Trang chủ
Tin Tức
9 phương pháp giúp trẻ tự tin

Rất nhiều trẻ hiện nay nhút nhát, thiếu tự tin, và luôn mặc cảm tự ti với bản thân mình. Bé ngại giao tiếp với mọi người xung quanh đặc biệt là ở nơi đông người bé lại càng thu mình lại. Vậy làm sao để trẻ có thể tự tin  tin thể hiện mình trước đám đông?


Các bậc cha mẹ hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây để dạy trẻ tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là dạy trẻ tự tin trước đám đông. Bởi khi tự tin các con sẽ biết mình là ai, mình muốn gì, và cần làm những gì.

 

1. Trò chuyện cùng con

Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình hàng ngày, đồng thời trong quá trình trò chuyện hãy để trẻ có quyền có tiếng nói. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Mặt khác, bên cạnh những câu hỏi vặn vẹo của mình thì bạn hãy tạo động lực cho con đưa ra những câu phản biện, tranh luận với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục bố mẹ. Nếu bạn thực hành thói quen phản biện này với con hàng ngày thì bạn sẽ thấy con mình tự tin hẳn lên khi đứng trên sân khấu, đứng trước đám đông kể chuyện hoặc thuyết trình.


2. Dạy trẻ cách tự lập

Cha mẹ hãy để con của mình tự làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà… giúp cha mẹ hay để con tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo và chuẩn bị sách vở đi học. Hãy để cho trẻ có quyền được tự quyết định chọn đồ gì, mặc quần áo gì còn cha mẹ có thể giúp trẻ cách phối đồ sao cho phù hợp 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể để con thể hiện sự tự tin của mình trước đám đông bằng những việc làm nhỏ nhặt nhất như: Để trẻ gọi món ăn trong nhà hàng khi đi ăn cùng cha mẹ hoặc để trẻ xếp hàng mua vé tham quan… tất cả những điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất lớn khi con bạn được tiếp xúc và nói lên mong muốn của mình.


3. Cho trẻ chơi với các bạn khác

Việc chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, không còn nhút nhát, sợ sệt. Khi chơi cùng các bạn, trẻ sẽ tự tin nói ra những suy nghĩ, ý kiến của mình mà không sợ bị sai hay bị la mắng. Khi điều này tạo thành thói quen, lâu dần trẻ sẽ học được cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình.


4. Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện

Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài hoặc giải một bài toán khó giúp em nhỏ. Khi trẻ giảng được bài cho em thì đó chính là kỹ năng nói trước đám đông để thuyết phục người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo cơ hội thử sức cho con bằng việc cho trẻ đi học ở các lớp học kỹ năng sống, lớp hát, múa… để trẻ có cơ hội lên sân khấu hát, múa, biểu diễn trước đám đông để bé tự tin, mạnh dạn hơn không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều nữa. 


5. Quan tâm, chăm chút đến ngoại hình của trẻ.

Cũng giống như người lớn, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu trông mình có vẻ ngoài thu hút. Do đó hãy chăm chút ngoại hình của trẻ bằng cách cho con một chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt nhất để bé có thể có được những nền tảng tự tin. Trang phục dành cho trẻ cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tự tin. Bộ quần áo, hay váy vóc, giày dép, mũ nón mà bạn chuẩn bị cho trẻ, phù hợp với nơi con đến, phù hợp với vóc dáng của con, phù hợp với hoạt động của con… khiến con được bạn bè, thầy cô khen ngợi, sẽ giúp trẻ thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự tin hơn hẳn khi đứng trước tập thể.


6. Dạy con biết lắng nghe

Trước khi trẻ có thể là người nói tốt thì trẻ nhất thiết phải là người nghe tốt đã. cha mẹ hãy hướng dẫn con cách đừng vội cắt ngang lời người khác mà phải luôn lắng nghe một cách lịch sự, luôn quan sát thái độ của người khác, chờ đến lượt mình mới trình bày ý kiến. Việc này nghe thì to tát, nhưng thật ra bạn có thể tập với con hằng ngày. Chẳng hạn, khi bé và em tranh nhau “mách tội” với cha mẹ thì bạn nên ngăn con lại, chấn chỉnh con một cách thật nhẹ nhàng, để từng đứa trẻ lần lượt nói, và đứa trẻ này nói phải có đứa trẻ kia nghe. Khi trẻ học được cách lắng nghe, trẻ sẽ “luyện” dần cho mình cách nói chuyện thuyết phục, có đầu có đuôi, logic để thuyết phục người khác.


