phần là hiếu động và nghịch ngợm. Từ học ngồi, học bò đến học đi, mọi vận động của trẻ cứ dần dần phát triển. Cha mẹ phải cung cấp cho trẻ những điều kiện tốt nhất đối với sự vận động của trẻ, giúp trẻ thực hiện động tác một cách chính xác thuần thục, hơn nữa cha mẹ cần chú ý rèn luyện các động tác phối hợp giữa tay chân và mắt. Điều này không chỉ giúp trẻ rèn luyện thành những thói quen sinh hoạt tốt mà còn giúp não trái và não phải phát triển cân bằng, thúc đẩy phát triển cả về sức khỏe lẫn trí lực.


5. Giai đoạn nhạy cảm về cảm hứng đối với sự vật

Độ tuổi: 1,5 – 4 tuổi

Trẻ trong giai đoạn này có góc nhìn hoàn toàn khác với người lớn. Người lớn thường chỉ trông thấy những vấn đề củ yếu, còn trẻ lại phát hiện ra những sự vật vô cùng nhỏ bé xung quanh môi trường sống của mình. Ví dụ: người lớn nhìn bãi cỏ, còn trẻ em sẽ nhìn lá cây hoặc một con chim. Người lớn nhìn một bộ quần áo, còn trẻ con lại chỉ nhìn túi áo. Vì vậy, người lớn có thể nhân cơ hội này để bồi dưỡng cho trẻ thói quen cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và toàn diện.

 

6. Giai đoạn nhạy cảm đối với những quy phạm xã hội

Độ tuôỉ: 2,5 – 6 tuổi

Trẻ khoảng hai tuổi rưỡi đã bắt đầu nảy sinh tình cảm đối với người khác, có nhu cầu được giao lưu kết bạn, muốn tham gia vào các hoạt động tập thể. Lúc này, mẹ phải hướng dẫn trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè; tham gia hoạt động giao lưu đông người. Trong quá trình này, hay giáo dục trẻ hình thành những lễ nghĩa đời thường và phép tắc sinh hoạt đúng đắn, lịch sự.

 

7. Giai đoạn nhạy cảm về chữ viết

Độ tuổi: 3,5 – 4,5 tuổi

Hơn 3 tuổi, trẻ sẽ đột nhiên cảm thấy hứng thú với việc “bôi vẽ”. Chúng thường thích lấy bút vẽ linh tinh hoặc viết. Mặc dù trẻ chưa thể vẽ được, thậm chí còn chưa biết cách cầm bút chính xác nhưng mẹ không nên cấm đoán hoặc kìm hãm sở thích nà của trẻ, mà phải cố gắng đáp ứng mong muốn thích vĩ, thích viết của trẻ.

 

8. Giai đoạn nhạy cam về khả năng đọc

Độ tuổi: 4,5 – 5,5 tuổi

So với khả năng ngôn ngữ, khả năng cảm giác và khả năng vận động, thì khả năng viết và đọc của trẻ xuất hiện tương đối muộn nhưng cũng đồng thời với quá trình phát triển những khả năng trên, nếu có thể được tự do học tập, thì khả năng đọc và khả năng viết cũng sẽ xuất hiện. Lúc này, mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những cuốn sách thích hợp, tạo cho trẻ môi trường đọc thật tốt, giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích việc đọc sách.

 

9. Giai đoạn nhạy cảm về văn hóa

Độ tuổi: 6 – 9 tuổi

Trẻ trong giai đoạn này đã có khả năng về ngôn ngữ có tư duy logic, khả năng về thị giác không gian, âm nhạc, vận động ở một mức độ nhất định. Vì thế, chúng bắt đầu có cảm hứng với việc học văn hóa. Trí tò mò cũng được tăng lên, vì thế rất ham mê tìm hiểu những điều bí ẩn. Lúc này, mẹ cần phải cung cấp cho trẻ những thông tin văn hóa đa dạng, phong phú, để trẻ mở rộng kho tàng kiến thức cho bản thân, tự do đi khám phá thế giới xung quanh.

 

Các giai đoạn nhạy cảm trên có thể là thách thức cũng có thể là cơ hội trong hành trình nuội dạy con của ba mẹ. Điều đó tùy thuộc vào sự lựa chọn và nỗ lực của cha mẹ trong việc chọn cho con một môi trường tồn tại thích hợp.


