Trang chủ
Tin Tức
Khắc Phục “Thông Minh Giả” Thường Gặp Ở Trẻ Em

 “Thông minh giả” là sự lanh lẹ, mánh khóe, mẹo vặt nhất thời. Không thể hiện ở chiều sâu hiểu biết, tư duy, về lâu dài không đem lại nền tảng tốt cho bé. Hay từ dân gian còn gọi là “Khôn lõi”

 

Dấu hiệu Thông minh giả - Khôn lõi:

- Bé luôn mánh khóe để được nghỉ học, được đi chơi

- Lí sự cùn để không bị phạt, bao biện cho lỗi lầm. Đùn đẩy để tránh trách nhiệm

- Đề cao lợi ích của mình như khư khư giữ đồ chơi, nhưng tìm mọi cách để chơi đồ, ăn bim bim của bạn, ăn hiếp những bạn yếu kém hơn mình.

- Lấy lòng, nịnh nọt những bạn, cô, chú đem lại lợi ích cho mình

- Luôn cho mình là đúng. Tỏ ra hiểu biết.

Ba mẹ thường cười xòa vì những hành động này của bé, cảm thán sao mới bé tí mà nó khôn thế nhỉ. Thậm chí còn tự hào, kể vui cho mọi người nghe về những hành động đó của con. Đâm ra bé cho đó là hay, là được mọi người công nhận, nên sẽ không điều chỉnh lại được hành vi. Càng lớn, bé sẽ càng mánh khóe hơn.

Với kinh nghiệm sống của chúng ta, khôn lanh một chút thì mới ko bị người khác qua mặt, lừa lọc. Nên cũng không muốn con mình quá khờ, thường dặn dò con đừng hiền quá, phải thế này, thế kia….

Nhưng 20 năm nữa, khi con lớn lên, đã là một thời đại khác. Xã hội đang dần coi trọng sự trung thực, đề cao tinh thần tập thể, đôi bên cùng có lợi, coi trọng lợi ích đồng đội. Những sự tính toán, luồn lách chỉ đem lại sự bất lợi, khó hòa nhập, khiến con không được đối tác tín trọng.

 

Khôn lỏi không phải là sự thể hiện của người thông thái, tài ba. Khôn lỏi có thể giúp con đi được nhanh. Nhưng thành đạt và hạnh phúc bền lâu chỉ dành cho những người thông minh và thật sự chân thành.

Vậy đâu mới là biểu hiện thông minh thật sự ở trẻ:

- Đặt rất nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề

- Hay tưởng tượng phong phú

- Biết cách bảo vệ bản thân để không bị ăn hiếp

- Biết khen ngợi, ngưỡng mộ người khác thật lòng

- Không ngại ngùng hỏi lại nếu chưa hiểu, không giấu dốt

 

Khắc phục các trường hợp "khôn lõi" của con

- Khi con lý sự cùn, đùn đẩy trách nhiệm.

Ba mẹ cố gắng nhịn cười, hỏi xác nhận lại sự việc, và phớt lờ các lý do và cái cớ mà con đưa ra. Chẳng hạn “có phải ý con là con bị vấp té nên làm đổ tô cơm phải không, nào đưa chân mẹ xem..” và phớt lờ đi việc con nói tại cái ghế vướng đường, tại con muốn đi nhanh tới chỗ mẹ…

Về sau khi có mặt con, cũng không đem chuyện này ra kể vui cho mọi người nghe, làm con lầm tưởng điều đó là hay.

- Khi con ích kỷ không muốn chia sẻ, nhưng lại luôn tìm cách xài đồ của bạn bè.

Hãy hỏi con, nếu con bị đối xử như vậy, con sẽ buồn chứ? Nếu bé tự tin trả lời: “con không bao giờ bị vậy cả, chỉ có bạn đó ngốc mới bị thôi”.

Bạn hãy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ồ, ra vậy, mẹ thì hay chia sẻ đồ ăn với các cô chú khác lắm, nhưng cô chú không nghỉ mẹ ngốc, mà cho ngược lại mẹ. Nếu cô chú nghỉ mẹ ngốc, thì mẹ sẽ rất buồn, và sẽ ước rằng đừng ai đối xử với mẹ như vậy” – Đừng phê phán bé, hãy để bé tự cảm nhận việc làm của mình bằng một câu chuyện tương tự.

