
Cuộc thi và triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các đơn vị cóliên quan tổ chức "Cuộc thi và Triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm2023".
Sơ lược về cuộc thi
Tối ngày 27 tháng 05 năm2009, lần đầu tiên “Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” được tổ chức tại lễkhai mạc Triển lãm - hội chợ Thế giới tuổi thơ lần thứ XII.Qua gần hai năm phát động, BTC nhận được 50.800 bức tranhcủa thiếu nhi trong cả nước dự thi. Trong đó bức tranh "Mẹ thươngcon" của bé Vũ Mỹ Thanh Nhi đã đạt được giải A.
"Mẹ thương con" - tranh của Vũ Mỹ Thanh Nhi (5tuổi, TPHCM) - Giải A
Năm 2021 cuộc thi được tổchức trong điều kiện vô cùng khó khăn.Trong bối cảnh cả nước chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19, đời sống xã hội có nhiều biến động, học sinh cả nước chào đón khai giảngnăm học mới một cách chưa có tiền lệ: khai giảng online, đời sống tinh thầncũng ít nhiều hạn chế, không thể vui chơi, tham dự lễ hội một cách đúng nghĩa.
Trung tâm Triển lãm VHNTViệt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm "Giải thưởng Mỹ thuậtthiếu nhi Việt Nam năm 2021" và "Trung thu trong ánh mắt trẻthơ". Triển lãm diễn ra từ ngày 20/9-31/12/2021 bằng hình thức để phù hợpvới tình hình thực tế hiện nay, đáp ứng nhu cầu thưởng thức về văn hóa cho cácem thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu và chào đón năm học mới năm 2021.
Giải Nhất được Hội đồng chấm chọn trong Triển lãm
Qua 14 năm, cuộc thi ngàycàng phát triển với số lượng các em thiếu nhi tham gia ngày càng đông hơn. Cùngvới đó số lượng bài thi chất lượng dự thi ngày càng nhiều.
“Cuộc thi và Triển lãmTranh thiếu nhi toàn quốc 2023” được tổ chức nhằm khơi dậy niềm đam mê hội họa,tư duy sáng tạo nghệ thuật của các em thiếu niên, nhi đồng.
Đối tượng tham gia
Các em thiếu nhi có độ tuổitừ 5 đến 15 tuổi.
Nội dung, chủ đề
Các em thiếu nhi được tựdo chọn đề tài mà các em quan tâm, yêu thích, qua đó thể hiện được cảm nhận,tình cảm, cách nhìn của các em về cuộc sống, thế giới quanh mình.
Yêu cầu
Kích thước tranh 30x40cm(khổ A3) hoặc 38x55cm (khổ A2). Tranh vẽ bằng các chất liệu màu, tranh xé dán(không vẽ bằng chì đen).
Quy định chung
Mỗi cá nhân được gửi tốiđa 2 bức tranh và là tranh gốc do các em vẽ. Các bức tranh được vẽ trong thờigian từ năm 2021-2023. Tranh dự thi không trả lại các tổ chức, cá nhân thamgia. BTC được quyền sử dụng hình ảnh tác phẩm để phục vụ in ấn, tuyên truyền.
Để "Cuộc thi và Triểnlãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023" đạt chất lượng tốt, Ban Tổ chức đềnghị các tập thể, đơn vị, trường học tổ chức sơ loại, chọn lọc các bức tranh tốtnhất để gửi tham gia triển lãm.
Giải thưởng
BTC dự kiến trao 3 giải Nhất,6 giải Nhì, 10 giải Ba, 20 giải Khuyến khích. Giải thưởng có thể thay đổi tùytheo chất lượng cuộc thi.
Thời gian, địa điểm nhậntác phẩm
Thời gian nhận tác phẩm từnay đến hết ngày 10/4/2023. Địa điểm nhận tác phẩm: Phòng Triển lãm và Mỹ thuậtứng dụng, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Số 38 Cao Bá Quát, Ba Đình, HàNội.
Nguồn: Esearch tổng hợp

Phải làm thế nào khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?
Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng những hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Nếu trẻ không được điều trị tốt thì việc hình thành tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Các biểu hiện giảm chú ý:
Khó duy trì chú ý được lâu so với trẻ cùng tuổi.
Dễ mất tập trung do tác động bên ngoài.
