Home
News
10 chỉ số thông minh mà ba mẹ cần biết

"Thông minh" là chìa khóa dẫn lối đến cánh cửa thành công cho mọi người và đó cũng là phẩm chất lý tưởng mà ba mẹ nào cũng mong muốn con của mình sở hữu.

Những chỉ số đo lường mức độ thông minh phổ biến mà ba mẹ thường quan tâm là IQ, EQ, tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Hãy cùng tìm hiểu 10 chỉ số sau để có thể đánh giá toàn diện mức độ thông minh của một đứa trẻ:

 

IQ (Intelligence Quotient) – Chỉ số thông minh:

Là chỉ số đánh giá khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề của con người. IQ thể hiện: Khả năng trí lực, năng lực học hỏi, hiểu và xử lý tình huống, sự nhạy bén trong suy nghĩ, phản biện. Người có chỉ số IQ cao có khả năng thao tác, xử lý và phân tích thông tin ở mức độ chuyên sâu vả tốc độ nhanh hơn người bình thường.


EQ (Emotional Quotient) – Chỉ số cảm xúc

EQ là khả năng để nhận thức được những xúc cảm của bạn, nhận biết rõ ràng chúng, hiểu chúng, kiểm soát chúng và sử dụng chúng để giúp đỡ suy nghĩ. EQ là hiểu quy luật những cảm xúc trong cuộc sống hiện tại của bạn mà bạn có thể cư xử với những người khác. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người.


CQ (Creative Quotient) – Chỉ số sáng tạo

Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiến triển dần dần qua luyện tập, nhưng cũng có thể là thiên bẩm với những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Vì vậy, có nhiều người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh.


PC (Passion Quotient) – Chỉ số đam mê

Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).


AQ (Adversity Quotient) – Chỉ số vượt khó

AQ là chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó. Là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăn, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời.


SQ (spiritual Quotient) – Chỉ số tâm linh

Trí tuệ tâm linh được xem là trí tuệ cao nhất của con người. Với trí tuệ tâm linh, chúng ta có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến ý nghĩa sống, chất lượng sống và giá trị sống.


BQ (Business Quotient) – Thông minh kinh doanh:

    Thể hiện khả năng đo lường hiệu quả kinh doanh, nhận ra nhu cầu, tìm giải pháp, cảm nhận sự khác biệt có ích, tìm nguồn lực, kiên trì tiếp cận, khát vọng cao, sự chịu đựng nghịch cảnh, nhạy bén và tiên phong, tiếp cận và lọc thông tin, ước tính nhanh, hiệu quả trong tương lai, khả năng kết nối cung cầu, sự chuyên nghiệp thành công cao trong môi trường mới.


    MQ (Manage Quotient) – Chỉ số thông minh quản trị

    Thể hiện năng lực quản trị công việc và con người, có khả năng tạo được sự đồng cảm, gần gũi để thấu hiểu và tạo động lực. Thể hiện một cách khéo léo và thích hợp, khả năng dự đoán tình huống và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường. Để từ đó có những giải pháp thích ứng nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.


    EntQ (Entertainment Quotient) – Chỉ số thông minh giải trí

    Chỉ số thể hiện tài năng trước khán giả, khả năng khiến nhiều người đồng cảm và tập trung thưởng thức, nắm bắt được cảm xúc đám đông và ứng biến để tạo ra niềm vui..


    JQ (Job Quotient) – Chỉ số thông minh nghề nghiệp

    Thể hiện năng lực nhanh chóng hiểu và nắm bắt công việc, thực hiện mau chóng và cải tiến, tổ chức làm việc nhóm hiệu quả, đánh giá cao từ đồng nghiệp và khách hàng, cũng nhau phối hợp tốt, năng lượng làm việc cao, năng động, mau chóng hội nhập, tập trung vào công việc được giao và khả năng hoàn thành công việc vượt trội.

     

    Vì mỗi đứa trẻ là duy nhất, nên vào từng thời điểm chúng sẽ bộc lộ những sự thông minh riêng biệt. Ba mẹ không nên vội vàng đánh giá con cái của mình hoặc những đứa trẻ xung quanh về sự "thông minh" của chúng. Hãy chầm chậm quan sát và bồi dưỡng để giúp chúng hoàn thiện, phát huy sở trường của bản thân.