7. Chia sẻ những “thất bại” của trẻ

Có những đứa trẻ rất thoải mái trước áp lực đám đông, nhưng cũng có những đứa trẻ đột nhiên rơi vào trạng thái đứng như trời trồng, chẳng biết nói gì, biểu diễn vụng về, nói năng lắp bắp dù trước đó đã được tập luyện nhiều lần. Những lúc này trẻ đang rất mất tự tin. Bạn nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua, khiến bé không sợ hãi khi lần sau lại đứng trước đám đông như thế nữa. Những lời động viên như: “Mẹ thấy con có phần chào hỏi đầu tiên rất tốt, nhưng sau đó có lẽ con hơi run phải không? Không sao, hồi nhỏ mẹ cũng hay bị như vậy. Nhưng dần dần thì hết. Con còn giỏi hơn mẹ lúc đứng trước đám đông lần đầu tiên đấy chứ!” sẽ giúp bé cảm thấy bớt nặng nề với “thất bại” của mình và dám tự tin thử lại lần sau.


8. Tạo dựng cho con “giá trị bên trong”

Một đứa trẻ không thể nói tốt trước đám đông nếu như trẻ chẳng biết nói gì. Nội lực bên trong của trẻ chính là thứ bạn cần vun đắp cho con từ từ, qua nhiều ngày nhiều tháng trong chính gia đình. Ví dụ như bạn có thể kể cho con nghe nhiều câu chuyện, hướng dẫn trẻ đọc các loại sách phù hợp độ tuổi, xem những bộ phim nội dung bổ ích… Tích tụ lâu ngày, những chất liệu này sẽ chính là “chất ngọc” giúp con bạn có được một kiến thức rộng, những suy nghĩ độc lập. Khi bé có được càng nhiều “giá trị bên trong”, những lời bé nói ra khi đứng trước đám đông sẽ càng mang tính thuyết phục, tự tin, chững chạc.


9. Đừng ép buộc trẻ!

Hãy nhớ rằng tất cả những rèn luyện này chỉ mang tính bước đầu, để tạo dựng nền tảng cho con về sau. Do đó, cần để trẻ làm tất cả trong trạng thái thoải mái nhất mà trẻ muốn. Nếu có một đám đông nào đó trẻ cảm thấy xa lạ, không muốn xuất hiện chẳng hạn, bạn đừng ra sức ép con. Tuy nhiên, bạn có thể đưa trẻ đến nhiều môi trường giao tiếp khác nhau để giúp trẻ làm quen từ từ. Bé có thể ở bên cạnh bạn, quan sát, sau đó làm quen với những người bạn… Cứ như thế cho đến khi bé cảm thấy môi trường mới này thật sự “an toàn”.


Ngoài ra, để trẻ tự tin vào bản thân, mạnh dạn và thoải mái trình bày những ý tưởng, chính kiến của mình thì rất cần những khuyến khích, khen ngợi kịp thời, động viên của cha mẹ dành cho con khi con còn bé. Không nên so sánh, quát nạt trẻ trước mặt nhứng người bạn của con. Cha mẹ không nên khiến trẻ quá ảo tưởng về bản thân dễ khiến trẻ tự cao nhưng cũng đừng để trẻ mặc cảm với bản thân vì như thế trẻ sẽ trở nên tự ti, không dám thể hiện mình. Trẻ thiếu tự tin sẽ cho là mình không bằng bạn bè, mình không thể làm được điều đó nên càng rụt rè, nhút nhát và sống khép mình lại. Luôn tôn trọng bé, luôn khiến bé có vị trí quan trọng, đó là cách để cha mẹ dạy cho con vững vàng đứng và nói trước đám đông


Nguồn: Sưu tầm

10 tác động xấu lên con trẻ nếu dùng điện thoại sai cách

Trong hoàn cảnh xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử từ rất sớm. Thường thấy, để dỗ các con ăn, các bậc phụ huynh cũng sẵn sàng để cho con xem video trên điện thoại, muốn con chơi ngoan để cha mẹ làm việc, chiếc điện thoại cũng trở thành vật hữu dụng giúp gia đình tránh được những tiếng khóc, tiếng ỉ ôi và quát tháo trong gia đình.

