Trang chủ
Tin Tức
Ngày Quốc tế Biết chữ

Năm 1965, UNESCO đã chọn ngày 8-9 hằng năm là Ngày Quốc tế Xoá nạn mù chữ,  hay còn gọi là Ngày Quốc tế Biết chữ (World Literacy Day). Ngày này được kỷ niệm hàng năm nhằm nâng cao tầm quan trọng của việc biết đọc biết viết đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội, quy mô tổ chức trên toàn thế giới.

 

Trong kỷ nguyên số hoá thì vấn đề này càng trở nên quan trọng, bởi chúng ta đã và đang bước vào kỷ nguyên của thông tin và tri thức. Có thể nói thời buổi hiện nay, ai sở hữu nhiều thông tin và tri thức hơn, người đó sẽ có thế mạnh cạnh tranh lớn hơn. Việc gia tăng số lượng người biết chữ toàn cầu, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, chắc chắn là một trong những việc cần được ưu tiên nhất. Tuy nhiên, cho đến nay tỉ lệ người trưởng thành không biết chữ vẫn còn chiếm đến 25% dân số thế giới. 

Để tìm hiểu rõ về những vấn đề, hệ luỵ xã hội do việc không biết chữ gây ra, cũng như những lợi ích mà việc biết chữ và khả năng đọc sách, học tập, v.v...đem lại, mời mọi người xem trong hình infographic dưới đây.



Nguồn: Tổng hợp

25 phép lịch sự tối thiểu cha mẹ phải dạy con

1. Đừng bao giờ nhại lại giọng địa phương của người khác vì điều đó không có gì hay ho đâu con ạ!

2. Khi người khác đang nghỉ ngơi, con hãy giữ yên lặng. Nếu con có chuyện muốn nói thì con hãy nhẹ nhàng đi ra ngoài.

3. Khi ai đó hỏi con cái gì, nếu con không biết thì hãy trả lời lịch sự rằng “Mình không biết hoặc mình không hiểu lắm”. Con đừng nói trống không “Sao mà biết được”.

4. Khi con nói xin lỗi thì con đừng thêm từ “được chưa”.

5. Nếu con mượn đồ của người khác thì con hãy nhớ trả lại.

6. Khi con mượn đồ đắt tiền của ai đó, con hãy nhớ giữ gìn cẩn thận.

7. Khi con ăn, con hãy ăn xong rồi nói chuyện.

8. Người văn minh hãy biết cách học lấy những điều thông minh.

9. Nếu có cuộc gọi nhỡ, con hãy lịch sự nhắn tin khi chưa thể gọi lại.

10. Con không được xem trộm tin nhắn hay nhật ký của người khác.



 

11. Khi người khác đang nói, con nên để họ nói xong rồi nói.

12. Nếu con nói “tôi mời” thì con phải là người thanh toán. Còn nói “chúng ta đi ăn đi” thì ai trả phần người đấy con nhé!

13. Nếu ai đó xúc phạm con, con không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ mà hãy mỉm cười.

14. Nếu đi cùng ai đó, người ấy chào một người bạn không biết thì con cũng nên chào họ.

15. Đeo tai nghe khi xem video, nghe nhạc ở nơi công cộng để không làm phiền tới người khác.

16. Tránh cười, nói chuyện quá to khi nhìn chằm chằm vào người khác.

17. Con không nên phóng xe nhanh qua vũng nước.

18. Một người đàn ông có giáo dục sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đúng mực với phụ nữ con nhé!

19. Con hãy trả lại số tiền đã vay càng sớm càng tốt.

20. Nếu ngủ ở nhà người khác, con hãy nhớ gấp chăn gối cho gọn gàng trước khi đi.

21. Hãy nhìn vào người đối diện khi con nói chuyện với ai đó.

22. Đừng cãι nhau ở chốn công cộng.

23. Đôi giày của con lúc nào cũng nên sạch sẽ.

24. Nguyên tắc vàng khi dùng nước hoa là dùng vừa phải. Nếu con vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối thì có nghĩa là mọi người đã quá мệт với nó rồi.