    TP.HCM thực sự có bao nhiêu trường "Quốc tế"?

    Hiện nay, vẫn còn nhiều phụ huynh gặp vấn đề trong việc phân loại giữa trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài - trường quốc tế, chủ yếu là bởi cách đặt tên dễ gây nhầm lẫn và nếu không tìm hiểu kỹ thì phụ huynh sẽ không nắm rõ được các quy định để phân loại trường.


    Trường quốc tế được cấp phép là trường do các tổ chức nước ngoài thành lập, có vốn đầu tư nước ngoài, dạy chương trình nước ngoài cho con em là người nước ngoài và một số học sinh người Việt Nam. Sau khi Nghị định 86/2018 về hợp tác đầu tư nước ngoài được ban hành, các trường quốc tế đã có thể tiếp nhận học sinh Việt Nam với tỷ lệ thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục thay vì chỉ dưới 20% đối với bậc trung học và 10% đối với bậc tiểu học như trước.


    Tại TP.HCM có 02 loại hình trường có yếu tố nước ngoài:

    - Đối với loại hình trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài, toàn thành phố có 27 cơ sở giáo dục mầm non đến phổ thông có nhiều cấp học với gần 12.000 trẻ mẫu giáo và học sinh theo học. Chương trình dạy học đa dạng, gồm chương trình các quốc gia Anh quốc, Mỹ, Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Bắc… đáp ứng nhu cầu học tập của người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam và một bộ phận người Việt Nam tại địa phương.

    Một số trường có vốn đầu tư nước ngoài:

    Tại quận 2 có Trường Song ngữ Quốc tế Horizon, Trường Quốc tế TAS, Trường Quốc tế Úc, Trường Quốc tế Đức Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Quốc tế Châu Âu, Trường Quốc tế dạy bằng tiếng Anh BVIS, Trường Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh.

    Tại quận 7 có những trường như: Trường Hàn quốc (HCMC), Trường Đài Bắc (HCMC), Trường Quốc tế Nam Sài Gòn, Trường Nhật Bản (Elementary & High School).

    Tại quận 9 có Trường Quốc tế Pháp Marguerite Duras.

    Tại huyện Bình Chánh có Trường Quốc tế Singapore.


    - Đối với loại hình trường Việt Nam có dạy chương trình nước ngoài hoặc thực hiện chương trình Tích hợp theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ, thành phố có 10 cơ sở giáo dục. Trong đó, bốn cơ sở được Bộ GD&ĐT chấp thuận thực hiện thí điểm các chương trình nước ngoài cho một bộ phận học sinh là người Việt Nam có nhu cầu. Sáu đơn vị còn lại gồm một trường mầm non, năm trường phổ thông được Bộ GD&ĐT phê duyệt chương trình Tích hợp và đã thực hiện đăng ký liên kết giáo dục theo quy định. Năm học 2019-2020, có ba đơn vị đang triển khai cho năm học đầu tiên, các đơn vị còn lại dự kiến khai giảng trong năm học 2020-2021.

    Một số trường thực hiện giảng dạy thí điểm chương trình nước ngoài, trường thực hiện giảng dạy chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam được phép dạy bổ sung chương trình nước ngoài:

    Tại quận 1 có Trường tiểu học, THCS, THPT Việt Úc.

    Tại quận 7 có Trường tiểu học, THCS, THPT Quốc tế Khai Sáng; Trường tiểu học, THCS, THPT Quốc tế Canada.

    Tại quận 11 có Trường THCS và THPT Quốc tế APU.

    Tại quận 12 có Trường tiểu học, THCS, THPT Ngọc Viễn Đông.

    Tại huyện Nhà Bè có Trường  THPT Quốc tế Mỹ.

    Tại huyện Bình Chánh có Trường Quốc tế Anh Việt, Trường tiểu học, THCS và THPT Quốc tế Bắc Mỹ.

    Ngoài ra, tại TP.HCM còn có trường THPT công lập được phép dạy chương trình nước ngoài là Trường THPT Quốc tế Việt Úc.


    Tham khảo thông tin các trường tại: https://bit.ly/TruongquocteTPHCM

    Trường mầm non chất lượng cao tại Quận Gò Vấp

    Cùng tham khảo danh sách những trường mầm non chất lượng cao tại khu vực Quận Gò Vấp với mức học phí chỉ từ 5 triệu đồng/ tháng.