Không cẩn thận, không tập trung tỉ mỉ, hay gây sai sót.
Ít tuân theo hướng dẫn, ít hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ, bài vở
Hay làm mất, bỏ quên đồ dùng, đồ chơi.
Hay bỏ dở việc này để sang làm việc khác.
Né tránh, không thích các hoạt động đòi hỏi nỗ lực tư duy.
Khó khăn tổ chức hoạt động.
Các biểu hiện tăng hoạt động:
Hay bồn chồn, luôn cử động chân tay, ngồi không yên
Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo, hoặc rời khỏi chỗ ở nơi cần phải ngồi yên.
Khó khăn khi chơi hoặc tham gia hoạt động tĩnh.
Nói quá nhiều.
Trả lời bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi.
Khó khăn khi phải chờ đợi.
Ngắt quãng, chen ngang vào hội thoại hoặc công việc của người khác.
Thông thường, những trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý đều sẽ có những dấu hiệu nêu trên. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ trong cả học tập và sinh hoạt thường ngày để có thể sớm đưa trẻ đi thăm khám và được chẩn đoán chính xác, từ đó có những cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý kịp thời và hiệu quả.
1. Xây dựng thời gian biểu khoa học
Trẻ em bị hội chứng ADHD cần có sự định hướng rõ ràng về mặt thời gian để trẻ tuân theo. Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất chính là cha mẹ cần lập thời gian biểu thật cụ thể, khoa học và chi tiết cho từng việc trong ngày mà trẻ phải làm, từ những việc nhỏ nhất như thức dậy, đánh răng, ăn sáng, đi học… đến khi kết thúc một ngày. Phương pháp này sẽ giúp trẻ tập trung và chú ý hơn, hạn chế tình trạng bỏ giữa chừng, lơ là trong sinh hoạt, đồng thời rèn cho trẻ óc làm việc và sinh hoạt có tổ chức.
2. Tích cực khen ngợi trẻ
Đối với tâm hồn non nớt của trẻ, những lời khen ngợi, động viên từ cha mẹ sẽ luôn tốt hơn những lời quát mắng, chỉ trích. Khi trẻ có những hành vi không đúng, thay vì trách móc, cha mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh chỉ bảo nhẹ nhàng, bảo ban đúng sai. Khi trẻ có những hành vi đúng đắn hoặc có những thành tích trong học tập, cha mẹ hãy khen ngợi động viên trẻ.
Khen thưởng là một cách động viên tinh thần của trẻ hiệu quả, ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của trẻ. Hãy khen thưởng trẻ bằng đồ ăn, những trò chơi mà trẻ yêu thích…, các phần thưởng nên được thay đổi thường xuyên để tránh sự nhàm chán.
3. Loại bỏ phiền não cho trẻ
Do trẻ tăng động giảm chú ý hay mất tập trung, rất dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài và thường quên mất bản thân đang làm gì. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tạo cho con một không gian thật sự yên tĩnh để tập trung học bài, tránh tiếng ồn để hạn chế sự phân tâm ở trẻ, đặc biệt là ở những gia đình đông thành viên. Cha mẹ cũng có thể sử dụng đồng hồ để đặt thời gian cụ thể cho việc hoàn thành những bài tập nhất định, hoặc thời gian được phép nghỉ bao nhiêu phút sau mỗi giờ làm bài.
4. Đưa ra những hướng dẫn cụ thể
Trẻ tăng động giảm chú ý gặp khó khăn trong việc lắng nghe và tự xây dựng nguyên tắc học tập và sinh hoạt của bản thân. Chính vì vậy, để trẻ tập trung vào một nhiệm vụ hoặc một công việc, cha mẹ hãy đưa ra những nguyên tắc và các hướng dẫn thật cụ thể để trẻ có thể xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình, từ đó cải thiện tối đa sự phân tâm, lơ là của trẻ.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả chính là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Cha mẹ nên trao đổi với nhà trường về việc cùng phối hợp tham gia chăm sóc con trẻ để có sự thống nhất trong việc giáo dục và theo dõi tình hình phát triển của trẻ, từ đó có thể kịp thời cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ bị tăng động giảm chú ý cần được quan tâm đúng mức và can thiệp sớm. Theo các nghiên cứu, nếu không kịp thời khắc phục, trên 30% số trẻ này khi đến tuổi trưởng thành vẫn gặp nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động, dễ bị kích thích và gây hấn với người xung quanh.