(Sưu Tầm)

Danh sách trường mầm non Quận 1, TP.HCM

Quận 1 là nơi tập trung phần lớn các Cơ quan chính quyền, Lãnh sự quán các nước, các địa điểm du lịch, trung tâm thương thương mại và nhiều tòa nhà cao tầng của thành phố, trong đó tòa nhà cao nhất Quận 1 và thứ nhì Thành phố Hồ Chí Minh là Bitexco Financial Tower. Quận 1 được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất của Thành phố về mọi phương diện.

Vậy có khó để tìm ra trường mầm non có mức học phí dưới 15 triệu đồng, chất lượng cao, cơ sở vật chất ổn định... để phục vụ cho các bố mẹ bỉm sữa thuận lợi đưa đón con đến trường không?

 

Cùng tham khảo danh sách các trường tại khu vực Quận 1 nhé!

Trường Mầm Non Sân Lá Cọ - Stamford Grammar

Toạ lạc tại đường Phùng Khắc Khoan, Trường Mầm Non Sân Lá Cọ - Stamford Grammar nằm trong một khuôn viên đầy cây xanh. Chương trình giảng dạy tại trường mang tính tổng hợp, với phương thức học tập đầy tính sáng tạo các bé luôn luôn có cơ hội duy trì và phát huy khả năng và sở thích vốn có.  Các kỹ năng đọc, viết, toán học, tiếng Anh và nhiều lĩnh vực học tập khác chủ yếu dựa vào các yếu tố như trí tuệ, cảm xúc…của trẻ giúp trẻ có thể phát huy hết khả năng học tập, tìm tòi và sáng tạo.

 

Trường Mầm Non Công Dân Quốc Tế (ICK)

Thành lập từ năm 2009, chương trình giảng dạy của ICK được phát triển dựa trên Hệ thống Chương trình mầm non Singapore và vẫn đáp ứng đúng theo yêu cầu chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. Chương trình này đã được công nhận bởi các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh về sự hiệu quả trong việc hình thành nhận thức và phát triển kỹ năng cho trẻ. ICK ứng dụng các phương pháp giảng dạy cùng với các phương tiện, tài liệu học tập hiện đại và phù hợp nhất để hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập.

 

Trường Mầm Non Đông Bắc Kindy Town

Trường Mầm non Song ngữ Kindy Town - tiền thân là trường Mầm non Đông Bắc được thành lập từ tháng 6 năm 2013 bởi Công ty TNHH Giáo dục Toàn Năng với tiêu chí vận hành đặc biệt: "Mỗi học sinh tại Kindy Town đều được chăm sóc, nâng niu để được lớn lên mỗi ngày trong một thế giới đầy màu sắc trẻ thơ". Kindy Town tự hào là Trường Mầm non Song ngữ cung cấp dịch vụ chăm sóc và giáo dục chất lượng tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại TP.HCM. 

 

Trường Mầm Non Peekaboo Kinder

Ứng dụng phương pháp Reggio Emilia vào giảng dạy, Peekaboo Kinder tạo ra một môi trường tôn trọng nhân bản của trẻ em, luôn tin tưởng tuyệt đối vào trẻ em, giúp trẻ tìm ra năng lực của chính bản thân mình để thành công và hạnh phúc hơn trong cuộc sống tương lai. Peekaboo Kinder cung cấp cho trẻ một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, tôn trọng tất cả những gì thuộc về trẻ. Vai trò của tất cả giáo viên, phụ huynh, bạn bè, môi trường xung quanh đều rất quan trọng với trẻ tại Peekaboo Kinder.

 

Trường Mầm Non Pandakids

Chương trình giáo dục tại Trường Mầm Non Pandakids gói gọn trong 04 chữ SAFE. Bao gồm Soft Skill (Kỹ Năng Sống, Thể Chất và Tình Cảm Nhận Thức), Art Performance (Nghệ Thuật và Biểu Diễn), FasTracKids (Tư Duy và Áp Dụng Kiến Thức), English Everyday (Tiếng Anh Giao Tiếp). Trường toạ lạc ngay trung tâm Quận 1, trên đường Phan Kế Bính.