- Khi thấy con lấy lòng, nịnh những người mang lại lợi ích cho con.

Hãy hỏi con: “Con rất thích bạn ấy à, kể mẹ nghe về bạn ấy đi”.

Sau khi con kể xong “Ồ, nghe có vẻ bạn ấy rất hay cho con quà vặt. Thế con có cho bạn ấy món gì của con chưa?”.

Có thể bé sẽ nói: “Không, con không có gì để cho, mà bạn ấy cũng không cần”. Lúc này hãy giảng giải với con: “con rất nhiều tài vặt, như biết vẽ, biết đàn, biết kể chuyện,.. hãy dạy bạn cùng biết thay vì chỉ khen bạn, lời khen nghe xong là biến mất. Con đâu thua kém gì bạn, không cần xin bạn điều gì, đúng không con?”

- Đối phó với các mánh khóe của bé.

Vd bé không muốn ngủ trưa nên tới giờ thì quấn lấy ông bà, bảo con thương, con muốn chơi với ông bà. Hoặc giả bệnh để khỏi đi học. Ca này thì đừng vội lật tẩy bé, bé cảm thấy xấu hổ, sẽ càng cứng đầu tỏ ra oan ức thì khó trị hơn.

Hãy hỏi lại “Con rất thích đi học nhưng vì đau bụng mà con không đi được thôi phải ko?” – Tất nhiên bé sẽ Dạ – “Nếu thích như vậy thì sau khi con khỏe, mẹ sẽ chở con lên nhà cô giáo học lại bài hôm nay bù vô nhé. Mỗi ngày cũng sẽ đăng kí cho con học thêm ở nhà cô”.

Lúc này bé sẽ mếu mó không biết làm sao, bạn hãy gợi ý bé nói thật “Nếu con không muốn đi học, con cứ nói với mẹ nhé. Mẹ và con sẽ cùng thương lượng. Có thể con sẽ ở nhà tự học 1 hôm thay vì đến lớp, con nhé. Nếu đau bụng rồi thì phải nằm mãi trên giường, cũng không được chơi đồ chơi rồi”…

 

Không ai hiểu con bằng bạn, mỗi tình huống, bạn hãy cân nhắc thật kĩ để ứng phó phù hợp với tính cách của con, tránh làm con sượng sùng, xấu hổ. Hãy để con tự nhận ra bài học ba mẹ nhé.

05 website luyện gõ máy tính tốt nhất cho bé

Việc học online này càng phổ biến, để hướng dẫn các con sử dụng bàn phím chuẩn và nâng cao tốc độ cùng độ chính xác, ba mẹ có thể tham khảo các website sau để giúp con rèn luyện nhé!

 

1. Typing.com

https://www.typing.com/student/lessons

Trang web này cung cấp các bài học gõ bàn phím bằng 10 ngón miễn phí cho đối tượng thuộc trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Trẻ tầm tuổi cấp 2 tới khi trưởng thành sẽ hưởng lợi nhiều từ các bài học ở đây.

Bàn phím ảo hiển thị vị trí các chữ cái và ngón tay nào nên đặt ở đâu sẽ giúp bạn tập trung vào việc gõ tốt hơn. Khi hoàn thành, bạn sẽ xem được tốc độ, sự chính xác và thời gian gõ xong văn bản cũng như những phím mà bạn đang gặp rắc rối.

Không cần phải đăng ký nhưng nếu lập tài khoản - hoàn toàn miễn phí - tại đây, bạn có thể theo dõi sự tiến bộ của mình và giành phần thưởng.

Có mục dành riêng cho giáo viên mang tên Teacher Portal, giúp bạn quản lý và theo dõi tiến bộ của trẻ khi trẻ hoàn thành các bài tập luyện gõ miễn phí.

 

2. Dance Mat Typing

https://www.bbc.co.uk/bitesize/topics/zf2f9j6/articles/z3c6tfr

Trang web này sử dụng nhân vật là các con thú có tính sách độc đáo và những trò chơi nhiều màu sắc để biến các bài học gõ bàn phím trở nên vui nhộn hơn, dành cho trẻ 7-14 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ học cấp 1.