     

    Trường Mầm Non Mẹ Yêu Con

    Mầm non Mẹ Yêu là môi trường giáo dục lý tưởng cho trẻ. Kết hợp giữa chương trình giáo dục tối ưu, Hội đồng giáo dục tinh hoa và đội ngũ giáo viên có tâm, có tài, cùng cơ sở vật chất hiện đại trong khu đô thị tiện nghi, đẳng cấp… với mức học phí hợp lý, hệ thống trường Mầm non Mẹ Yêu mang đến môi trường giáo dục lý tưởng, tạo nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu đời.

     

    Trường Mầm Non Mỹ Sài Gòn USS

    Chương trình học phong phú, áp dụng phương pháp MONTESSORI - phương pháp tiếp cận sáng tạo được lồng ghép trong mọi hoạt động đầy cảm hứng hàng ngày, kích thích trẻ chủ động tham gia, phát triển tốt nhất năng lực bản thân. Trẻ được rèn luyện kỹ năng thể chất, thoải mái về tinh thần với các giờ vận động, giờ chơi, kết hợp linh hoạt các tiết học kỹ năng sống như: sơ cứu, Cooking, Aerobics, Toán trí tuệ,... để con được phát triển kỹ năng toàn diện.

     

    Trường Mầm Non Quốc tế Bé Thông Minh

    Thông qua sự kết hợp hài hòa Chương trình Giáo dục Quốc gia với Chương trình Giáo dục Quốc tế Cambridge, giúp các em sẵn sàng đương đầu với thử thách của cuộc sống cũng như thành công ở những bậc học cao hơn, đồng thời vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.

     

    Trường Mầm Non Fuji

    Trường mầm non Fuji School chính là ngôi nhà hạnh phúc nhất của những đứa trẻ. Là nơi trau dồi nhân cách về các mặt: “Tâm hồn, Trí tuệ, Thân thể”. Các con sẽ tự tin, tự lập và trở thành những đứa trẻ luôn được yêu thương.

    Mầm non Fuji School là Hệ thống trường mầm non chất lượng cao mang triết lý và phương pháp Nhật Bản.

     

    Trường Mầm Non Global Ecokids

    Mô hình giáo dục tại Hệ thống giáo dục Quốc tế Global Ecokids được tư vấn bởi các chuyên gia Nhật Bản, tiếp cận và áp dụng ưu thế của các phương pháp giáo dục mầm non hiện đại Reggio Emilia, Montessori... dựa trên các nguyên tắc sau: Tạo không khí tươi vui thân thiện, Tôn trọng sự khác biệt, Tôn trọng tính độc lập, Tôn trọng giai đoạn phát triển của trẻ, Tích hợp nội dung học

     

    Trường Mầm Non Song Ngữ ILO

    Kết hợp tinh hoa của giáo dục Phần Lan, chương trình giáo dục mầm non Việt Nam, phối hợp cùng đối tác Kipina trong việc lên chương trình giảng dạy dựa trên nền tảng giáo dục Phần Lan - cùng theo đó là tài nguyên hoạt động vui chơi từ ILA sau nhiều năm nghiên cứu với đối tượng trẻ em Việt Nam. Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh vào việc nuôi dưỡng tính cách và tâm hồn của con với mong muốn khơi dậy niềm đam mê học tập suốt đời ở trẻ.

     

    Trường Mầm Non Quốc tế IBS

    Ở trường mầm non Quốc tế iBS, trẻ “học” thông qua hoạt động vui chơi và kích thích trí tò mò. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo, mầm non. Với khung chương trình mầm non chuẩn Anh Quốc của tổ chức giáo dục quốc tế Fieldwork Education, trường mầm non Quốc tế iBS đã ứng dụng một cách tối đa hoạt động vui chơi trong các giờ học để chuyển tải kiến thức cho trẻ.

     

    Trường Mầm Non Tuệ Đức

    Trường đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp Montessori trên nền tảng Đạo học phương Đông để rèn luyện nhân cách đạo đức, kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Song song với các nội dung chuẩn của chương trình quốc gia, nhà trường đã linh hoạt thiết kế các hình thức giảng dạy sáng tạo, đặc biệt là các bài thực hành Montessori được áp dụng để giúp trẻ hình thành và hoàn thiện những kiến thức nền tảng cũng như các kỹ năng sống thiết yếu. 