Khi chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
– Khi nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em để được đánh giá và tư vấn.
– Hãy cho trẻ làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi,… để xác định thêm về tình trạng của trẻ
– Phối hợp cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt để giúp đỡ trẻ bằng những hoạt động trị liệu đặc thù.
– Vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý vì đây là môi trường sinh hoạt chính của trẻ.

Tóm lại, cha mẹ cần phát hiện và can thiệp sớm để cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ bởi hội chứng này không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hiện tại mà còn gây nên những hệ lụy khi trẻ trưởng thành.
Cha mẹ cần nắm rõ một số cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý nói trên để có thể phối hợp tốt với nhà trường và các chuyên gia cùng hướng đến mục tiêu giáo dục của trẻ hiệu quả.

6 cách phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) cho bé yêu
EQ là thuật ngữ được viết tắt của “EmotionalQuotient” - chỉ số trí tuệ cảm xúc, được sử dụng để đo lường tính sáng tạocũng như trí tưởng tượng của một người. Các nhà tâm lý học Mỹ tin rằng EQ của mộtngười quan trọng hơn rất nhiều so với chỉ số IQ, bởi vì họ cho rằng "20%IQ + 80% EQ = 100% thành công".
Theonghiên cứu của Đại học Stanford ở Mỹ, những đứa trẻ có chỉ số EQ cao sẽ giúpcho IQ được thể hiện rõ hơn và thậm chí còn giúp tăng chỉ số IQ rõ rệt. EQ caosẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè,giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống.
Sau đâylà 6 cách phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) cho bé yêu
1. Giúpcon hiểu rõ cảm xúc bằng cách bày tỏ và diễn đạt thành lời
Ví dụ:“Ba/Mẹ ơi, con cảm thấy rất buồn vì bạn nói không thích chơi với con”.
Cấu trúc“Ba/Mẹ ơi, con cảm thấy… vì…” luôn đặc biệt hữu hiệu để ba mẹ có thể hiểu béhơn.
2. Hãygiải thích cho con hiểu rõ vì sao những hành vi không phù hợp không nên xảy ra
Khi con hiểurõ nơi nào thì hành vi đó có thể xảy ra, ba mẹ giúp định hướng con xử lí nhữngtình huống tương tự bằng cách thích hợp hơn. Nếu tình huống đó không cho phépba mẹ xử lí ngay vậy hãy chờ cho đến khi con về nhà rồi ba mẹ cùng con phântích.
Khi cóhành động không đúng, ba mẹ hãy giải thích cho con hiểu vì sao điều đó khôngnên xảy ra.
Ví dụ: Bạnmượn bút của con nhưng không xin phép, con đã giận dữ và giật lại bút. Hành độngnày đã khiến cho 2 bạn tức giận và có ẩu đả nhẹ. Về nhà bé kể lại cho ba mẹnghe. Khi này, ba mẹ hãy cũng con phân tích. Lý do bạn mượn bút của con là gì?Tại sao con lại giận dữ? Nếu con nhẹ nhàng nói: “Mình cần dùng bút bạn trả lạicho mình nhé!” Hoặc “Sau này nếu bạn cần dùng bút thì hãy nói mình 1 tiếngnhé!”. Khi con giữ được bình tĩnh thì đã không có cảm xúc giận dữ, giành giậtvà ẩu đả rồi, phải không? Qua đó, con sẽ nhìn nhận được việc mình cần kiểm soátcảm xúc trong các tình huống không mấy hài lòng là thật sự cần thiết.
3. Thườngxuyên trò chuyện cùng con
Thườngxuyên nói chuyện với con sẽ giúp ba mẹ và con hiểu nhau hơn rất nhiều. Đừng nênkiệm lời với trẻ con đăc biệt là những lời khen ngợi, động viên trẻ.
Khi bạn nhờcon giúp đỡ 1 điều gì đó, hãy nhớ nói lời cảm ơn con nhé! Vì điều này khiến concảm thấy được tôn trọng. Và những lần sau sẽ rất sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ bamẹ đấy!