Trẻ sẽ được giới thiệu bài học luyện gõ 10 ngón thuộc 4 cấp độ, mỗi cấp độ có 3 giai đoạn khác nhau. Việc này thực sự giúp bài học được phân chia thành các phần nhỏ dễ kiểm soát, do đó, việc luyện gõ không gây cảm giác quá tải, nặng nề.

Không cần đăng nhập hay đăng ký nên trẻ có thể nhanh chóng đến với các bài học của mình.

 

3. TypingClub

https://www.typingclub.com/

Có 100 bài học gõ bàn phím miễn phí trên trang web này, nơi bạn sẽ học về các phím bảng chữ cái, phím Shift, phím số và phím biểu tượng. Cũng có các bài học tập trung chủ yếu vào tốc độ gõ. Bạn có thể chuyển tới bất cứ bài học nào, vào bất cứ thời điểm nào bạn thích.

Trong lúc dạo qua các bài học luyện gõ 10 ngón, bạn có thể xem cụ thể tốc độ và sự chính xác của mình. Nếu đăng ký tài khoản miễn phí, bạn có thể theo dõi sự tiến bộ trong quá trình học cũng như kỷ lục bạn đã đạt được và một số thông tin khác.

Giáo viên/phụ huynh cũng có thể sử dụng các bài luyện gõ 10 ngón miễn phí của TypingClub để theo dõi tiến bộ của trẻ, tuỳ chỉnh các bài học và thậm chí quản lý nhiều nhóm trẻ khác nhau

 

4. Touch Typing Study

https://www.typingstudy.com/

Trang web này có 15 bài học gõ 10 ngón miễn phí, được hiển thị ở nhiều ngôn ngữ và giao diện bàn phím khác nhau, cộng thêm một số trò chơi cũng như bài kiểm tra về tốc độ gõ.

Mỗi bài học được chia thành các chủ đề, vì thế, bạn dễ dàng biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo hoặc bỏ qua một phần nào đó nếu cảm thấy tự tin về kỹ năng của mình.

Trong khi gõ, bạn cũng có thể theo dõi số lỗi mình mắc phải, tốc độ và thời gian gõ xong văn bản.

 

5. Big Brown Bear

http://bigbrownbear.co.uk/learntotype/

Trang web này có 14 bài học gõ 10 ngón miễn phí, giúp bạn làm quen với tất cả các phím trên bàn phím.

Có một điểm đáng chú ý về Big Brown Bear là cách các từ xuất hiện trên màn hình. Thay vì nhìn chúng dưới dạng đoạn văn như thông thường, các từ sẽ xuất hiện theo một hàng đơn và đi qua trung tâm màn hình, nhờ đó, bạn không phải đảo mắt liên tục để nhìn chữ.

Tuy nhiên, với những bài học này, bạn phải tự chữa lỗi của mình trước khi có thể tiếp tục gõ – và có thể bạn sẽ muốn/không muốn làm việc này.

Trong mỗi bài học, bạn có thể xem tốc độ, sự chính xác và thời gian hoàn thành văn bản.


Phụ huynh Mỹ cho con học "vỡ lòng" như thế nào?

Lớp đầu tiên của giáo dục tiểu học ở Mỹ gọi là Kindergarten - nôm na là “vỡ lòng”. Ở Mỹ, các gia đình không lo lắng chuẩn bị cho con vào lớp 1 mà chuẩn bị cho con học vỡ lòng. Trẻ 5 tuổi bắt buộc đi học, và trước đó, cha mẹ Mỹ có thể chọn cho con đi học tiền vỡ lòng (Pre-K) hoặc ở nhà "dạy con - homeschool". Đúng với nghĩa dạy, chứ không chỉ đơn thuần là "giữ con" như cách nhiều gia đình Việt vẫn làm.