 

Thông tin chi tiết về các trường xem tại: https://bit.ly/Esearch-truong-mam-non-quan-1

Sự khác biệt của phong cách giáo dục Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước Châu Á có nền kinh tế vững chải có thể sánh ngang với các cường quốc như Mỹ, Canada, Anh Quốc,… Tuy hiện đại và tiên tiến bậc nhất, nhưng con người Nhật Bản chưa bao giờ quên bổn phận, trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước. Sự đoàn kết và trí tuệ đã giúp một đất nước nghèo nàn về tài nguyên và thường xuyên đối mặt với thiên tai như Nhật Bản vươn mình chạm đến những thành tựu của đỉnh cao. Đây, một phần được tạo nên từ nền giáo dục đặc biệt của xứ sở Mặt Trời Mọc.


Nếu có ba điều để nói về nền giáo dục Nhật Bản, đó sẽ là “Nhân Cách”, “Trách Nhiệm” và “Tính Dân Tộc”.

1. Đề cao phát triển nhân cách

Khi đặt chân đến Nhật Bản, bạn rất dễ bắt gặp hình ảnh những em bé chỉ chừng học sinh cấp một, đeo cặp và đi bộ thành từng tốp băng qua các con phố để đi học. Khác với hình ảnh phụ huynh đưa đón các con đi học ở Việt Nam. Trẻ em Nhật Bản được học cách sống tự lập khi còn rất nhỏ, chúng tự đi học hằng ngày mà không cần người lớn đi theo giám hộ.

Ngoài ra, bởi người Nhật quan niệm rằng “Tiên học lễ - Hậu học văn” nên trong những năm tháng đầu tiên đi học, nhà trường sẽ không đặt nặng vấn đề thi cử kiến thức lên các bé, thay vào đó là chú trọng đến việc giáo dục lễ nghĩa, phép tắc, học cách trở thành một người có ích cho xã hội.

 

2. Ý thức trách nhiệm

Hiếm có đất nước nào lại có trình độ dân trí đạt đến mức 99,99%. Đây là số liệu cho thấy sự đảm bảo gần như 100% người dân Nhật Bản đều biết chữ. Ngoài việc chỉ học chữ nghĩa, giáo dục nước Nhật lại đào tạo ra các thế hệ trẻ có một ý thức rất cao về trách nhiệm của một công dân Nhật.

Hầu hết các trường học ở Nhật Bản không có nhân viên lao công. Những công việc vệ sinh trong trường, lớp hay thậm chí là nhà vệ sinh đều được phân công cho học sinh trong trường đảm nhiệm. Cách làm này, tạo cho học sinh Nhật Bản một nhận thức về việc bảo vệ môi trường và tôn trọng sức lao động của người khác.

 

3. Tinh thần dân tộc mạnh mẽ

Tinh thần dân dộc của người dân Nhật được cả thế giới biết đến như một sự gắn kết bền vững của từng cá thể khác nhau, tạo thành một đất nước Nhật Bản hùng mạnh

Tuy là một trong những đất nước hiện đại bậc nhất trong khối ASEAN, nhưng những văn hóa cổ đại như rèn chữ bằng bút lông , sử dụng giấy gạo, thơ, ca… vẫn không bị mai một qua nhiều thế hệ. Cũng bởi, học sinh, sinh viên Nhật đều được học cách phải giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là một hình thức giáo dục giúp nhiều thế hệ trẻ bảo tồn nét văn hóa cổ đại của người dân nơi đây. 

Quan niệm của người khá trái ngược với các nhiều nước trên thế giới. Trong khi nhiều cường quốc khác đề cao về giá trị của bản thân, những kết quả mà bản thân đạt được là do nỗ lực, phấn đấu của chính bản thân họ. Nhưng đối với người Nhật, những thành tựu mà họ đạt được đều nhờ xã hội, cộng đồng, họ thành đạt trong cuộc sống nhờ vào xã hội đã giáo dục họ nên người và trao cho họ cơ hội để thành công. Vì thế họ luôn nỗ lực, và cống hiến hết mình vì xã hội, xã hội có phát triển, thì mới tạo ra cơ hội cho những con người lao động trí óc đạt đến thành công. Điều này cũng giải thích vì sao người Nhật lại vô cùng đoàn kết, vì họ biết rằng sự đoàn kết và tinh thần dân tộc cao, mới giúp cho đất nước phát triển.

 

Và đó chính là 03 điều cốt lõi tạo nên sự khác biệt của nền giáo dục Nhật Bản so với những đất nước phát triển khác.

 

Nguồn: Sưu tầm