4. Theodõi và kèm cặp cảm xúc của con
Ba mẹ hãyluôn theo dõi và kèm cặp cảm xúc của con. Vì đây là cách giúp tăng chỉ số thôngminh cảm xúc của con 1 cách hiệu quả.
Hãychỉ bảo con cách kiểm soát cơn tức giận bằng cách đếm từ 1 đến 10 và hít thởsâu.
Điều này sẽđặc biệt hữu ích, giúp trẻ vượt qua được cảm xúc nóng giận tức thì để không dẫntới những hành vi thiếu kiềm chế, nông nổi. Để con làm được điều này thực sựkhó, ngay cả người lớn cũng không có kĩ năng này.
5. Luônthành thật với những gì trẻ nhìn được và cảm thấy được
Hãy luôn thành thật với những gì trẻ nhìn thấy và cảm thấy được.
Ví dụ: Khicon hỏi “tại sao ba mẹ lại cãi nhau?”
Đừng đánhtrống lảng mà hãy thành thật đối mặt với sự thật, nói cho con hiểu rằng ba mẹchỉ đang cố gắng giải quyết vấn đề. Và tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Hoặccãi nhau là một cách để giải quyết vấn đề.
Không nóidối những gì trẻ nhìn và cảm thấy.
Vì trẻ sẽcó sự thay đổi từ từ để trưởng thành trong cảm xúc. Nên nếu ba mẹ sống trong mộtmôi trường tốt thì con bạn sẽ phát triển tốt lên.
6. Pháttriển bé trong một môi trường giáo dục tốt
Hiện nay,việc giáo dục không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà còn phát triển songsong các kỹ năng xã hội.
Khi con đượchọc tập trong một môi trường giáo dục tốt sẽ giúp con tìm ra và phát huy hết điểmmạnh của bản thân, rèn luyện cùng nhau thi đua học tập, phát triển bé thành mộtcông dân xuất sắc trong tương lai.

Trường Âm nhạc và Nghệ thuật NeoKid
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người. Âm nhạc giúp ta giải trí, nó tác động vào cảm xúc. Nếu không có âm nhạc, thế giới sẽ rất buồn tẻ. Âm nhạc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Nó giúp ta xua tan đi nỗi đau khổ, mang lại niềm vui, sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Đặc biệt, âm nhạc còn có thể tác động đến quá trình hình thành phát triển của con người. Thế nên việc cho bé theo đuổi niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ là điều cần thiết.
Thấu hiểu được điều đó, trường Âm nhạc và Nghệ thuật Neokid đã thành lập với mục tiêu tạo ra một nền tảng giáo dục tốt nhất cho thiếu nhi về cả tài năng, tâm hồn và nhân cách. Trong hơn 10 năm hình thành và phát triển, Neokid đã không ngừng đầu tư xây dựng và hoàn thiện đội ngũ, phương pháp giảng dạy, trang thiết bị và các hoạt động nghệ thuật nhằm mang lại môi trường giúp trẻ tiếp thu và cảm thụ âm nhạc một cách bài bản, tự nhiên và hiệu quả nhất.

Trong suốt thời gian đó, Neokid luôn lấy gia đình làm giá trị cốt lõi, tạo ra một không khí gần gũi, thân thiện và vui tươi cho tất cả các giáo viên, học viên và phụ huynh. Không đơn thuần là một trường dạy nhạc, Neokid hướng đến việc trở thành một gia đình âm nhạc hạnh phúc, nơi mà tất cả các giáo viên và học viên cùng gắn bó, trưởng thành và yêu thương nhau như người thân trong một nhà. Thông qua âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật, Trường còn giúp phát triển tình cảm và sự gắn kết của ông bà, cha mẹ, và con cháu trong gia đình.
-Chương trình đào tạo
Chương trình và phương pháp dạy – học tại Neokid được xây dựng dựa trên quá trình chắt lọc những nội dung chất lượng từ các chương trình chuẩn trên thế giới và được điều chỉnh lại để phù hợp nhất với trẻ em Việt Nam. Neokid đặc biệt chú trọng đến các giá trị âm nhạc và nghệ thuật nền tảng. Những bé còn quá nhỏ chưa thể tập trung để học nhạc cụ (3 tuổi – dưới 6 tuổi) sẽ được định hướng tham gia vào Lớp Nền Tảng – nơi dạy các kỹ năng âm nhạc căn bản như hát, đọc nốt, đọc nhịp, cao độ, cảm thụ âm nhạc,… Nhờ vậy, học sinh của Neokid sẽ học nhạc cụ nhanh hơn, có kiến thức âm nhạc vững chắc hơn rất nhiều. Những bài kiểm tra đầu vào cũng giúp giáo viên nhận biết khả năng của từng trẻ để có lịch xếp lớp và chương trình giảng dạy theo một lịch trình phù hợp.