25. Nếu ai đó giúp đỡ con dù chuyện nhỏ nhất cũng nên nói lời “cảm ơn”.

 

Nguồn: Sưu tầm

Cách trò chuyện với trẻ khi người thân qua đời

Việc người thân qua đời khiến người lớn cảm thấy đau buồn và rối bời; đối với trẻ em trải nghiệm điều này lần đầu, trẻ cũng bị bối rối và đau buồn. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để hỗ trợ trẻ và những điều có thể xảy ra khi trẻ buồn.

 

Mất mát và nỗi đau là gì?

Mất mát và nỗi đau có tác động đáng kể đối với con người về mặt tâm lý. Mất mát thường được gắn với những thứ có thể lấy lại được. Trong khi đó, nỗi đau có thể liên quan tới những điều mang tính vĩnh viễn, như ly dị hay người bạn hoặc thành viên trong gia đình qua đời. Điều khiến việc vượt qua nỗi đau khi người thân qua đời khó đến vậy là do quá trình nhận thức và chấp nhận rằng người đó sẽ không trở lại.

 

Trẻ em thể hiện nỗi đau như thế nào?

Phản ứng của trẻ khi người thân qua đời tùy thuộc vào độ tuổi và trải nghiệm cuộc sống trước đó của trẻ. Mỗi trẻ lại có phản ứng khác nhau, dưới đây là ví dụ về những phản ứng của trẻ ở các độ tuổi và khả năng nhận thức khác nhau.

- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường không hiểu rằng cái chết là vĩnh viễn và có thể hỏi liệu người mới qua đời có trở về hay không. Trẻ có thể có các hành vi khác như níu lấy người chăm sóc hoặc thể hiện hành vi rút lui, né tránh như tè dầm. Những hành vi này rất phổ biến và sẽ dừng sau một khoảng thời gian nhất định.

- Nhi đồng trong độ tuổi từ 6 tới 11 bắt đầu hiểu rằng cái chết là mãi mãi (một số trẻ 6 tuổi có thể vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu khái niệm này) và có thể lo lắng rằng những người thân trong gia đình và bạn bè sẽ qua đời. Trẻ có thể bắt đầu đặt ra thêm nhiều câu hỏi và muốn hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. Trẻ có thể thể hiện nỗi đau buồn bằng sự tức giận và cảm thấy đau nhức về thể chất.

- Thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên hiểu rằng cái chết là điều không thể thay đổi và xảy ra với tất cả mọi người, bao gồm chính các em. Các em thường muốn tìm hiểu lý do của sự việc. Phản ứng của các em đa dạng và có thể bao gồm thờ ơ, tức giận, buồn bã tột độ và kém tập trung.

Hãy nhớ rằng, không cách đau buồn“đúng” , và các cảm xúc hoặc hành vi khác nhau sẽ xuất hiện không theo giai đoạn cụ thể, cố định. Phản ứng của trẻ rất khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức, mối quan hệ của trẻ với người mới mất, cách các thành viên khác trong gia đình phản ứng, cũng như văn hóa và xã hội nơi trẻ sinh sống.

 

Báo tin buồn cho trẻ như thế nào khi người thân qua đời?

Điều quan trọng nhất là không che giấu và trì hoãn việc nói sự thật với trẻ. Muốn bảo vệ trẻ là hành vi tự nhiên, nhưng điều tốt nhất là hãy thành thực. Nói với trẻ về điều đã xảy ra cũng sẽ khiến trẻ tin tưởng bạn hơn và giúp trẻ đối mặt tốt hơn khi người thân qua đời.