     

    Trường Mầm Non Quốc Tế Worldkids

    Là một Nhà giáo dục có niềm đam mê sâu sắc trong mảng Giáo dục mầm non. Được biết đến nhiều mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, nên tôi tin rằng mô hình giáo dục tại trường mầm non Worldkids đã áp dụng rất tốt phương pháp giáo dục thích hợp cho trẻ. Mỗi trẻ đều có một năng lực riêng, giáo dục đối với trẻ nhỏ không nhắm tới việc chuẩn bị cho trẻ tới trường, mà chuẩn bị cho cả cuộc đời trẻ sau này.

     

    Trường Dân Lập Quốc Tế Việt Úc

    Trẻ Mầm non tại VAS vui học theo Chương trình Văn hóa Quốc Gia kết hợp với Chương trình tiếng Anh được giảng dạy theo Mô hình Học tập Đa hoạt động (Multi-Faceted Approach to Learning for Kindergarten). Ngoài ra, VAS còn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với môn ICT để bước đầu hình thành nên tư duy công nghệ cho trẻ.

     

    Tham khảo danh sách tất cả các trường tại Quận Gò Vấp: https://bit.ly/MamnonquanGoVap

    04 cách viết nhật ký thú vị dành cho các bé

    Viết nhật ký là một phương pháp tốt để giúp trẻ rèn luyện khả năng diễn đạt suy nghĩ và bộc lộ cảm xúc trước các sự vật, sự việc trong ngày. Thông qua đó, ba mẹ cũng có thể hiểu thêm được về suy nghĩ và sở thích của con.

    Theo một nghiên cứu của tổ chức National Literacy Trust (Anh), những học sinh có thói quen viết nhật ký sẽ có khả năng viết tăng gần gấp đôi so với tuổi của trẻ (27,1%) khi so sánh với những đứa trẻ không có thói quen này (15,5%).

    Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu ba mẹ muốn tạo lập thói quen này cho con ngay ở độ tuổi nhỏ (khoảng 5 tuổi) thì làm sao các bé có thể thực hành viết và diễn đạt được trọn vẹn suy nghĩ của mình?

     

    Đây là 04 dạng nhật ký sáng tạo, đơn giản ba mẹ có thể bắt đầu cho con làm quen:

    Nhật ký Tự nhiên

    Là cuốn nhật ký, trong đó, trẻ ghi chép lại các quan sát của mình về thế giới tự nhiên. Có nhiều cách sử dụng nhật ký Tự nhiên. Ví dụ: vẽ hình các loài côn trùng, chim muông, động vật con thấy; mô tả âm thanh con nghe được; dán vào một bài báo về tự nhiên mà con thích…

    Phù hợp với cả những bé chỉ biết vẽ, chưa biết viết.

     Viết nhật ký mang lại lợi ích gì cho trẻ? (Ảnh: Seattle's Child)


    Nhật ký Cảm xúc

    Ngoài việc nhận diện cảm xúc hiện tại, trẻ có thể vẽ tranh và gọi tên cảm xúc đó. Hoặc viết về một cảm xúc mới lạ trẻ chưa từng trải nghiệm trước đây.

    Phù hợp với các bé đã phân biệt được hình ảnh để đưa ra lựa chọn và có thể viết những câu từ đơn giản.

     


    Nhật ký theo mẫu mỗi ngày

    Chuẩn bị sẵn một chiếc bình thuỷ tinh hoặc một hộp gỗ – có thể trang trí theo sở thích của trẻ. Trong bình đựng các mẩu giấy ghi ra các ý tưởng viết mỗi ngày. Ví dụ: một giấc mơ lạ lùng; một phép thuật; một cuộc gặp gỡ tình cờ… Trẻ sẽ bốc chọn một tờ giấy – ý tưởng trong bình và viết về chủ đề đó vào cuốn nhật ký.

    Phù hợp với những bé đã biết đọc hiểu, và có thể diễn đạt bằng chữ viết.