-Đội ngũ giáo viên
Để trở thành thành viên trong đội ngũ Neokid, ngoài năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm, mỗi giáo viên phải hội đủ 3 điều kiện do Neokid đặt ra: yêu trẻ, có tinh thần cầu tiến và chấp hành tốt nội quy nhà trường. Quy trình tuyển chọn và đào tạo kỹ năng sư phạm cho các giáo viên tại Neokid chuyên nghiệp và có tính chọn lọc cao. Mọi giáo viên của Neokid đều phải trải qua một bài kiểm tra âm nhạc đầu vào để chứng minh năng lực bản thân, sau đó phải giải quyết thỏa đáng những tình huống sư phạm mà hội đồng giám hiệu đưa ra để chính thức trở thành thành viên trong gia đình Neokid. Trước khi nhận lớp dạy chính thức, các giảng viên phải trải qua quy trình tập huấn chuyên nghiệp.
6 giờ quan sát các Giáo viên quản lý chuyên môn (Chief Instructor) + 20 giờ trợ giảng Giáo viên Neokid + 2 giờ thi tốt nghiệp = Giáo Viên Neokid.
-Cơ sở vật chất
Neokid hiểu được rằng chất lượng của nhạc cụ ảnh hưởng rất lớn đến những kiến thức về cảm âm, đặc biệt là đối với những bé lần đầu tiếp xúc với âm nhạc.
Nhạc cụ tốt không chỉ giúp bé tiếp thu bài học hiệu quả hơn, mà cũng mang tính định hướng cảm thụ âm nhạc tốt hơn cho bé. Chính vì thế, cơ sở vật chất là một trong những đầu tư lớn nhất của chúng tôi để đảm bảo hỗ trợ tốt các bé trong quá trình học.
Ngoài ra, Neokid thường xuyên tổ chức các chương trình nghệ thuật và các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp trẻ nâng cao kĩ năng âm nhạc, tự tin hơn khi biểu diễn và phát triển khả năng giao tiếp với mọi người.
Vì thế, có thể nói Neokid là một trong những trung tâm âm nhạc tốt để ba mẹ có thể gửi gắm các bé đến học và phát triển bản thân của bé.
Tham khảo: https://esearch.vn/vi/school/truong-am-nhac-va-nghe-thuat-neokid-e-296

Safer Internet Day 2023
“Ngày Internet An Toàn Hơn” (tên tiếng Anh: Safer Internet Day) là sự kiện được tổ chức tại Vương quốc Anh bởi Trung tâm Safer Internet vào Thứ 3 tuần thứ 2 của tháng 2 hàng năm nhằm khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới sử dụng công nghệ trực tuyến an toàn và có trách nhiệm hơn.
Trong cuộc sống cái gì cũng sẽ có 2 mặt tốt – xấu và mạng xã hội cũng không ngoại lệ. Từ ngày có Internet, chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp trao đổi với nhau dù ở xa, học hỏi vô vàn những kiến thức mới, nghe nhạc, chơi game,... vô cùng tiện lợi. Nhưng ít ai biết rằng đồng thời tồn tại những nguy hiểm khi chúng ta online, đó chính là “Bắt nạt trên mạng” (tiếng Anh: Cyberbullying/Online bullying).
“Bắt nạt trên mạng” là khi một người dùng mạng xã hội hoặc ứng dụng nào đó để làm người khác cảm thấy tồi tệ, suy sụp với những lời lẽ thiếu tôn trọng. Và điển hình nhất là khi chúng ta chơi game, có thể thấy việc “bắt nạt” này cũng xảy ra thường xuyên.