 

Tuy nhiên, lạm dụng sử dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần của trẻ ở hiện tại và cả tương lai. Bởi trẻ dễ có khả năng mắc các bệnh sau:


1. Các bệnh về mắt

Thói quen nhìn chằm chằm vào di động trong thời gian dài sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Thói quen này có thể gây cận thị và các bệnh về mắt.


2. Nhiễm khuẩn

Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đã phát hiện ra rằng điện thoại di động mang nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với hầu hết các bồn cầu trong nhà vệ sinh. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra các mầm bệnh nguy hiểm trên điện thoại di động, bao gồm Streptococcus, MRSA và thậm chí là E.coli. Chính vì thế, việc ăn uống sau khi sử dụng di động làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.


3. Bệnh tim mạch

Những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim.


4. Thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống

Các bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ dẫn tới thoái hóa thần kinh. Ngoài ra dùng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sống.

Chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đưa ra cảnh báo về nhiều trường hợp trẻ bị đau khớp ngón tay vì sử dụng thiết bị điện tử.

Bác sĩ Huyền cho biết, bác sĩ đã từng gặp rất nhiều bệnh nhân là các cháu học sinh mới học cấp 2 mà đã đau các khớp ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái do chơi điện thoại quá nhiều, có cháu đã có biểu hiện bị viêm gân, dần dần các khớp nhỏ ở ngón tay của các cháu có thể sẽ bị thoái hóa.


5. Co giật, liệt cơ mặt

Khi trẻ chơi game, sử dụng điện thoại hay xem tivi quá nhiều, mắt và thần kinh luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng, không chỉ làm tăng các tật khúc xạ mà còn là nguyên nhân khởi phát rối loạn TIC. 

Tật máy giật các cơ (rối loạn Tic vận động) là triệu chứng đầu tiên gặp trong 80% các trường hợp và đa số là ở mặt, 20% còn lại rối loạn trong lời nói (rối loạn Tic âm thanh). Tất cả các bệnh nhân này cuối cùng đều có rối loạn Tic phối hợp giữa vận động và âm thanh.

Tic là hội chứng không thể điều trị triệt để, khả năng tái phát rất cao nên cha mẹ cần hạn chế trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, xem ti vi và cần tạo môi trường lành mạnh về tinh thần và thể chất cho trẻ.


6. Nguy cơ mỏng vỏ não

Theo một nghiên cứu của Mỹ, các nhà khoa học thấy rằng những trẻ em dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và chơi các trò chơi video hơn 7 giờ/ngày đã có dấu hiệu bị mỏng vỏ não sớm hơn so với những trẻ em không sử dụng những thiết bị này.

Phát triển khối u: nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng điện thoại di động nhiều có khả năng phát triển của khối u lành tính trong não và tai.


7. Giảm khả năng tập trung

Các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não, không chỉ xung quanh tai.

Nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, giảm khả năng học tập và các việc khác.


8. Ung thư

WHO đã phân loại bức xạ điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người. Trẻ em hấp thụ nhiều hơn 60% bức xạ so với người lớn.


9. Gây khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội của trẻ

Việc sử dụng điện thoại di động rất dễ gây nghiện, đặc biệt ở trẻ em, điều này làm giảm thời gian cho việc học cũng như giao tiếp với mọi người.

Trẻ sử dụng điện thoại trước khi học sẽ dễ bị phân tán tư tưởng khi ngồi học, gây khó khăn trong học tập.

Nhiều trẻ coi điện thoại di động như vật bất ly thân, thậm chí trẻ không muốn và không có nhu cầu giao tiếp với cả người thân. Việc này khiến trẻ dễ thu mình, xa lánh với xã hội.


10. Tạo những hành vi xấu, ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ

Một trong những tác hại của điện thoại với trẻ em là có thể làm ảnh hưởng tới cả tương lai của trẻ.

Trẻ có thể sử dụng điện thoại để truy cập vào những trang web xấu (những trang web bạo lực, khiêu dâm, phản xã hội,… hoặc những thông tin xấu các mạng xã hội) và từ đó trẻ dễ học theo những hành vi xấu vì tâm lý trẻ nhỏ rất tò mò và bắt chước nhanh.

Việc này gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và phát triển nhân cách của trẻ.