     The Most Powerful 4 Questions to Ask Your Child Every Day


    Nhật ký Du lịch

    Bạn có thể biến nó trở thành một dự án dành cho cả gia đình. Đảm bảo sẽ rất vui. Về cơ bản, nhật ký Du lịch ghi lại các kỳ nghỉ, các chuyến đi thông qua các lời mô tả, tranh ảnh, vật lưu niệm…

    Phù hợp với mọi lứa tuổi để thực hành diễn đạt trọn vẹn suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.

    Pin on Journal. DIY


    Thật ra không cần phải cứng nhắc khuôn mẫu trong việc lựa chọn cách viết nhật ký, ba mẹ có thể kết hợp nhiều hình thức tuỳ vào khả năng của bé và sự sáng tạo của ba mẹ. Miễn sao hãy để bé cảm nhận được niềm vui, sự thích thú mỗi khi thực hiện hoạt động này và giữ được thói quen này trong thời gian càng lâu càng tốt.

    6 Kênh Đọc Truyện Tiếng Anh Online Miễn Phí

    Truyện thiếu nhi tiếng Anh là nguồn học liệu tuyệt vời cho trẻ phát huy óc tưởng tượng và học tiếng Anh. Sau đây là danh sách các kênh truyện thiếu nhi giọng Anh-Mỹ đặc biệt hay trên youtube. Với các đầu sách chọn lọc và giọng đọc truyền cảm, những kênh truyện này đã trao cho hàng triệu trẻ em trên thế giới ngữ cảnh và ngữ liệu để hấp thụ tiếng Anh theo cách thật tự nhiên và thêm hứng thú học tiếng Anh.

     

    StorylineOnline

    https://storylineonline.net/library

    Kênh này có rất nhiều truyện rất hay như Library Lion, the house that Jane built…SAG-AFTRA Foundation và nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ tiền để duy trì kênh truyện này. Các truyện được đọc bởi những diễn viên nổi tiếng, được nhiều người yêu mến như Kevin Costner, Betty White, Annette Bening, Rita Moreno… kèm theo minh hoạ vô cùng sáng tạo. Mỗi năm kênh này có hơn 100 triệu lượt xem từ các trẻ em ở khắp nơi trên thế giới.

     

    Murray Library

    https://www.youtube.com/channel/UCbn3ep_-l4b2o-beuHadNXQ

    Murray Library’s StoryTube chuyên đăng các buổi storytime hàng tuần dành cho thiếu nhi ở thư viện Murray Library. Các truyện ở đây dành cho trẻ bản ngữ tuổi từ 2-7. Trẻ các nước học tiếng Anh có thể khai thác từ tuổi 3-10.

     

    Read to me Dad

    https://www.youtube.com/channel/UCEkVFknO2a_yEEYTp8ztXiw

    Kênh này có rất nhiều truyện hay, và là một trong số ít kênh có giọng đọc nam. Read to me Dad được lập bởi ông bố Mỹ tin rằng: “Trước khi trẻ có thể học để tự đọc, không có cách nào tuyệt hơn để khơi dậy trí tưởng tượng, phát triển vốn từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ khác là đọc sách cho con nghe, hi vọng con sẽ ấp ủ tình yêu học hỏi suốt đời”.

     

    Nita Reads

    https://www.youtube.com/channel/UC3_iCnsJI7IhzQhqeD2RuyA

    Nita là bác nữ đã đứng tuổi, giọng đọc Anh-Mỹ chuẩn, trầm ấm, diễn cảm. Kênh này có các cuốn sách dành cho lứa tuổi rất nhỏ, từ sơ sinh tới 2 tuổi. Ngoài ra, còn có các playlist phân loại theo chủ đề như truyện thiếu nhi tiếng Anh kinh điển, Dr. Seuss, sách lật mở, chúc ngủ ngon,…

     

    Fairy Tales and Stories for Kids 

    https://www.youtube.com/user/preschoolers123/

    Đây không phải là kênh đọc mà là kênh truyện thiếu nhi tiếng Anh dạng phim hoạt hình, chuyên về các chuyện cổ tích và chuyện kể giờ đi ngủ, như Cinderella, Rapunzel, Snow White and the seven Dwarf,s The Little Mermaid, Beauty and the Beast, The Sleeping Beauty, Snow Queen…

     

    Katie’s Bookshelf- Classroom

    https://www.youtube.com/user/katiesbookshelfkids/videos

    Đây là kênh có giọng đọc rất hay, được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích dù tổng số sách truyện mới chỉ có vài chục. Video mới được cập nhật hàng tuần. Những đầu truyện thiếu nhi tiếng Anh kinh điển như Berenstain Bears và Clifford đã được chọn đọc tại đây.