Chính vì vậy mà “Ngày Internet An Toàn Hơn” đã ra đời. Lần đầu tiên tổ chức vào năm 2003, giờ đây, “Ngày Internet An Toàn Hơn” đã phát triển và được tổ chức tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tất cả các châu lục, đồng thời tiếp cận hàng triệu người trên toàn thế giới. Và đặc biệt vào năm 2023 này, sự kiện ý nghĩa này cũng sẽ đánh dấu mốc kỷ niệm 20 năm tuổi đời của mình.
“Ngày Internet An Toàn Hơn” ở Vương quốc Anh, trẻ em sẽ thực hiện các hoạt động ở trường, ở nhà, trong các nhóm thanh thiếu niên và ở những nơi khác như chơi câu đố và làm bài tập, đọc truyện, xem phim, làm áp phích và thảo luận cách làm thế nào giữ an toàn trên mạng để tuyên truyền về ngày này.

Vậy chính xác nên làm thế nào để giữ an toàn trên mạng?
Nếu các bé nhìn thấy điều gì đó trên mạng khiến bản thân sợ hãi hoặc lo lắng, hoặc nếu bé biết ai đó đang bị bắt nạt, hãy nói với cha mẹ, giáo viên hoặc người lớn mà bé tin tưởng ngay. Nếu ai đó có hành vi không tốt khi đang chơi trò chơi, người lớn có thể giúp bé báo cáo hoặc chặn người chơi đó.
Không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào như: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email hoặc mật khẩu,... Đây là những thông tin mật quan trọng, nếu chia sẻ cho người khác sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Không nên gặp những người mà bé chỉ mới biết qua mạng. Có thể những người bé gặp trực tuyến không thực sự như những gì họ nói và các bé có thể gặp nguy hiểm khi gặp họ ngoài đời thực.
Khi nói chuyện với ai đó trực tuyến, hãy lịch sự! Không đăng bất kỳ tin nhắn, hình ảnh hoặc video nào mà bé không muốn mọi người xem. Hãy có trách nhiệm với những gì bé đăng.

Hãy tạo mật khẩu dễ nhớ đối với bản thân nhưng khó đoán đối với người khác. Không bao giờ chia sẻ mật khẩu của mình với người khác.
Đừng mở những tin nhắn trông không thật hoặc từ những người không hề quen biết bởi vì nó có thể chứa virus. Hãy cẩn thận với các email, liên kết, tệp và ảnh bé sẽ mở và nếu bé không chắc chắn, hãy hỏi người lớn.
Không phải tất cả mọi thứ bé đọc trên mạng là sự thật. Khi tìm kiếm thông tin, hãy chắc chắn rằng bé sử dụng một trang web đáng tin cậy và nhớ chọn lọc thông tin khi sử dụng nhé!
Internet cũng là nơi để học tập và làm việc nhưng hãy đảm bảo rằng không dành quá nhiều thời gian trên mạng mà còn phải làm các hoạt động khác nữa!

Mỗi năm “Ngày Internet An Toàn Hơn” kêu gọi hành động từ nhiều người tham gia nhằm cung cấp một môi trường kỹ thuật số an toàn hơn và tốt hơn cho những người dùng trẻ tuổi. Trong sự kiện này, rất nhiều tổ chức địa phương và quốc gia đã cùng nhau nâng cao nhận thức về các phương pháp hay nhất để bảo vệ sự an toàn của chúng ta trên mạng. Khẩu hiệu của “Ngày Internet An Toàn Hơn” đó chính là: Cùng nhau vì một mạng internet tốt hơn!

10 chuyện "KHÓ TIN" về giáo dục trẻ em tại Nhật Bản
Theo thống kê, hiếm có đất nước nào trên thế giới trình độ dân trí đạt đến 99,99% như Nhật Bản. Số liệu này phản ánh rõ về nền giáo dục Nhật Bản thật sự có hiệu quả và đáng để các nước khác học hỏi. Bên cạnh đó, rất nhiều chuyện “khó tin” về giáo dục trẻ em tại Nhật Bản có thể sẽ khiến cha mẹ Việt bất ngờ
1. Trẻ em được khuyến khích nghịch bẩn để khám phá mọi thứ trong cuộc sống
Các trường mẫu giáo tại Nhật Bản sẽ mời những em bé chuẩn bị đến tuổi đi học đến tham quan và trải nghiệm những hoạt động tại trường lớp. Điều này giúp các bé có cơ hội làm quen với nhau và cảm nhận hạnh phúc khi được đến trường.