Phụ huynh sẽ được cung cấp thông tin về những kiến thức "homeschool" và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho con vào vỡ lòng, thông qua thư viện hoặc các sự kiện ở địa phương do sở giáo dục tổ chức. Một số nội dung chính mà phụ huynh cần chuẩn bị cho con gồm:

 

10 kỹ năng mặc định mà trẻ cần phải biết trước khi vào vỡ lòng là: 

1. Tự sử dụng nhà vệ sinh đúng cách bao gồm cả việc rửa tay mà không cần nhắc nhở.

2. Tự chỉnh sửa quần áo trước và sau khi dùng nhà vệ sinh, tự cởi và mặc quần áo ấm.

3. Tự cột dây giày, tự mở hộp cơm trưa và tự ăn.

4. Ngồi im để nghe đọc sách hoặc kể chuyện trong vòng 5 hoặc 10 phút.

5. Tự dọn dẹp đồ đạc sau khi sử dụng.

6. Chia sẻ học liệu và đồ chơi với các bạn khác.

7. Có thái độ tích cực khi đi học.

8. Tự tin và không quấy khóc khi tạm biệt cha mẹ.

9. Có khả năng lắng nghe và tuân theo các hướng dẫn gồm 3 hoặc 3 bước.

10. Có khả năng giải quyết xung đột một cách hòa nhã.

 

13 kiến thức và kỹ năng học thuật khác mà trẻ cần phải biết trước khi vào vỡ lòng là:

1. Có thể tự nói tên đầy đủ khi được hỏi.

2. Có thể viết tên của mình với chữ hoa cho chữ cái đầu tiên và chữ thường cho các chữ còn lại.

3. Cầm các dụng cụ để viết và làm thủ công như viết, viết màu hoặc kéo bằng 3 ngón tay một cách phù hợp.

4. Đếm ít nhất tới 10 và nói được số nào đứng trước hoặc đứng sau.

5. Biết tất cả “tên” của các chữ cái trong tên họ của mình.

6. Nhận diện các hình dạng cơ bản trong toán như hình tam giác,hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình ô van, hình ngôi sao, hình thoi và hình trái tim.

7. Biết các màu cơ bản như đỏ, xanh dương, xanh lá cây, màu cam, màu tím, màu đen, màu trắng, màu nâu, màu hồng.

8. Nhận diện được các chữ số từ 1 đến 10 theo thứ tự ngẫu nhiên.

9. Nhận diện các chữ cái viết hoa và viết thường.

10. Dùng ngón tay để đếm chính xác tới 10.

11. Biết được khái niệm về sách như bìa trước, bìa sau, trang nào trước, đọc dò chữ từ trái qua phải.

12. Có thể cung cấp các từ vần với nhau như trong các bài thơ vần.

13. Kể lại câu chuyện đơn giản theo đúng trình tự.

 

Những kỹ năng và kiến thức này chỉ cần biết, còn lại giáo viên vỡ lòng sẽ củng cố và rèn luyện thêm ở trong lớp. Và một điểm cởi mở của phụ huynh Mỹ chính là không ngần ngại hoãn lại việc lên lớp 1 của con nếu như thấy con chưa sẵn sàng về mặt học thuật hay về tuổi tâm lý. Bởi mỗi trẻ sẽ có bước phát triển khác nhau, có trẻ nhận diện mặt chữ rất sớm, nhưng có trẻ đến 7 tuổi mới nhận diện mặt chữ.

 

Nguồn: Sưu tầm

Esearch, kênh tìm kiếm trường học, trường tiểu học Quốc tế, trường tiểu học Song ngữ, trường tiểu học, thành phố Hồ chí minh, tiếng anh hoàn toàn
Tổng hợp các trường tiểu học Quốc tế - Song ngữ tại TP.HCM

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP)

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) là trường học quốc tế đẳng cấp quốc tế dành cho trẻ em từ 18 tháng đến 11 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp tiếp cận giảng dạy và học tập gồm Học tập theo khái niệm, dựa trên yêu cầu, tập trung vào kỹ năng và trao quyền cho học sinh. Những điều này hỗ trợ sự phát triển của trẻ toàn diện và cung cấp một nền giáo dục cân bằng.