    9 phương pháp giúp trẻ tự tin

    Rất nhiều trẻ hiện nay nhút nhát, thiếu tự tin, và luôn mặc cảm tự ti với bản thân mình. Bé ngại giao tiếp với mọi người xung quanh đặc biệt là ở nơi đông người bé lại càng thu mình lại. Vậy làm sao để trẻ có thể tự tin  tin thể hiện mình trước đám đông?


    Các bậc cha mẹ hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây để dạy trẻ tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là dạy trẻ tự tin trước đám đông. Bởi khi tự tin các con sẽ biết mình là ai, mình muốn gì, và cần làm những gì.

     

    1. Trò chuyện cùng con

    Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình hàng ngày, đồng thời trong quá trình trò chuyện hãy để trẻ có quyền có tiếng nói. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Mặt khác, bên cạnh những câu hỏi vặn vẹo của mình thì bạn hãy tạo động lực cho con đưa ra những câu phản biện, tranh luận với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục bố mẹ. Nếu bạn thực hành thói quen phản biện này với con hàng ngày thì bạn sẽ thấy con mình tự tin hẳn lên khi đứng trên sân khấu, đứng trước đám đông kể chuyện hoặc thuyết trình.


    2. Dạy trẻ cách tự lập

    Cha mẹ hãy để con của mình tự làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà… giúp cha mẹ hay để con tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo và chuẩn bị sách vở đi học. Hãy để cho trẻ có quyền được tự quyết định chọn đồ gì, mặc quần áo gì còn cha mẹ có thể giúp trẻ cách phối đồ sao cho phù hợp 

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể để con thể hiện sự tự tin của mình trước đám đông bằng những việc làm nhỏ nhặt nhất như: Để trẻ gọi món ăn trong nhà hàng khi đi ăn cùng cha mẹ hoặc để trẻ xếp hàng mua vé tham quan… tất cả những điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất lớn khi con bạn được tiếp xúc và nói lên mong muốn của mình.


    3. Cho trẻ chơi với các bạn khác

    Việc chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, không còn nhút nhát, sợ sệt. Khi chơi cùng các bạn, trẻ sẽ tự tin nói ra những suy nghĩ, ý kiến của mình mà không sợ bị sai hay bị la mắng. Khi điều này tạo thành thói quen, lâu dần trẻ sẽ học được cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình.


    4. Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện

    Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài hoặc giải một bài toán khó giúp em nhỏ. Khi trẻ giảng được bài cho em thì đó chính là kỹ năng nói trước đám đông để thuyết phục người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo cơ hội thử sức cho con bằng việc cho trẻ đi học ở các lớp học kỹ năng sống, lớp hát, múa… để trẻ có cơ hội lên sân khấu hát, múa, biểu diễn trước đám đông để bé tự tin, mạnh dạn hơn không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều nữa. 


    5. Quan tâm, chăm chút đến ngoại hình của trẻ.

    Cũng giống như người lớn, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu trông mình có vẻ ngoài thu hút. Do đó hãy chăm chút ngoại hình của trẻ bằng cách cho con một chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt nhất để bé có thể có được những nền tảng tự tin. Trang phục dành cho trẻ cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tự tin. Bộ quần áo, hay váy vóc, giày dép, mũ nón mà bạn chuẩn bị cho trẻ, phù hợp với nơi con đến, phù hợp với vóc dáng của con, phù hợp với hoạt động của con… khiến con được bạn bè, thầy cô khen ngợi, sẽ giúp trẻ thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự tin hơn hẳn khi đứng trước tập thể.


