
Các giai đoạn phát triển nhạy cảm của trẻ

Trường mầm non đạt tiêu chuẩn Nhật Bản - EIJIKO

Kỹ năng sống cho trẻ theo từng độ tuổi
Như cha mẹ đã biết, dạy kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Việc trang bị các kỹ năng cần thiết cho trẻ không chỉ giúp trẻ tự tin trong quá trình phát triển mà còn hình thành ý thức và sự tự giác, đây là yếu tố cơ bản để giúp trẻ trở thành công dân chủ động, sáng tạo trong tương lai. Sau đây, Esearch sẽ giới thiệu một số phương pháp và thời điểm thích hợp để dạy cho trẻ các kỹ năng sống cần thiết nhé.
1. Kỹ năng sống cho trẻ từ 1-3 tuổi: Đi ngủ đúng giờ
Việc tạo thói quen ngủ cho trẻ là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, ngủ không đúng giờ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở trẻ đi ngủ sớm trước 9h để có thể ngủ đủ giấc từ 8-10 tiếng/đêm.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi từ 2-3 tuổi, cha mẹ cần bắt đầu dạy con những kỹ năng sống cơ bản như phải biết cách tự cất đồ đúng nơi quy định, tự xúc ăn, tự rót nước uống...
Ở độ tuổi này, hệ thần kinh của trẻ đang phát triển mạnh. Vì vậy nên tạo cho trẻ những thói quen cần thiết. Cha mẹ hãy dạy cho con làm quen với cách tự chăm sóc mình qua các sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như: tự vệ sinh cho bản thân, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ chơi…
Trẻ con có thói quen bắt chước người lớn nên bé sẽ ghi nhớ những hoạt động của các thành viên trong gia đình. Do đó, cha mẹ hãy tạo cho trẻ không gian sống có tổ chức, nên phân công công việc cụ thể cho trẻ trong quá trình dạy kỹ năng sống. Hãy giao cho trẻ những công việc đơn giản như rót nước, mời tăm... ngay sau đó đừng quên khen ngợi trẻ.
Ở độ tuổi bước vào trường lớp này, trẻ không những được học ở trường mà còn cần được chỉ dạy ở nhà. Cha mẹ hãy dạy con khi đi biết thưa, khi về biết gửi, nói chuyện dạ vâng với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi. Đặc biệt, hãy dạy cho trẻ học thuộc số điện của cha mẹ và tuyệt đối không được tiếp xúc với người lạ.
Vào những ngày cuối tuần, cha mẹ hãy dạy những kỹ năng sống cho trẻ về giúp đỡ người thân trong gia đình từ những việc đơn giản nhất. Cụ thể như phụ giúp mẹ nấu nướng, rửa chén giúp mẹ, lau dọn nhà… Đặc biệt, cha mẹ hãy chỉ bảo trẻ biết sắp xếp mọi thứ, làm đúng những gì cô giáo đã dặn, đúng thời hạn đặt ra. Hơn nữa, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với bạn bè xung quanh, biết cách ăn uống trong môi trường tập thể, dạy trẻ làm thế nào để bảo vệ động vật và bảo vệ môi trường sống.
Nguồn: Cleanipedia

Cách trò chuyện với trẻ khi người thân qua đời

Khen ngợi trẻ như thế nào là phù hợp

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo
Để xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cần biết những lưu ý sau đây nhé.
1. Thực đơn cho trẻ mẫu giáo nên tăng số lượng bữa ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng trung bình của trẻ 1 - 3 tuổi là 1180 Kcal/ngày, còn trẻ từ 4 - 6 tuổi cần ít nhất 1470 Kcal/ngày. Khi càng lớn, trẻ càng cần nhiều năng lượng để vận động, học hỏi, vui chơi và phát triển thể chất. Thông thường, trẻ sẽ ăn 5 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
2. Ba bữa ăn chính trong thực đơn cho trẻ mẫu giáo phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng
- Chất bột (đường): Là các loại ngũ cốc cơ bản như gạo, ngô, khoai, sắn, mì... Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn.
- Chất đạm: Đạm cung cấp các acid amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Bữa ăn cho trẻ cần cân đối nguồn đạm động vật (thịt, cá, trứng...) và đạm thực vật (đậu đỗ, rau củ...) để trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa.
- Chất béo: Bao gồm dầu ăn, mỡ, lạc, vừng... là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày, trẻ cần 50g chất béo từ các nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau, và khẩu phần ăn nên cân đối lượng chất béo gốc động vật và thực vật theo tỷ lệ 7:3.
- Nhóm vitamin và chất khoáng: Bao gồm các thực phẩm dinh dưỡng là những loại rau xanh và quả chín. Đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
3. Thực đơn cho trẻ mẫu giáo cần tuân thủ theo mùa
Tùy vào mỗi mùa, cần sắp xếp bữa ăn và thực đơn cho trẻ mẫu giáo khác nhau, ví dụ trong mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là vô cùng cần thiết.Bên cạnh đó, cần phải cân đối việc thức ăn theo mùa và khẩu vị của trẻ. Các món ăn cho trẻ cần được chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi để tránh các căn bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ nhất là vào mùa nắng nóng.
4. Những lưu ý khác khi xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn cũng như khi cho trẻ ăn.
- Món ăn cho trẻ phải sử dụng gia vị hợp lý: trẻ nên ăn dưới 100g muối/ tháng và nên sử dụng muối iod để nêm nếm thức ăn cho trẻ.
- Uống đủ nước: Tùy theo mức độ vận động cũng như nhu cầu của mỗi trẻ, trung bình trẻ cần 1 - 1,5 lít nước mỗi ngày. Lưu ý: mức nước này đã bao gồm cả lượng sữa và nước trái cây hàng ngày cho trẻ.
- Các bữa phụ của trẻ nên là những thực phẩm dinh dưỡng như trái cây, sữa hộp. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước có gas/nhiều đường.
Nguồn: Esearch tổng hợp