Hãy tìm một nơi an toàn và yên tĩnh để nói chuyện với trẻ và nghĩ kĩ về những điều bạn sẽ nói. Nói trẻ ngồi cạnh với bạn. Nếu là trẻ nhỏ và trẻ có vật yêu thích, đồ chơi, hay vật khiến trẻ cảm thấy thoải mái và thích mang theo, hãy để trẻ cầm vật đó. Hãy nói chậm và ngắt nghỉ thường xuyên để trẻ có thời gian hiểu và bạn cũng có thời gian để kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Hãy đồng cảm và thành thật với trẻ ở mọi độ tuổi, đảm bảo rằng bạn nói rõ ràng với trẻ nhỏ và không dùng uyển ngữ. Sử dụng từ ngữ như “chúng ta ‘mất’ ai đó” sẽ làm trẻ nhỏ bối rối hơn vì trẻ không hiểu điều đó nghĩa là gì. Nhà tâm lý học, Tiến sĩ Lisa Damour đưa ra lời khuyên như sau: “Người lớn nên sử dụng giọng nói ấm áp và dịu dàng: ‘Bố/mẹ có tin rất buồn. Ông của con đã qua đời. Điều đó có nghĩa là cơ thể ông dừng hoạt động và chúng ta sẽ không thể gặp lại ông được nữa.’ Việc sử dụng ngôn từ trực tiếp như vậy có thể khó khăn đối với bậc cha mẹ, nhưng nói thật và rõ ràng là điều quan trọng.”

Bạn sẽ cần cho trẻ thời gian để tiếp thu thông tin. Trẻ nhỏ có thể phản ứng bằng cách tỏ ra là không nghe. Hãy kiên nhẫn và đợi trẻ chú ý. Đồng thời, hãy chuẩn bị với việc trẻ có thể lặp lại các câu hỏi, ngay tại lúc đó và trong nhiều ngày, nhiều tuần tiếp theo.

Hãy kiểm tra xem trẻ có lối suy nghĩ “lạ kỳ” nào hay không. Một số trẻ có thể lo lắng rằng lời nói hoặc hành động của trẻ gây ra cái chết đó. Ở mọi độ tuổi, trẻ đều có thể cảm thấy có lỗi; vì vậy, hãy kiểm tra xem trẻ có cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm về điều đó theo bất kỳ cách nào hay không.

Bạn có thể hỏi trẻ: “Con có lo lắng rằng bố qua đời vì lời nói hay hành động của con không?” Hãy dùng từ ngữ đơn giản để giải thích chuyện đã xảy ra và trấn an rằng trẻ không có lỗi. Ví dụ: “Con không làm gì sai cả. Có mầm bệnh làm bố ốm và ngừng thở. Có nhiều nơi có thể làm bố mắc bệnh. Không ai có thể thay đổi điều đó và không ai đáng trách.”

 

Tôi có thể đau buồn trước mặt con không?

Việc bạn thể hiện nỗi buồn trước mặt con là hoàn toàn ổn và tự nhiên. Hãy chuẩn bị tinh thần để những phản ứng của bạn không làm con sợ, nhưng hãy thật lòng. Nếu bạn buồn và khóc, hãy nói với trẻ về cảm xúc của bạn và trấn an trẻ rằng không có điều gì sai với việc thể hiện cảm xúc của bản thân và cho người khác thấy. Điều này sẽ giúp trẻ gọi tên, trải nghiệm, và thể hiện cảm xúc của trẻ tốt hơn.

Tôi có thể giúp trẻ đối mặt với nỗi đau buồn như thế nào?

Thương tiếc là một cách thức để trẻ và người lớn chấp nhận việc mất người thân. Điều quan trọng là để trẻ được thể hiện một cách phù hợp và cảm thấy thoải mái. Thương tiếc giúp trẻ chấp nhận việc người thân qua đời, trân trọng cuộc sống, và nói lời từ biệt.

Hãy tìm cách tổ chức buổi lễ để kỷ niệm, tưởng nhớ, và thể hiện tầm quan trọng của người đã mất với tất cả mọi người. Tìm cách để trẻ kết nối với người đã mất, thể hiện tình yêu và tầm quan trọng của người đó trong cuộc đời của trẻ. Trẻ có thể muốn vẽ một bức tranh, đọc một bài thơ, hoặc đọc những điều trẻ đã viết về người đã mất, hay hát một bài hát.

Mỗi gia đình lại có đức tin hoặc thực hành văn hóa khác nhau. Nếu gia đình bạn theo tôn giáo, hãy liên lạc với người lãnh đạo tôn giáo, đây là người có thể giúp bạn giải thích về sự qua đời của người thân, mang lại sự an ủi cho cả bạn và trẻ.