Trường quốc tế Á Châu (IPS)

IPS là một trong những trường tiểu học quốc tế tại TPHCM lâu đời và nổi tiếng. Với vốn đầu tư chính thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc Tế Á Châu. Nhờ vậy, trường luôn được xây dựng và trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tốt nhất. Không chỉ vậy, với lịch sử thành lập từ năm 1999, IPS có kinh nghiệm lâu đời trong việc giảng dạy Bậc Tiểu học.


Renaissance Sài Gòn

Không kém cạnh so với 2 trường trên, Renaissance Sài Gòn cũng mang lại chất lượng đào tạo vượt trội. Với tuổi đời thành lập hơn 13 năm, trường có kinh nghiệm khá lớn trong việc đào tạo học sinh. Đặc biệt, đây là trường duy nhất tại Việt Nam được đầu tư bởi Công tước xứ York – Hoàng tử Andrew.


Lycée Français International Marguerite Duras

Mặc dù tên gọi của trường khá khó nhớ. Nhưng chất lượng cũng trường đã mang lại sự tin tưởng lớn đối với phụ huynh. Lycée Français International Marguerite Duras được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giáo dục Pháp.


British International School (BIS)

BIS được thành lập khá lâu đời. Trường được xây dựng vào năm 1997 đến nay. Nhờ vậy, BIS luôn thấu hiểu rõ mong muốn của phụ huynh cũng như tâm lý của học sinh. Và từ đó có thể đưa ra được phương pháp giảng dạy, đào tạo tốt nhất.


Trường Quốc tế Anh Việt (BVIS)

BVIS là một trong những trường quốc tế chất lượng hàng đầu Việt Nam. Trường còn là thành viên của Tổ chức Giáo dục Nord Anglia. Đây được xem là tổ chức giáo dục uy tín, chất lượng trên thế giới.


Hệ thống trường quốc tế Việt Mỹ VAschools

VAScholls là một trong những hệ thống trường khá quen thuộc với phụ huynh Việt Nam. Không chỉ số lượng xây dựng trường nhiều mà còn lại mặt đào tạo, cơ sở vật chất cực kỳ chất lượng.


Trường Quốc tế Châu Âu (EIS)

EIS là một trong những Trường Quốc Tế có đa dạng cấp độ đào tạo. Học sinh tại đây đều trải dài từ 2-18 tuổi. Do vậy, bố mẹ mong muốn tìm kiếm và lựa chọn trường học quốc tế xuyên suốt cho con. EIS chính là ưu tiên hàng đầu.


Trường Tiểu học Quốc tế Đức tại Việt Nam (IGS)

IGS cũng có tuổi đời thành lập khá lâu năm với hơn 8 năm. Đặc biệt, đây là trường Quốc tế duy nhất của Đức có chương trình giảng dạy đa văn hoá. Vì đến đây, trẻ không chỉ tiếp xúc nguồn ngoại ngữ chính là tiếng Anh. Thêm vào đó, đáp ứng nhu cầu và mong muốn, con cũng có thể học các ngôn ngữ khác.


Singapore International School (SIS)

Nổi tiếng với lịch sử hình thành lâu đời tại Việt Nam. Trường Quốc tế Singapore International School luôn là lựa chọn hàng đầu của bố mẹ. Không chỉ chất lượng trong việc giảng dạy, đào tạo và phát triển trẻ. Trường còn cung cấp giáo trình, mô hình xây dựng đạt chuẩn Mỹ.


Hệ thống Trường Tây Úc (WASS)

Hệ thống Trường Tây Úc là một trong 9 thành viên của Tập đoàn phát triển giáo dục quốc tế Đông Dương. WASS đào tạo từ Mầm non cho đến Trung học phổ thông trong môi trường đa văn hóa, cởi mở, yêu thương và thân thiện.


Trường Tiểu học – THCS – THPT Việt Mỹ

Trường Tiểu học – THCS – THPT Việt Mỹ có chương trình giảng dạy song ngữ Việt – Anh. Đảm bảo chương trình tiếng Việt của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Việt Nam, các bằng cấp được Bộ Giáo Dục & Đào Tạo công nhận như các trường công lập; chương trình tiếng Anh ESL theo hệ thống chứng chỉ quốc tế của Đại học Cambridge và hiện đang được áp dụng tại Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc.