Có không ít trường hợp trẻ sử dụng điện thoại để gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó, việc trẻ sử dụng điện thoại trở thành công cụ để quay clip, gây mâu thuẫn trên mạng xã hội cũng khiến phần gia tăng bạo lực học đường (bạo lực tinh thần).

 

Lời khuyên của chuyên gia

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào.

Với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.

Cha mẹ cũng nên xem ti vi cùng con để chọn chương trình phù hợp cũng như đặt những câu hỏi nhằm kích thích tư duy giúp trẻ phân biệt đúng sai và thu nhận những lợi ích mà ti vi mang lại.

Bên cạnh đó, các trò chơi vận động và các môn nghệ thuật sẽ giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần vui vẻ. Như vậy, trẻ cũng không còn nhiều thời gian dành cho các thiết bị thông minh và mang lại sức khỏe, thể trạng tốt cho trẻ.

 

Nguồn: Giaoduc.net.vn

Giúp con thích nghi với việc học trực tuyến

Đại dịch COVID-19 bùng phát đã rẽ hướng tạo nên một xu hướng học tập mới kéo dài từ năm 2020 cho đến nay, chính là học trực tuyến - online. Không mới mẻ nhưng vẫn đầy thử thách cho cả các con và ba mẹ. Bởi làm sao để giúp con có thể làm quen và vui vẻ với việc học trực tuyến chính là vấn đề mà nhiều ba mẹ đang lo lắng.

 

Và sau đây là 04 cách hữu ích ba mẹ có thể thử:


1. Giúp con quản lý thời gian

Trước giờ học trực tuyến của con, mẹ hãy giao cho con những nhiệm vụ, bài tập cụ thể. Điều này giúp con học bài tập trung hơn và quản lý thời gian tốt hơn. Mỗi đứa trẻ là duy nhất và điều quan trọng là bạn nên tìm ra những điều gì phù hợp nhất với con bạn.

 

2. Tạo không gian học tập yên tĩnh, tập trung cho trẻ

Bố mẹ cần sắp xếp cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh, tập trung, gọn gàng và thoải mái. Khi trẻ học, bạn cũng có thể xem xét khóa một số trang web thông tin, giải trí để con có thể tập trung với bài tập của mình.

 

3. Cho trẻ học kết hợp với nghỉ ngơi

Một em bé mới học tiểu học sẽ cảm thấy rất khó khăn thì phải ngồi học tập trung hàng giờ trước máy tính. Vì vậy, hãy chỉ cho con học khoảng 45 đến 60 phút/ngày để bảo vệ thị lực cho con. Ngoài ra, trước khi học trực tuyến, mẹ cần cho con tập thể dục, vận động tay chân một chút. Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng và ngăn ngừa lo lắng.

 

4. Khen ngợi, động viên con

Trong quá trình con học trực tuyến, bố mẹ cần quan sát việc con học để biết con tiếp thu và vận dụng kiến thức ở mức độ nào. Nếu con tiếp thu bài nhanh, vận dụng kiến thức, mẹ đừng tiếc lời khen ngợi, động viên con. Ngoài ra, một món ăn vặt hoặc là món đồ chơi yêu thích cũng là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của trẻ.


Nguồn: Sưu tầm 


Mầm non song ngữ TP.HCM nhận trẻ từ 12 tháng tuổi

Những lo lắng, trăn trở của ba mẹ trong việc chọn trường phù hợp cho con sẽ vơi bớt đi với gợi ý 10 trường mầm non song ngữ tại TP. Hồ Chí Minh có nhận trẻ từ 12 tháng tuổi, học phí chỉ từ 4 triệu đồng/ tháng.

 

1. Trường mầm non Angelsgarden Montessori (Phường 12, quận 10, TP.HCM)

AngelsGarden Montessori cung cấp chương trình giáo dục tiên tiến cho trẻ nhỏ.

Độ tuổi nhận bé: Từ 12 tháng đến dưới 6 tuổi

CHƯƠNG TRÌNH: AngelsGarden Montessori cung cấp chương trình giáo dục tiên tiến cho trẻ nhỏ. Các bạn nhỏ sẽ được tham gia các lớp học chính: Tiếng Anh và các kỹ năng ngôn ngữ; Phương pháp Montessori; Phương pháp Glann Doman; Nghệ thuật và sáng tạo; Kỹ năng mềm giúp trẻ nhận biết về bản thân và xã hội; Phát triển thể chất và các kỹ năng vận động.