 

Tôi có thể bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ như thế nào khi người thân qua đời?

Dưới đây là một số cách thức quan trọng bạn có thể áp dụng để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn và bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ:

- Tiếp tục chăm sóc và yêu thương trẻ, dù là cha mẹ, họ hàng hay người chăm sóc, những người mà trẻ tin tưởng và biết rõ.

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ cảm thấy an tâm và được yêu thương thông qua tương tác thể chất đầy yêu thương, giọng hát, ôm ấp hay hành động đung đưa.

- Duy trì lịch sinh hoạt hàng ngày nhiều nhất có thể. Cố gắng duy trì lịch hàng ngày như thường lệ, với thời gian dành cho các hoạt động như dọn dẹp, học tập, tập thể dục và vui chơi.

- Nếu trẻ thể hiện hành vi thách thức và/hoặc rút lui, né tránh, hãy hiểu đó là cách trẻ thể hiện những gì mà các em không thể nói ra thành lời và không phạt trẻ.  

- Đảm bảo rằng những người bạn khác của trẻ được giáo viên hoặc cha mẹ các em thông báo về những gì đã xảy ra để các em có thể hỗ trợ trẻ khi trở lại trường học.

- Đồng thời, hãy nhớ chăm sóc cho sức khỏe thể chất và tâm thần của chính bạn. Bạn cũng đang đau buồn. Bạn có thể gặp khó khăn khi hỗ trợ con bạn trong khi giải quyết cảm xúc của chính mình; do đó, bạn cần dành thời gian cho chính mình và chăm sóc bản thân. Bạn không thể giúp trẻ nếu chính bạn không khỏe. Hãy ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, tập thể dục, dành thời gian để thư giãn (ví dụ như nghe nhạc) và gặp người có thể hỗ trợ bạn về mặt cảm xúc. Tránh thực hiện các hành vi có hại như sử dụng nhiều đồ có cồn.

 

Bài viết này được rút ra từ “Giao tiếp với trẻ em về cái chết và giúp trẻ em đối phó với đau buồn” của Tổ chức Hỗ trợ Sức khỏe Tâm thần và Tâm lý Xã hội (MHPSS).

 

Nguồn: UNICEF

Đang học "trường xịn" thì... hết tiền, phụ huynh lúng túng

Mới đây, tâm sự của một người bố trên một diễn đàn phụ huynh có con theo học tại hệ thống trường tư nổi tiếng đã nhận được rất nhiều chia sẻ. Theo lời kể, từ năm ngoái, do Covid-19 , gia đình này đã gặp khó khăn vì cả bố và mẹ đều làm việc trong lĩnh vực du lịch. Trước đó, họ đã đầu tư toàn bộ số tiền tích lũy và vay ngân hàng để làm ăn. Đến ngày đóng học phí cho con lớn (đang học tại đây), anh chị phải bán xe lấy tiền đóng học.

Nhưng tội nghiệp hơn cả là bé thứ 2, đã đỗ vào lớp 1 của trường này nhưng bố mẹ quyết định xin sang trường công vì không đủ lo học phí. Ngày khai giảng, cô bé hỏi một câu khiến người bố thực sự đau lòng: "Sao không cho con học cùng trường với anh, cô bảo con đạt rồi mà?"

"Thương con nhưng lực bất tòng tâm" - Người này tâm sự. Anh cũng băn khoăn suy nghĩ đến việc chuyển trường cho con lớn.

Trên các diễn đàn của phụ huynh, chúng ta không khó để bắt gặp những lời tâm sự như vậy khi gần 2 năm dịch Covid-19 đã khiến nhiều phụ huynh lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực du lịch.

Dẫu biết cha mẹ nào cũng thương con và mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho con, nhưng trong hoàn cảnh thu nhập gia đình bị giảm mạnh, nên lựa chọn như thế nào?

 

3 MỨC CHI PHÍ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

"Đây là một câu hỏi rất thiết thực, không chỉ trong hoàn cảnh hiện Covid hiện nay. Việc bố mẹ lựa chọn trường học nào cho con luôn là câu hỏi muôn thủa của mọi gia đình. Trừ một số ít gia đình rất giàu có, việc lựa chọn trường học cho con chỉ cần quan tâm đến yếu tố chất lượng, danh tiếng của trường, thì phần lớn các gia đình chúng ta sẽ cần cân nhắc thêm yếu tố tài chính" - Chuyên gia tài chính cá nhân Trần Nhật Nam nhận xét.