Hệ thống trường Vinschool

Hiện nay, Vinschool triển khai 2 Hệ đào tạo: Hệ Chuẩn Vinschool và Hệ Nâng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các em học sinh có những định hướng khác nhau như chọn thi đại học trong nước hay đi du học. 


Hệ thống trường Emasi

EMASI là một hệ thống trường song ngữ quốc tế với cơ sở vật chất được xây dựng và trang bị theo tiêu chuẩn Mỹ, giảng dạy chương trình của Bộ GD-ĐT. Chương trình tiếng Anh Cambridge tăng cường được giảng dạy bởi giáo viên bản ngữ, cùng với chương trình Giáo dục Thể chất và Giáo dục Nghệ thuật theo chuẩn Common Core / AERO của Mỹ được dạy bằng tiếng Anh bởi giáo viên nước ngoài.


Trường Tiểu học - THCS - THPT Albert Einstein

Với phương châm giáo dục giúp học sinh trở thành những con người thành công dựa trên nền tảng 5 mục tiêu giáo dục: Đam mê, Kiên trì, Cảm xúc, Kỹ năng, Kiến thức. Chuẩn bị cho học sinh một nền tảng học thuật để làm việc có hiệu quả, để sáng tạo thànhcông và để cuộc sống của các em luôn tràn ngập cảm xúc.


Trường song ngữ quốc tế Wellspring

Wellspring là Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp đầu tiên (tháng 2/2012) của Việt Nam được chính thức và trực tiếp công nhận là Trường Quốc tế Cambridge cho cả 3 cấp học bởi Hội đồng Khảo thí Giáo dục Phổ thông Quốc tế - Đại học Cambridge.


Trường Nam Mỹ (UTS)

Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS được thành lập năm 2018 và hiện tại là cơ sở giáo dục uy tín tại TP.HCM. UTS là thành viên của Hệ thống Giáo dục Văn Lang với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.


Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific College – APC)

Ngoài kết hợp giữa chương trình giáo dục Việt Nam và quốc tế theo tiêu chuẩn Anh Quốc, Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương còn bổ sung môn học Toán tư duy trong giờ học chính khóa. APC là trường tiểu học quốc tế ở TPHCM duy nhất áp dụng môn học này vào chương trình giảng dạy chính thức, giúp kích thích phát triển não bộ và tăng khả năng tập trung cao độ ở trẻ.


Trường Song ngữ Quốc tế Horizon (HIBS)

Trường đào tạo từ bậc mầm non đến THPT với chương trình học kết hợp giữa Bộ GD&ĐT và chương trình Cambridge, Anh. Là trường song ngữ quốc tế nên áp dụng giảng dạy song song hai chương trình, 100% chương trình của Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam cùng với chương trình tiếng Anh chuyên sâu. Cụ thể, các em còn được giảng dạy các môn khoa học và toán học bằng tiếng Anh do các giáo viên nước ngoài phụ trách.

 

Tham khảo thông tin về các trường tại: http://bit.ly/Danhsachtruongquoctesongngu


Các Trường Liên Cấp tại TP. Hồ Chí Minh

Trường liên cấp là mô hình trường áp dụng hệ đào tạo có nhiều cấp học từ mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và có thể đến Đaị học. Được trang bị đầy đủ các điều kiện giáo dục tiên tiến để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì trường học liên cấp là trường có nhiều cấp học. Sau đây là các trường liên cấp tại TP. Hồ Chí Minh ba mẹ có thể tham khảo:

 

Trường Quốc Tế ABC

Được thành lập vào năm 1995, Trường Quốc tế ABC là một trường học cung cấp chương trình giáo dục cho học sinh 2-18 tuổi, trường cung cấp chương trình giảng dạy phù hợp với Chương trình giảng dạy quốc gia của Anh. Tất cả việc giảng dạy đều thông qua phương tiện ngôn ngữ tiếng Anh.