HỌC PHÍ theo tháng: 6.8 triệu đồng/tháng.

Tiền ăn: 80.000 đồng/ngày.

 

2. Trường mầm non song ngữ Hooray (Phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Song ngữ Hooray dựa trên chương trình mầm non của Hoa Kỳ.

Độ tuổi nhận bé: 12 tháng đến 6 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH: Song ngữ Hooray – Hooray Bilingual Program – dựa trên chương trình Acelero Curriculum – chương trình mầm non của Hoa Kỳ, được giảng dạy bằng hai ngôn ngữ Anh-Việt. Học sinh Hooray được học tập và vui chơi trong môi trường song ngữ đúng chuẩn quốc tế.

HỌC PHÍ theo tháng: 8.6 triệu đồng/tháng. 

Tiền ăn: Hơn 1.3 triệu đồng/tháng. Phí bán trú: 1 triệu đồng/tháng.

 

3. Trường mầm non Angelkids (Phường 11, Quận 11, TP.HCM)

Angelkids theo đuổi chương trình mầm non chuẩn tích hợp Montessori.

Độ tuổi nhận bé: Từ 12 tháng đến 6 tuổi (tùy cơ sở).

CHƯƠNG TRÌNH: Chương trình mầm non chuẩn tích hợp Montessori. Chương trình song ngữ. Chương trình Song ngữ tập trung phát triển 6 mục tiêu giáo dục: Ngôn ngữ và chữ viết, Phát triển kỹ năng vận đông tổng quát, Toán học, Tình cảm cá nhân và xã hội, Thẩm mỹ và sáng tạo, Kiến thức và hiểu biết thế giới.

HỌC PHÍ: Nhà trẻ: 4.4 triệu đồng/tháng.

Mẫu giáo: 4.2 triệu đồng/tháng.

 

4. Hệ thống Giáo dục Kid's Club (Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM)

Chương trình tiếng Anh đến từ bộ Giáo trình "Learn with Ollie" của nhà xuất bản Richmond.

Độ tuổi nhận bé: Từ 12 tháng đến 6 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH: Giáo dục Đa Phương Pháp từ sự chắt lọc và tổng hợp từ những điểm nổi bật của các phương pháp nổi tiếng như Montessori, Reggio Emilia, Waldorf… Chương trình tiếng Anh đến từ bộ Giáo trình "Learn with Ollie" của nhà xuất bản Richmond kết hợp với bộ giáo trình Oxford và MacMillan.

HỌC PHÍ tham khảo cơ sở Thủ Đức (tùy khu vực sẽ có mức học phí khác nhau). Học phí đã bao gồm tiền ăn: 6.6 triệu đồng/tháng. Học phí theo kì: 6.1 triệu đồng/tháng.

 

5. Trường mầm non song ngữ Sunrise Montessori Kindergarten (Phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM)

Sunrise Montessori Kindergarten nhận bé từ 6 tháng đến 72 tháng.

Độ tuổi nhận bé: Trường nhận bé từ 6 tháng đến 72 tháng.

CHƯƠNG TRÌNH: Chương trình Montessori giúp trẻ phát triển khả năng, cá tính riêng biệt của bản thân. Chương trình Song ngữ giúp bé tăng phản xạ tự nhiên, giao tiếp Tiếng Anh như người bản ngữ. Các chương trình dã ngoại.

HỌC PHÍ tại TP.HCM: Từ 7.1 triệu đồng/tháng đến 9 triệu đồng/tháng (tùy cơ sở). Học phí đã bao gồm: Học phẩm, tiền ăn, phí bán trú, chương trình học dã ngoại, các môn kỹ năng...

 

6. Trường mầm non The Gold Beehive (Phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM)

Chương trình học thiết kế theo dạng dự án, và trẻ sẽ được tự mình tham gia và trải nghiệm thực tế trong mỗi dự án đó. 

Độ tuổi nhận bé: Từ 6 tháng đến 5 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH:

Chương trình mầm non của Bộ GD& ĐT theo phương pháp mới.

Chương trình học tập theo phương pháp dạy học theo dự án (Được trải nghiệm sáng tạo với các hoạt động liên môn, các hoạt động ngoại khóa, sự kiện theo chủ đề học tập).