Nếu phân loại trên yếu tố tài chính thì hiện nay, các gia đình ở Việt Nam có 3 lựa chọn chính là A. Trường công lập; B. Trường tư thục và C. Trường Quốc Tế.

Ba lựa chọn này có ba mức chi phí khá khác biệt:

- Lựa chọn A. Công lập: Nếu không đi học thêm thì chi phí chính thức cho mỗi học sinh chỉ khoảng 500-700.000đ/tháng.

- Lựa chọn B. Tư Thục: từ 5-10 triệu/tháng

- Lựa chọn C. Trường Quốc tế: Từ 15-30 triệu/tháng

Ví dụ: Lựa chọn B với mức chi phí khoảng 7-10 triệu đồng/tháng là một mức chi phí không hề nhỏ. Vì vậy, câu trả lời nếu chỉ thuần túy về mặt tài chính thì rất rõ ràng.

Nếu thu nhập của gia đình chỉ ở mức 25-35 triệu mà dành cả 15-20 triệu để cả hai con học trường tư, đó không phải là lựa chọn khôn ngoan. Tuy nhiên, việc có quyết định cho con nghỉ hay không còn cần cân nhắc thêm một số yếu tố thực tế nữa. Ví dụ, việc khó khăn do Covid chỉ là tạm thời, nếu gia đình tự tin rằng sau Covid, thu nhập sẽ tốt lên thì việc chịu đựng thêm một thời gian để con không bị thay đổi môi trường, cho đến hết cấp cũng là một lựa chọn có thể cân nhắc.

 Đang học trường xịn thì... hết tiền, người cha than: Thương con nhưng lực bất tòng tâm, nên chi bao nhiêu cho giáo dục? - Ảnh 1.

Chuyên gia tài chính cá nhân Trần Nhật Nam

 

CHI CHO GIÁO DỤC, BAO NHIÊU THÌ HỢP LÝ?

Chuyên gia Trần Nhật Nam chia sẻ, việc lựa chọn trường công hay trường tư sẽ cần bắt đầu bằng một "check list" đơn giản trước, lúc đó, chúng ta có thể loại bớt được những biến số làm rối quyết định của phụ huynh.


Đầu tiên, ta xét đến yếu tố tài chính gia đình. Nếu thu nhập của gia đình dưới 20 triệu, chúng ta nên bỏ qua lựa chọn trường tư và tập trung vào tìm kiếm các trường công tốt, phù hợp. Khi Tài chính gia đình cho phép, lúc đó chúng ta sẽ cân nhắc đến việc lựa chọn trường Công hay Tư.

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất của hai hệ thống trường Công và Tư là ở 3 yếu tố:

- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

- Kiến thức xã hội

- Cơ sở vật chất

Các cụ có câu, tiền nào của nấy, rõ ràng, trường tư với sự đầu tư về cơ sở vật chất và các môn học chứa nhiều kiến thức xã hội, đào tạo ngoại ngữ tốt hơn sẽ dễ cuốn hút trẻ em, tạo điều kiện tốt hơn các cháu ngay trong lúc đi học và cho cả tương lai.

"Một lợi điểm vô hình mà tôi thấy được ở hệ thống trường tư là các cháu không phải chứng kiến một số tiêu cực hay có trong hệ thống trường công" - Chuyên gia Trần Nhật Nam nói.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù nhiều gia đình đủ điều kiện về tài chính, họ vẫn lựa chọn trường Công cho con cái mình vì các lý do cũng rất hợp lý.

- Trường công có tính kỷ luật cao hơn (các con không được chiều chuộng như trường tư)

- Thầy cô giáo trường công nhiều kinh nghiệm giảng dạy hơn

- Học trường công xong để dành tiền cho con đi học thêm. Đây là lý do rất phù hợp với các gia đình quyết tâm cho con đi theo hệ công lập, thi vào các trường chuyên lớp chọn.