Trong các trường mẫu giáo luôn có một bãi cát cùng rất nhiều đồ chơi như xô, chậu, xẻng để các bé có thể thoải mái đùa nghịch. Giáo viên là người chủ động cho phép các em ngồi bệt trên đất và nghịch cát cùng.
Có thể điều này sẽ khiến các bố mẹ Việt kinh ngạc vì ai cho con đi học cũng muốn con được sạch sẽ do sợ nhiễm khuẩn. Nhưng với người Nhật chuyện này là bình thường vì giáo dục mầm non tại đây nhấn mạnh vào hạnh phúc nội tại của đứa trẻ, khuyến khích các em được tự do khám phá thế giới xung quanh.
2. Giáo dục trẻ em đối mặt với khó khăn
Có một chương trình thực tế mang tên Hajimete no Otsukai (Lần đi công chuyện đầu tiên) nổi tiếng hơn 30 năm qua tại Nhật dành cho trẻ từ 2-7 tuổi, nhiệm vụ của các bé là đi ra ngoài một mình và thực hiện các yêu cầu của bố mẹ giao cho.
Ví dụ: chương trình yêu cầu một bé gái 5 tuổi một mình đi xe bus 1 giờ đồng hồ ra chợ mua một túi thực phẩm lớn gồm bánh ngọt, cá tươi, thịt viên, rồi mang những thứ mua được đến nhà ông. Kết quả em bé đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khiến cho ai nấy đều cảm thán: “Thật tuyệt vời!”
Trên các xe bus, tàu điện hoặc các phương tiện công cộng ở Nhật bạn có thể thường xuyên bắt gặp những em bé từ 5-6 tuổi mang theo túi đi học. Đây là một chuyện rất phổ biến ở Nhật.
3. Trẻ em tự xách túi
Bố mẹ ở Nhật vẫn đi đón con mỗi khi tan học. Tuy nhiên, họ không xách balo hộ con mà để cho bé tự làm. Cha mẹ Nhật Bản không cảm thấy con cái họ cần sự giúp đỡ, mà dạy con biết “tự làm việc của mình”.
4. Rèn luyện để quen với giá lạnh
Ở Nhật, dù thời tiết có giá lạnh cỡ nào, trẻ em thường không mặc quần dài. Các bé thường mặc quần short dù trời hôm đó có tuyết. Theo triết lý giáo dục của Nhật, rèn luyện cho trẻ quen với giá lạnh không chỉ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mà còn nuôi dưỡng sự kiên trì, dũng cảm cho trẻ.
5.Học sinh phải tự phụ trách vệ sinh trường học
Môi trường học đường ở Nhật Bản rất sạch sẽ nhưng hầu hết các trường học không thuê nhân viên dọn dẹp mà để cho học sinh tự làm, kể cả dọn dẹp nhà vệ sinh.
Ví dụ: sau khi hoàn thành tiết học giáo dục thể chất trong sân chơi hoặc phòng tập thể dục, các bạn sẽ dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ để lớp sau có môi trường học thoải mái.
Cách giáo dục như vậy vừa khiến cho trẻ em học được cách tôn trọng thành quả lao động của mình, mặt khác giúp trẻ rèn luyện tinh thần làm việc và chịu khổ.
6.Giáo dục kiến thức sinh sản, giới tính từ sớm
Trẻ em ở Nhật được giáo dục kiến thức giới tính từ sớm. Trước khi tốt nghiệp mẫu giáo, các bé có thể ý thức được con trai không được tắm chung với con gái và con gái thì không thể vào phòng tắm với bố.
Đặc biệt, giáo dục giới tính ở Nhật rất chi tiết và không hề hời hợt. Vào giờ học, giáo viên sẽ dùng sách ảnh và đồ dùng dạy học để giải thích các đặc điểm sinh lý, cơ quan sinh sản cho các em… Giáo viên cũng sẽ truyền đạt cho các em các nguyên tắc giữa nam nữ, phổ biến kiến thức tâm sinh lý.
7.Giáo dục đối mặt với tử vong
Nhật Bản thường xuyên đối mặt với thiên tai, thảm họa như động đất, núi lửa, sóng thần và bão nên người Nhật có ý thức sâu sắc về khủng hoảng. Do đó, giáo dục đối mặt với cái chết là phổ biến ở Nhật.