Các môn phát triển năng khiếu, tư duy và rèn luyện thể chất.

HỌC PHÍ tham khảo dành cho bé lớp Trứng vàng (06 đến 14 tháng tuổi): 8.6 triệu đồng/tháng.

 

7. Trường mầm non Song ngữ Bé Ong Sài Gòn (Phường An Phú, quận 2, TP.HCM)

Bé Ong Sài Gòn giảng dạy theo mô hình Anh Quốc kết hợp với Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia.

Độ tuổi nhận bé: Từ 6 tháng đến 6 tuổi

CHƯƠNG TRÌNH: Mô hình Anh Quốc kết hợp với Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia của Ý. Các chương trình dã ngoại.

HỌC PHÍ theo tháng 6.8 triệu đồng/tháng. 

 

8. Trường mầm non Iris Preschool (Phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM)

Iris Preschool lựa chọn chương trình giáo dục mầm non Mother Goose Time được công nhận ở Hoa Kỳ.

Độ tuổi nhận bé: Nhận trẻ từ 12 tháng đến 72 tháng.

CHƯƠNG TRÌNH: Lựa chọn chương trình giáo dục mầm non quốc tế Mother Goose Time, tại Iris Preschool, trẻ sẽ được học tập và trải nghiệm trong môi trường quốc tế, được học tiếng anh với giáo viên bản ngữ cả ngày, được trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng để tự tin trở thành một công dân toàn cầu.

HỌC PHÍ theo tháng cho lớp BABY (từ 12 đến 19 tháng): 7 triệu đồng/tháng.

 

9. Trường mầm non quốc tế Kindy Garden Montessori (Phường 8, quận Gò Vấp, TP.HCM)

Trường Mầm non Kindy Garden Montessori là thành viên Hiệp Hội Montessori Hoa Kỳ (AMS).

Độ tuổi nhận bé: 0 tháng đến 6 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH: Trường Mầm non Kindy Garden Montessori là thành viên Hiệp Hội Montessori Hoa Kỳ (AMS). Đây cũng là trường mầm non tiên phong áp dụng phương pháp giáo dục sớm tiên tiến Montessori vào giảng dạy. Trường được xây dựng trên khuôn viên 1.200m2 có hồ bơi, sân cát, vườn rau, phòng ăn tập thể, bếp ăn một chiều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

HỌC PHÍ theo tháng: 6 triệu đồng/tháng lớp 0-3 tuổi và 7.5 triệu đồng/tháng với lớp 3-6 tuổi. Học phí chưa bao gồm dịch vụ chăm sóc và bán trú 80.000 đồng/ngày.

 

10. Hệ thống trường mầm non quốc tế SIK (Phường 12, quận 6, TP.HCM)

Trường có hồ bơi ngoài trời, sân chơi rộng, phòng học 60m2, phòng chiếu phim.

Độ tuổi nhận bé: 12 tháng đến dưới 6 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH: Kết hợp các phương pháp giáo dục tiên tiến. Học tiếng Anh với giáo viên bản xứ. Các chương trình dã ngoại.

Trường có hồ bơi ngoài trời, sân chơi rộng, phòng học 60m2, phòng chiếu phim,...

HỌC PHÍ khối nhà trẻ (12 tháng đến 18 tháng): 6.5 triệu đồng/tháng. Tiền ăn: 70.000 đồng/ngày.

 

Cho con học trường mầm non song ngữ, ngoài việc có cơ hội phát triển các kỹ năng nền tảng về giao tiếp, hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, phát triển về thể chất… trẻ sẽ được học với những giáo viên nước ngoài giàu chuyên môn và kinh nghiệm giáo dục để giúp trẻ phát triển kỹ năng tiếng Anh trong một môi trường tự nhiên. Đây cũng là điều mà nhiều ba mẹ, hiện nay, đang quan tâm đầu tư cho con trẻ ngay từ lúc bắt đầu đi học.

 

Tham khảo thêm các trường Mầm non song ngữ khác tại: https://bit.ly/mamnonsongnguHCM

Tiêu chí để chọn Trường Montessori

Không phải chỉ dựa vào môi trường có học cụ Montessori thì mặc nhiên trở thành trường mầm non Montessori. Đánh giá một môi trường Montessori truyền thống cần rất nhiều tiêu chí khác.