 

Vậy mức chi phí hợp lý dành cho giáo dục nên chiếm bao nhiêu % trong tổng thu nhập của một gia đình?

Theo chuyên gia, nếu là gia đình mức trung lưu, thu nhập khoảng 40 - 50 triệu/tháng thì tối đa cũng chỉ nên dành 30-40% thu nhập cho giáo dục. Đây là mức rất cao so với thế giới bởi vì người Việt chúng ta rất coi trọng giáo dục. Tuy nhiên, mức này đồng nghĩa với việc chúng ta phải chi tiết khá tiết kiệm và đặc biệt là phải giảm bớt quỹ tiết kiệm của gia đình.

Đáng ra, với thu nhập 40-50 triệu/tháng, một gia đình có thể để dành được khoảng 30% thu nhập dùng cho tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên, nếu gia đình đã quyết định đầu tư cho con cái đi học thì rõ ràng mức tiết kiệm sẽ giảm xuống rất thấp.

Mặc dù vậy, tôi luôn khuyên rằng chúng ta luôn cần phải giữ một mức tiết kiệm tối thiểu 10% thu nhập cho gia đình" - Chuyên gia nhấn mạnh.

Việc chúng ta tìm đến những lựa chọn giáo dục rẻ hơn không có nghĩa là chúng ta đã hy sinh tương lai của con cái mình. Phần lớn sự thành công của con cái là dựa trên sự quan tâm và sự gương mẫu của cha mẹ, chứ không phải là do bỏ thật nhiều tiền cho con học trường nọ lớp kia. Cha mẹ dành thời gian cho con, sống đúng mực, luôn cố gắng để con noi theo sẽ là nền tảng giao dục quan trọng nhất cho con cái. Nếu điều kiện tài chính của gia đình không đủ học trường tư, cha mẹ hoàn toàn có thể bổ sung kiến thức tiếng Anh và xã hội cho con cái bằng các con đường khác.

"Nhiều cha mẹ sợ cho con xem tivi, youtube nhưng từ kinh nghiệm bản thân tôi, cho trẻ tiếp xúc nhiều với Tivi, Youtube từ nhỏ nhưng chịu khó hướng dẫn con những nội dung bằng tiếng Anh phù hợp, trẻ sẽ có được nền tảng tiếng Anh rất tốt và kiến thức xã hội sâu rộng. Đối với ngoại ngữ và kiến thức xã hội, giáo dục thụ động, để cho thông tin, kiến thức ngấm dần một cách tự nhiên sẽ có hiệu quả cao hơn. Chúng ta không thể ngăn cản con cái với tất cả các thông tin xấu, chúng ta chỉ có thể hướng dẫn chúng phân biệt được là đâu là tốt và đâu là xấu" - Ông Trần Nhật Nam chia sẻ.

 

CÓ NÊN ĐI VAY ĐỂ CHO CON ĐI HỌC TRƯỜNG "XỊN"?

Từng xuất hiện thông tin có những trường tư thục liên kết với ngân hàng, cung cấp gói tín dụng cho phụ huynh để đóng học phí cho con từ cấp mầm non. Trước câu hỏi có nên đi vay để "đầu tư" cho tương lai của con, ông Trần Nhật Nam trả lời: "Tôi hoàn toàn phản đối việc bố mẹ vay tiền để con đi học".


Tại xã hội chúng ta hiện nay, Chính Phủ đã lo cho toàn dân phổ cập giáo dục, vì vậy, nếu không đủ năng lực tài chính thì chúng ta nên lựa chọn trường công, không nên vay tiền để theo học các ngôi trường đắt tiền.

Ở phương tây, chỉ có các trường đại học mới cung cấp gói vay tiền vì họ biết rằng sau khi học đại học, sinh viên ra trường có thể kiếm tiền để trả nợ. Còn các trường cấp 2-3 tư thục, họ chỉ dành cho con cái các gia đình giầu có, đủ năng lực tài chính trang trải cho con. Việc các con đi học là cả một quá trình 16-18 năm (từ mẫu giáo đến đại học), vì vậy, việc vay tiền trong từng đấy năm học sẽ khiến tài chính gia đình bạn kiệt quệ.