 

Hệ thống Trường quốc tế Canada Việt Nam CIS

CIS là trường đầu tiên và cũng là trường duy nhất tại Việt Nam có chương trình giảng dạy được xây dựng trên nền tảng của chương trình Ontario (Canada), dành cho học sinh từ cấp độ mẫu giáo đến lớp 12. Được thành lập và phát triển từ năm 2009, CIS bắt đầu chặng đường giáo dục dưới sự hợp tác với các hội đồng giáo dục thuộc nổi tiếng của Bang Ontario, tiêu biểu như Hội Đồng Giáo Dục Niagara (DSBN) từ 2009 đến tháng 6 năm 2014, và Hội Đồng Giáo Dục Toronto (TDSB) từ  tháng 7 năm 2014.

 

Trường Quốc Tế APU

APU là một trong những trường quốc tế lâu đời tại TPHCM, kể từ khi thành lập vào năm 2004, APU đã không ngừng tham gia vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sử dụng 100% tiếng Anh trong tất cả các cấp học.

 

Trường Quốc tế Úc AIS

Qua hơn 12 năm hoạt động, AIS là một trong “những trường IB thế giới” hàng đầu tại Việt Nam với hơn 1.300 học sinh đến từ 40 quốc gia khác nhau tại 3 cơ sở ở Quận 2. Nhiều học sinh của trường đã tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá trên thế giới. Năm 2019, AIS Việt Nam và ACG đã gia nhập vào Inspired, một trong những tập đoàn giáo dục đẳng cấp hàng đầu trên thế giới.

 

Trường Tiểu Học, THCS, THPT Albert Einstein (AES)

Với phươngchâm giáo dục giúp học sinh trở thành những con người thành công dựa trên nền tảng 5 mục tiêu giáo dục: Đam mê, Kiên trì, Cảm xúc, Kỹ năng, Kiến thức. Chuẩn bị cho học sinh một nền tảng học thuật để làm việc có hiệu quả, để sáng tạo thànhcông và để cuộc sống của các em luôn tràn ngập cảm xúc.

 

Trường quốc tế ACG

Cho dù bạn chọn trường ACG nào, con bạn sẽ nhận được trình độ giáo dục cao nhất từ ​​những giáo viên hàng đầu, mang đến một chương trình giảng dạy được quốc tế công nhận. Các chương trình thể thao, nghệ thuật và công nghệ của chúng tôi cung cấp sự cân bằng cho cuộc sống học tập và đảm bảo học sinh phát triển thành những cá nhân toàn diện, tự tin với nhiều khả năng khác nhau. Học sinh ACG School liên tục đứng đầu cả nước về kết quả học tập. Năm 2020, học sinh Trường ACG đã nhận được 22 Giải thưởng Người học Xuất sắc của Cambridge, bao gồm Top in World và Top in New Zealand trong nhiều môn học.

 

The International School (TIS)

Trường Tiểu học – THCS – THPT Quốc Tế (The International School) theo đuổi tầm nhìn trở thành giải pháp hiệu quả cho mối quan hệ của phụ huynh và học sinh; là môi trường phát triển vững chắc cho học sinh cả về học vấn, năng khiếu và tính cách, phẩm chất. TIS làm điều này thông qua sự kết hợp hài hòa Chương trình Giáo dục Quốc gia với Chương trình Giáo dục Tiếng Anh Quốc tế, với phương pháp giáo dục cá thể hóa (Personalized Education) giúp các em sẵn sàng đương đầu với thử thách của cuộc sống cũng như thành công ở những bậc học cao hơn, đồng thời vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.

 

Hầu hết các trường Quốc tế - Song ngữ tại TP. Hồ Chí Minh đều là những trường liên cấp nhằm đảm bảo các em học sinh sẽ có môi trường học tập trung, nhất quán và có định hướng ngay từ lứa tuổi nhỏ. Để tham khảo thêm các trường Quốc tế - Song ngữ tại TP. Hồ Chí Minh, tham khảo tại: http://bit.ly/Danhsachtruongquoctesongngu

Cách xử lý các màn ăn vạ của con

Khi bước vào tuổi lên 2, lên 3, các con trải qua một loạt thay đổi về tâm lý, thể chất và bắt đầu thể hiện tính cách độc lập, quyền lực của mình. Mỗi khi không vừa ý điều gì, trẻ sẽ tung chiêu ăn vạ bằng những hành động như khóc lóc, cắn, cào, cấu xé, la hét...