 

Phương pháp giáo dục Montessori là nơi mà sự sáng tạo, sự phát triển cá nhân được khuyến khích, cũng như nơi tạo ra động lực cho sự tập trung và tính kiên trì. Ở đó trẻ được khám phá, học tập theo tốc độ, quy luật của riêng mình. Giáo viên không so sánh hay đưa ra thành tích thi đua giữa các học sinh và khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp. Cái tên Montessori chưa bao giờ được đăng kí bản quyền, bất kì ai cũng có thể đặt tên trường là Montessori. Tuy nhiên, những môi trường với phương pháp giảng dạy Montessori thuần túy vẫn có những tiêu chuẩn thống nhất để phân biệt với các môi trường chỉ áp dụng một phần Montessori.

 

Ở TP.HCM nhìn chung các trường Montesori thuần túy có thể có hai hình thức:

- Một là những trường có vốn đầu tư lớn với nhiều lớp học, được đầu tư cơ sở vật chất hoành tráng, có trung tâm đào tạo giáo viên.

- Hai là những ngôi trường Montessori vừa và nhỏ. Thường chỉ có 2 lớp trộn tuổi, số lượng bé dưới 70 bé, cơ sở vật chất không quá rộng lớn nhưng đảm bảo đầy đủ tiêu chí của môi trường thuần Montessori, từ hệ thống giáo cụ cho đến chất lượng giáo viên. Bên cạnh đó, quy mô nhỏ nên giáo viên cũng dễ dàng hơn trong việc vận hành và quan tâm đến trẻ.

 

Dù là trường có quy mô lớn hay nhỏ thì trong những môi trường Montessori thuần túy có những tiêu chí chung sau đây:

- Trang bị đầy đủ và hoàn chỉnh học cụ Montessori chuẩn cho tất cả các khu vực (không đưa các học cụ phụ bên ngoài từ các phương pháp khác vào).

- Học cụ thu hút, đẹp, gọn gàng, đa dạng, làm từ các nguyên liệu tự nhiên, luôn được đặt ở vị trí sẵn sàng cho trẻ làm việc tại bất kỳ thời điểm nào.

- Lớp học trộn độ tuổi, gồm bé từ biết đi đến 3 tuổi, và lớp với các bé từ 3 đến 6 tuổi.

- Giáo viên có bằng cấp Montessori, được đào tạo chuyên sâu về phương pháp này bởi những tổ chức uy tín: Hiệp hội Montessori Quốc tế AMI, IMC…

- Đảm bảo 3 giờ làm việc liên tục không gián đoạn cho lớp 3-6 tuổi và 2 giờ làm việc liên tục không gián đoạn cho lớp 18 tháng đến 3 tuổi.

- Trẻ học theo tốc độ và hứng thú riêng của mình.

- Trẻ được hưởng sự tự do trong giới hạn.

- Phương pháp hướng dẫn 1 cô 1 trẻ. Cách giáo viên hướng dẫn có tôn trọng trẻ, có hỗ trợ trẻ độc lập, có khuyến khích trẻ tự tìm ra câu trả lời, có hướng dẫn trẻ theo đúng nhu cầu của trẻ.

- Kết nối và hỗ trợ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

- Đánh giá khách quan, khoa học sự phát triển của trẻ theo định kỳ.

 

Xem thêm bài viết về Montessori:

https://www.esearch.vn/vi/press/phan-1-phuong-phap-giao-duc-montessori

https://www.esearch.vn/vi/press/phan-2-phuong-phap-giao-duc-montessori


Nguồn: Sưu tầm

Phân biệt mầm non quốc tế và mầm non song ngữ

Hiện nay, phụ huynh vẫn thường bị nhầm lẫn trường mầm non song ngữ và trường mầm non quốc tế là giống nhau. Nhưng thức chất đây là hai mô hình hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm để có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt của hai trường mầm non này nhé!


Về chương trình đào tạo

Trường mầm non quốc tế sẽ được học 100% bằng tiếng anh do đó các bé sẽ được học với chương trình chuẩn quốc tế đến từ đội ngũ giáo viên từ nhiều nước trên thế giới. 

Bên cạnh đó trường mầm non song ngữ thì vẫn sẽ giữ chương trình dạy học theo tiêu chuẩn của bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với các chương trình tiếng Anh. Điều này sẽ giúp cho bé không bị quá ngợp với các kiến thức mới và dễ dàng thích nghi với môi trường học. Tại các lớp song ngữ thì các bé sẽ được học với giáo viên bản địa và những lớp tiếng Anh sẽ được giáo viên bản xứ dạy xen kẽ. 