Nếu là 2 con nữa thì có thể lên đến 22 năm hoặc hơn. Việc vay tiền liên tục trong 1 khoảng thời gian dài như vậy sẽ làm tài chính gia đình kiệt quệ, gây áp lực quá lớn so với lợi ích của việc học Trường tư mang lại.


"Tóm lại, lời khuyên của tôi cho các bậc cha mẹ cần cân nhắc tình hình tài chính rất kỹ, dù có đầu tư cho con, vẫn nên ở mức làm sao gia đình vẫn có tối thiểu 10% thu nhập cho tích lũy. Nếu không đủ tài chính cho con theo học các trường tư, việc dành thời gian và hướng dẫn con cái cái sẽ mang lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà không cần phải chi quá nhiều tiền." - Chuyên gia kết luận.


Nguồn: Cafebiz

Lý do biếng ăn ở trẻ 1 tuổi

Trẻ đang mọc răng, mải mê chơi, món ăn nhàm chán là 03 nguyên nhân nổi bật khiến trẻ biếng ăn. Nhưng nếu không rơi vào các trường hợp đã nêu, vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Và ba mẹ cần nhanh chóng làm gì để cải thiện tình trạng này nhằm tránh gây hại cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ?

 

Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn

1. Mẹ thay đổi hoàn toàn chế độ dinh dưỡng mới

Theo các bác sỹ, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6-7 tháng, chuyển sang ăn cháo khi 8-10 tháng, và ăn cơm nát lúc 1 tuổi. Việc chuyển đổi chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn vì còn lạ lẫm, chưa thích ứng kịp.

2. Bé mọc răng

Mẹ biết đấy, thời gian trẻ mọc răng sữa sẽ kéo dài từ 6 tháng đến khi trẻ được 6 tuổi, vì vậy không phải chỉ riêng trẻ 1 tuổi mà mỗi khi răng nhú lên bé luôn có thể từ chối, không chịu ăn. Khi mọc răng, trẻ thường sốt, khó chịu, cảm thấy đau nhức và quấy rất nhiều, chính vì thế bé sẽ lười ăn đột ngột.

Việc trẻ mọc răng sớm hay muộn là vấn đề bẩm sinh và thường không đáng lo. Có những trẻ sơ sinh đã có sẵn 1 - 2 chiếc răng nhưng cũng có những bé chỉ mọc răng đầu tiên khi đã hơn 1 tuổi. Ba- mẹ không nên lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm hay muộn mà nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ chắc khoẻ, không bị dị dạng.

3. Thực đơn nhàm chán với con

Nếu trẻ đột ngột biếng ăn, mẹ nên xem lại thực đơn hàng ngày của trẻ. Không chỉ trẻ em mà người lớn ăn mãi một món cũng sẽ ngán, không muốn ăn nữa. Trẻ một tuổi chưa thể hiện bằng lời nói, nên chọn cách biểu hiện hành động thờ ơ với thức ăn mẹ cho.

4. Bé thích chơi hơn ăn uống

Trẻ 1 tuổi tập đi và khám phá thế giới xung quanh thường ham chơi và quên cả ăn. Tuy nhiên, điều này là khá bình thường. Thay vì nghiêm khắc cấm đoán, giới hạn việc chơi của con, cha mẹ hãy khéo léo tạo ra nhiều món ăn dinh dưỡng có hình thù ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của trẻ. Hoặc bày biện trang trí trên những chén đĩa bắt mắt, tạo không khí vui vẻ cho con có hứng thú ăn,...

5. Bé ăn nhiều bữa phụ nên đã no

Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn là do mẹ cho trẻ ăn vặt nhiều như váng sữa, bánh mì, sữa chua, bánh kẹo ngọt,... thậm chí là uống sữa trước bữa ăn. Chính thói quen này làm ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống của trẻ, khiến con no ngang, từ đó bỏ cả bữa chính.

 

Vậy ba mẹ cần phải làm gì?