    6. Dạy con biết lắng nghe

    Trước khi trẻ có thể là người nói tốt thì trẻ nhất thiết phải là người nghe tốt đã. cha mẹ hãy hướng dẫn con cách đừng vội cắt ngang lời người khác mà phải luôn lắng nghe một cách lịch sự, luôn quan sát thái độ của người khác, chờ đến lượt mình mới trình bày ý kiến. Việc này nghe thì to tát, nhưng thật ra bạn có thể tập với con hằng ngày. Chẳng hạn, khi bé và em tranh nhau “mách tội” với cha mẹ thì bạn nên ngăn con lại, chấn chỉnh con một cách thật nhẹ nhàng, để từng đứa trẻ lần lượt nói, và đứa trẻ này nói phải có đứa trẻ kia nghe. Khi trẻ học được cách lắng nghe, trẻ sẽ “luyện” dần cho mình cách nói chuyện thuyết phục, có đầu có đuôi, logic để thuyết phục người khác.


    7. Chia sẻ những “thất bại” của trẻ

    Có những đứa trẻ rất thoải mái trước áp lực đám đông, nhưng cũng có những đứa trẻ đột nhiên rơi vào trạng thái đứng như trời trồng, chẳng biết nói gì, biểu diễn vụng về, nói năng lắp bắp dù trước đó đã được tập luyện nhiều lần. Những lúc này trẻ đang rất mất tự tin. Bạn nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua, khiến bé không sợ hãi khi lần sau lại đứng trước đám đông như thế nữa. Những lời động viên như: “Mẹ thấy con có phần chào hỏi đầu tiên rất tốt, nhưng sau đó có lẽ con hơi run phải không? Không sao, hồi nhỏ mẹ cũng hay bị như vậy. Nhưng dần dần thì hết. Con còn giỏi hơn mẹ lúc đứng trước đám đông lần đầu tiên đấy chứ!” sẽ giúp bé cảm thấy bớt nặng nề với “thất bại” của mình và dám tự tin thử lại lần sau.


    8. Tạo dựng cho con “giá trị bên trong”

    Một đứa trẻ không thể nói tốt trước đám đông nếu như trẻ chẳng biết nói gì. Nội lực bên trong của trẻ chính là thứ bạn cần vun đắp cho con từ từ, qua nhiều ngày nhiều tháng trong chính gia đình. Ví dụ như bạn có thể kể cho con nghe nhiều câu chuyện, hướng dẫn trẻ đọc các loại sách phù hợp độ tuổi, xem những bộ phim nội dung bổ ích… Tích tụ lâu ngày, những chất liệu này sẽ chính là “chất ngọc” giúp con bạn có được một kiến thức rộng, những suy nghĩ độc lập. Khi bé có được càng nhiều “giá trị bên trong”, những lời bé nói ra khi đứng trước đám đông sẽ càng mang tính thuyết phục, tự tin, chững chạc.


    9. Đừng ép buộc trẻ!

    Hãy nhớ rằng tất cả những rèn luyện này chỉ mang tính bước đầu, để tạo dựng nền tảng cho con về sau. Do đó, cần để trẻ làm tất cả trong trạng thái thoải mái nhất mà trẻ muốn. Nếu có một đám đông nào đó trẻ cảm thấy xa lạ, không muốn xuất hiện chẳng hạn, bạn đừng ra sức ép con. Tuy nhiên, bạn có thể đưa trẻ đến nhiều môi trường giao tiếp khác nhau để giúp trẻ làm quen từ từ. Bé có thể ở bên cạnh bạn, quan sát, sau đó làm quen với những người bạn… Cứ như thế cho đến khi bé cảm thấy môi trường mới này thật sự “an toàn”.


    Ngoài ra, để trẻ tự tin vào bản thân, mạnh dạn và thoải mái trình bày những ý tưởng, chính kiến của mình thì rất cần những khuyến khích, khen ngợi kịp thời, động viên của cha mẹ dành cho con khi con còn bé. Không nên so sánh, quát nạt trẻ trước mặt nhứng người bạn của con. Cha mẹ không nên khiến trẻ quá ảo tưởng về bản thân dễ khiến trẻ tự cao nhưng cũng đừng để trẻ mặc cảm với bản thân vì như thế trẻ sẽ trở nên tự ti, không dám thể hiện mình. Trẻ thiếu tự tin sẽ cho là mình không bằng bạn bè, mình không thể làm được điều đó nên càng rụt rè, nhút nhát và sống khép mình lại. Luôn tôn trọng bé, luôn khiến bé có vị trí quan trọng, đó là cách để cha mẹ dạy cho con vững vàng đứng và nói trước đám đông


    Nguồn: Sưu tầm