Mục tiêu giáo dục

Trường mầm non quốc tế sẽ chú trọng vào những khả năng tư duy, sáng tạo, độc lập và tự giác trong những hành động và suy nghĩ của bé. Do đó, việc giảng dạy của trường mầm non quốc tế cũng sẽ hướng theo những mục tiêu trên để bé có thể thoải mái thể hiện bản thân trong môi trường học tập. Ngoài ra, bé sẽ được hòa nhập vào môi trường sử dụng tiếng Anh 100% giúp cho bé có thể tiếp thu và thành thạo ngôn ngữ quốc tế. 

Trong khi đó trường mầm non song ngữ sẽ giúp cho bé có những kỹ năng sống cần thiết và rèn luyện ngoại ngữ cho bé một cách lưu loát. Từ đó bé sẽ dễ dàng hội nhập quốc tới và hiểu được những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.


Học phí

Nhìn chung, chúng ta có thể thấy được trường mầm non song ngữ sẽ có học phí thấp hơn trường mầm non quốc tế do: 

Trường mầm non quốc tuyển chọn đội ngũ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Chương trình giáo dục theo tiêu chuẩn của các nước phát triển như: Mỹ, Canada, Úc,…

Còn trường mầm non song ngữ áp dụng các chương trình giảng dạy kết hợp theo tiêu chuẩn bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, đội ngũ giáo viên của trường mầm non này vừa là giáo viên nước ngoài, vừa là giáo viên bản địa.


Những điều trẻ sẽ được nhận khi học tại trường mầm non song ngữ và quốc tế

Khả năng ngôn ngữ dược phát triển

Nếu như bạn muốn định hướng cho con mình hội nhập vào môi trường quốc tế nhưng vẫn giữ và nhận biết được những truyền thống cũng như giá trị văn hoá tốt đẹp của Việt Nam thì lựa chọn trường song ngữ. 

Trong giai đoạn mầm non bé sẽ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ, từ vựng rất nhanh do đó nếu tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai quá nhiều thì sẽ xảy ra tình trạng bé dần quên tiếng mẹ đẻ. Do đó, tại trường mầm non song ngữ các bé vẫn sẽ được học xen kẽ giữa giáo viên bản địa và giáo viên nước ngoài.

Nâng cao các kỹ năng cần thiết

Giáo dục và đào tạo không chỉ dừng lại ở việc truyền tải những kiến thức, lý thuyết mà còn phải trang bị cho bé những kỹ năng sống cần thiết về các lĩnh vực văn hoá – xã hội. 

Tại các trường mầm non song ngữ và quốc tế thường tổ chức cho các những hoạt động ngoại khóa mang tinh thần đoàn kết tập thể, đồng đội như các buổi gây quỹ từ thiện, hoạt động cộng đồng,… Những hoạt động tăng cường khả năng sáng tạo  và những hoạt động phát triển tư duy cho bé.

Những bài học mà bé đã được học kết hợp với những hoạt động bổ ích sẽ cho bé những kỹ năng cần thiết như cách ứng xử, giao tiếp với mọi người. Đặc biệt, bé có thể rèn luyện trí não nhạy bén để có thể tự giải quyết những vấn đề xảy ra xung quanh mình.

Phát triển toàn diện về thể chất

Bên cạnh những hoạt động phát triển và rèn luyện kỹ năng thì nhà trường cũng chú trọng đến việc chăm sóc thể chất cho các bé. Thông qua những bài tập luyện và những trò chơi bổ ích sẽ giúp cho bé nâng cao thể trạng. 

Ngoài ra, trường mầm non song ngữ còn cung cấp những thực phẩm đủ dinh dưỡng cho bé trong ngày hoạt động. Đảm bảo hỗ trợ phát triển thể chất của bé một cách khỏe mạnh.

 

Do đó, đối với những bố mẹ Việt muốn bé con của mình vừa được hội nhập với thế giới sớm nhưng vẫn giữ những sự tinh túy của dân tộc thì hãy lựa chọn trường mầm non song ngữ. Với những thông tin hữu ích trên hi vọng các bậc phụ huynh sẽ có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai của bé.