Ở trẻ 1 tuổi biếng ăn, cha mẹ không nên cố ép trẻ ăn bất cứ thứ gì con không muốn, mà nên chế biến những món ăn mới để thay đổi khẩu vị của bé,và cho trẻ thử những món mới từng chút một trước.

Cha mẹ có thể tăng bữa ăn cho trẻ, điều đó có nghĩa là có thể cho bé ăn 5-6 bữa/ngày thay vì chỉ cho bé ăn 3 bữa chính. Việc tăng số lượng bữa ăn đồng nghĩa với việc chia nhỏ lượng thức ăn trong một bữa để trẻ không còn cảm giác phải ăn cùng một lúc quá nhiều.

Ngoài ra, khi nấu đồ ăn cho trẻ, mẹ nên nhớ thức ăn không nên quá đặc hay quá lỏng. Mẹ cũng chỉ nên băm nhỏ và nấu mềm thức ăn cho trẻ biếng ăn chứ không xay nhuyễn vì dinh dưỡng trong đồ ăn sẽ bị giảm hoặc mất hết.

 

Nên đảm bảo thực đơn cho trẻ 1 tuổi gồm 3 bữa chính mỗi ngày. Thức ăn này có thể là cháo hoặc súp nhưng phải tương ứng đủ 4 nhóm chất, gồm: Chất bột (gạo, đậu...), chất đạm (thịt, cá, hải sản, trứng, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và khoáng chất (rau củ quả, trái cây). Đảm bảo cho trẻ bú khoảng 600-800 ml sữa mỗi ngày, có thể là sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi,… Sau cùng, cha mẹ cũng đừng quên cho trẻ tráng miệng bằng váng sữa hoặc sữa chua, phô mai, hoa quả.

 

Nguồn: Sưu tầm

Khác biệt giữa trẻ xem tivi nhiều và trẻ ít xem tivi

Loạt tranh so sánh sự khác biệt giữa  trẻ hay xem tivi và ít xem tivi sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh phải suy nghĩ.


Khac biet giua tre xem tivi nhieu va tre it xem tivi

Những trẻ xem tivi nhiều dễ bị kích động, dễ tức giận và khả năng kiềm chế bản thân kém. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái cũng bị ảnh hưởng khi rõ ràng bố mẹ hiểu tác hại của việc xem tivi quá nhiều nhưng lại không thể nói được con. Trong khi đó, trẻ ít xem tivi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động ngoài trời hoặc khám phá khác và tâm tính cũng ổn đình hơn.


khac biet giua tre xem tivi nhieu va tre it xem tivi

Trẻ xem nhiều tivi dĩ nhiên sẽ có nguy cơ bị cận thị, loạn thị cao hơn trẻ ít khi ngồi trước tivi.


Khac biet giua tre xem tivi nhieu va tre it xem tivi

Ngoài cận thị và các bệnh về mắt, trẻ hay xem tivi cũng có nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì hơn những trẻ dành nhiều thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ngoài trời.


Khac biet giua tre xem tivi nhieu va tre it xem tivi

Xem tivi nhiều trẻ dễ "nghiện" và không có hứng thú với sách vở. Ngược lại, trẻ ít xem tivi lại có được niềm vui khi khám phá từng trang sách, truyện.


khac biet giua tre xem tivi nhieu va tre it xem tivi

Trẻ xem tivi nhiều thụ động trong suy nghĩ, trong khi đó trẻ ít xem tivi lại phát triển trí tưởng tượng quá các hoạt động vui chơi hàng ngày.


khac biet giua tre xem tivi nhieu va tre it xem tivi

Khả năng tập trung cũng có sự cách biệt khá lớn.


khac biet giua tre xem tivi nhieu va tre it xem tivi

Việc ngồi lâu xem tivi và tiếp thu thụ động các thông tin khiến trẻ không được nhanh nhẹn và lối suy nghĩ cùng khả năng tư duy cũng kém hơn những trẻ ít xem tivi.


Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, với trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Với trẻ 2-5 tuổi, sử dụng 1 giờ/ ngày. Với trẻ 6 tuổi và lớn hơn, bố mẹ có thể tự quy định thời gian xem cho con em mình và giám sát việc sử dụng đó.


Nguồn: Việt Nam Mới