Chương trình giáo dục về cái chết ở Nhật Bản không chỉ dạy trẻ em về nguồn gốc và sự phát triển của cuộc sống mà còn dạy trẻ em đối phó với nỗi đau mất người thân. Các tác phẩm có chủ đề về cái chết được xuất bản phổ biến, ví dụ như “Cái chết đối với trẻ em là gì”.
Không biết về cái chết thì sao biết được sự sống quý giá nhường nào. Thông qua cách giáo dục như vậy, trẻ em biết được rằng cuộc sống rất đáng trân trọng và bảo vệ.
8. Sức mạnh của tập thể
Điều đầu tiên các em được học tại trường mẫu giáo là khái niệm “Tập thể là gì?”
Tập thể theo định nghĩa của các nhà giáo dục Nhật Bản là các sự tương đồng. Ví dụ từ mọi thứ như đồng phục, hộp ăn trưa, kính, giày dép… là tiêu chuẩn thống nhất.
Những thói quen như cùng nhau lau sàn nhà, lau cửa kính, ăn xong nhớ lau bàn ăn được giáo dục hình thành cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Các thói quen này dựa trên nguyên tắc: tôi là thành viên của tập thể và tôi nghĩ cho tập thể.
Từng có một clip khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao về một cậu bé học sinh mẫu giáo người Nhật trong giờ học nhảy cầu. Trong khi các bạn của cậu đều đã nhảy qua hết, chỉ còn cậu bé còn rất rụt rè, không dám nhảy, thậm chí còn khóc lớn. Các bạn cùng lớp thấy thế, không ai bảo ai, cùng đứng dậy vây xung quanh cậu bé và cổ vũ: “Bạn có thể làm được! Bạn có thể làm được!”. Nhờ sự khuyến khích đó mà cuối cùng cậu bé đã dũng cảm nhảy qua được. Điều này đã cho chúng ta thấy về sức mạnh tập thể trong giáo dục người Nhật.
Người Nhật không thích chứng tỏ bản thân qua việc thể hiện mình khác biệt so với người khác. Thay vào đó họ luôn khiêm tốn: “Mọi người đều giống nhau, mọi người đều tốt nhất.”
9. Không quy định thời gian ăn của trẻ
Hầu hết các ông bố bà mẹ châu Á hay có thói quen giục con ăn nhanh, nếu thấy con ăn quá lâu là sẵn sàng đút cho con ăn hết bữa. Ngay cả các trường mẫu giáo cũng ra quy định học sinh chỉ được ăn trong 1 tiếng.
Còn ở Nhật, các trường mẫu giáo không bao giờ quy định thời gian trẻ phải ăn trong bao lâu bởi chức năng tiêu hóa của trẻ vẫn còn non, dễ bị khó tiêu nếu ăn quá nhanh. Thói quen nhai chậm được người Nhật dạy trẻ từ nhỏ.
Tuy nhiên, trên bàn ăn vẫn có những quy định rất nghiêm. Trước bữa ăn trẻ sẽ phải nói: “Con muốn bắt đầu ăn” và khi kết thúc sẽ nói “Cảm ơn vì sự hiếu khách”. Ngay từ nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục biết ơn người nấu cho mình ăn và trân trọng mọi loại thực phẩm.
10. Mọi đứa trẻ đều phải học cách tự lập
Người Nhật có một câu tục ngữ khá phổ biến: “Kawaii ko ni wa tabi o saseyo” (tạm dịch “Gửi con yêu dấu vào cuộc hành trình”). Tức là ngay từ đầu, bố mẹ Nhật đã xác định rằng việc “gửi con vào cuộc hành trình”, để con “tự thân vận động”, không có bố mẹ ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho con sau này.
Do đó, giáo dục trẻ mầm non tại Nhật đề cao tính tự lập. Thấm nhuần những kỹ năng tự lập từ sớm sẽ mang đến cho các em sự tự tin để làm chủ cuộc đời. Cuộc sống sau này đầy rẫy những khó khăn mà nếu trẻ không vững tâm sẽ rất dễ bỏ cuộc trước những thách thức. Đây chỉ là một bước nhỏ trong việc giúp trẻ hướng đến tương lai rực rỡ thành công.