Nhiều cha mẹ xót con nên lập tức lao vào dỗ dành rồi đáp ứng mọi yêu cầu của con. Trong khi đó, một số lại lại không giữ được bình tĩnh quát mắng, thậm chí dùng roi để con nghe lời. Tuy nhiên, cả 2 cách này càng làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn.


Vậy phải xử lý những cơn ăn vạ này như thế nào để con trở nên hợp tác hơn?

Sự bướng bỉnh và giận dữ (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Tantrum) hay còn gọi là ăn vạ diễn ra khá thường xuyên ở trẻ nhỏ. Đôi lúc điều này đi đến quá đà với những biểu hiện mãnh liệt như: nằm lăn lộn xuống đất, khóc và hét lớn, bức tóc bức tai, dậm chân và đá đồ đạc, thậm chí cả cha mẹ của bé.

Theo GS. Potegal M., ĐH Minnesota, Mỹ đã đưa ra 5 cấp độ của Tantrum sẽ đi qua:

Cấp độ 1 – Giận dữ: Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét/la rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể/bản thân/người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.

Cấp độ 2 – Giận dữ và buồn bã: Bắt đầu bằng sự mếu máo và khóc, giãy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian Tantrum.

Cấp độ 3 – Đừng chạm tôi: Bắt đầu những biểu hiện giãy nảy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian Tantrum.

Cấp độ 4 – Tôi cần cái ôm: Bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%.

Cấp độ 5 – Hết giận: Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận giữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại món đồ đó hoặc bạn đó bình thường.


Quy luật của tantrum là gì?

Để có cách giải quyết cho những lần tantrum của bé thì cha mẹ phải hiểu quy luật tantrum:

Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD dụ dỗ, đánh lừa, mua đồ chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ lớn hơn.

Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1, 2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là điều được khuyên.


Vậy, khi con ăn vạ thì cha mẹ cần phải làm gì?

Hãy cắt ngay nguồn năng lượng gây ra tantrum, đừng lo lắng khi tantrum quá đà ở cấp độ 1,2 và 3. Bạn chỉ đơn thuần im lặng, và cất những món đồ/giải quyết tình huống gây ra sự tantrum của bé.

Bạn phải đủ cứng rắn và kiên nghị trong suốt thời gian tantrum diễn ra ở cấp độ 1,2 và 3.

Khi bé ở cấp độ 4, bạn có thể nói chuyện và đừng ngại dành cho bé cái ôm và tha thứ.

Con càng hét thì bố mẹ phải càng nhỏ nhẹ: Bố mẹ tuyệt đối không nên lớn tiếng quát nạt trẻ vì nó chỉ làm tăng thêm sự kích thích để trẻ ăn vạ thêm. Sự bình tĩnh và giọng nói nhỏ nhẹ của bố mẹ cũng phần nào giúp trẻ bình tĩnh trở lại.

Cho con sự lựa chọn: Khi trẻ ăn vạ, thay vì bắt ép trẻ làm theo ý mình thì cha mẹ hãy cho con cơ hội được lựa chọn. Có thể trẻ đang khá giận dữ vì bị ép buộc làm điều mình không muốn.

Nếu đang ở nơi công cộng thì giả vờ như đang ở nhà: Bố mẹ hãy cố gắng đánh lạc hướng con, làm như con đang ở nhà và không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh đang nhìn theo dò xét để giúp con bình tĩnh hơn, bớt căng thẳng.

Kiểu gì cơn ăn vạ cũng sẽ qua đi nhưng cách cha mẹ ứng xử để làm ăn vạ qua đi sẽ mang lại một bài học lớn về cách sống, về kiểm soát cảm xúc, và cách điều chỉnh hành vi của con.


Đứa trẻ nào cũng ăn vạ, nhưng mà chúng trở thành người có nhân cách, người điềm tĩnh, người chín chắn, người biết thỏa thuận, người biết nghe phải quấy, người biết suy nghĩ trước sau về các hành vi của mình là do cách cha mẹ phản ứng.

 

Nguồn: CSV