Dạy con kiểu Đức | Khuyến khích trẻ tự giải quyết xung đột để phát triển kỹ năng xã hội
Những xích mích, bất đồng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày.Nhất là đối với trẻ nhỏ việc tranh giành đồ chơi, hay đánh nhau không chịu nhường nhịn. Vậy để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong trường hợp này, ba mẹ cần có xu hướng giải quyết như thế nào?
Dưới đây là một số phương pháp dạy con kỹ năng xử lý tình huống khi con xảy ra mâu thuẫn với bạn bè cùng lứa theo phương pháp của người Đức - TOP các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới mà Esearch nghĩ bạn nên tham khảo:
Không vội vàng can thiệp vào tình huống
Hầu hết ba mẹ khi thấy con tranh giành đồ chơi với nhau là thường khuyên bảo đứa lớn nhường đứa nhỏ: "Con nhường cho em đi con". Đó là suy nghĩ hoàn toàn áp đặt với trẻ. Lâu dần, trẻ cảm thấy mình không được cha mẹ yêu thương, gây tổn thương tâm lý, tự ti,... Tệ hơn là nhiều người lớn nóng nảy, vội vàng xông vào, túm lấy một đứa để chỉ trích. Trẻ lúc này không thể trút giận lên cha mẹ, chúng sẽ trút giận lên em mình và có thể dẫn đến một số tình huống không mong muốn.
Dù con đang có tranh chấp với anh chị em của mình hay với bạn bè, nếu phụ huynh tham gia vào cuộc chiến của bọn trẻ, có thể bạn đang thiên vị đứa trẻ này hơn đứa trẻ kia. Kiểu giáo dục này rất dễ gây bất mãn cho trẻ.
Tốt hơn hết, ba mẹ chỉ cần đứng xem từ bên ngoài. Đợi đến khi trẻ kết thúc cãi vã mới gọi từng trẻ ra giáo dục riêng theo quan điểm trung lập. Điều này giúp con nhận ra rằng chúng có khả năng tự giải quyết vấn đề của mình và học cách tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Trò chuyện, chia sẻ cởi mở với con bằng cách kể những câu chuyện liên quan
Các giáo viên Đức dành thời gian để quan sát tình huống, sự việc xảy ra. Nếu cần thiết, giáo viên sẽ nói chuyện riêng với trẻ, hoặc đôi khi nói chuyện trực tiếp với cả lớp về sự công bằng, lòng tốt, hoặc gián tiếp bằng cách kể những câu chuyện liên quan.
Thay vì bắt con xin lỗi ngay lập tức, hãy cùng con ra một góc riêng, giải thích cho chúng hiểu vì sao hành động đó lại sai. Đặt những câu hỏi liên quan đến cảm xúc của đối phương để con phát triển sự đồng cảm. Khi trẻ đã hiểu ra vấn đề, chúng sẽ dễ nói lời xin lỗi hơn.
Có các quy tắc giải quyết xung đột một cách rõ ràng
Khi con xảy ra xung đột với những đứa trẻ khác thì đó cũng là lúc bố mẹ nói ra những nguyên tắc cụ thể để con biết và tuân theo. Giải thích cho con biết ranh giới đó để con nhận ra và hiểu rằng một số quy tắc không thể bị phá vỡ.
Cho con biết ba mẹ không đồng ý với bất kỳ hình thức bạo lực nào. Ngoài ra, đừng quên khen ngợi con khi chúng biết cách giải quyết một cách hòa bình nhé.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp một số cách dạy trẻ của người Đức, ba mẹ có thể thấy rằng việc tạo cơ hội cho con tự giải quyết mâu thuẫn có thể là cách hiệu quả để trẻ phát triển sự tự tin và khả năng tự quản lý mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, việc dạy con về cách xử lý mâu thuẫn không chỉ giúp ích con trong cuộc sống hàng ngày mà còn làm nền tảng để con phát triển mối quan hệ xã hội một cách lành mạnh.
Nguồn: Esearch tổng hợp
Mẹo trị bệnh “lười học” ở trẻ nhỏ
Ba mẹ thường hết sức khổ tâm và lo lắng khi thấy con mình có dấu hiệu lười học, chán học, nhưng thực sự thì “bệnh” của con không hoàn toàn là khó trị. Hãy cùng Esearch tham khảo các mẹo trị bệnh “lười học” ở trẻ nhỏ ngay bên dưới nhé!
1. Lập danh sách kế hoạch cùng con
Ba mẹ hãy hướng dẫn con xây dựng kế hoạch khoa học trước khi bắt tay giải quyết bài tập. Chẳng hạn như liệt kê số lượng bài tập các môn cần hoàn thành, sắp xếp việc cần làm theo mức độ ưu tiên. Như vậy, trẻ sẽ dễ hình dung những việc mình cần làm, không bị bỏ sót, không bị choáng ngợp.
Trong quá trình con học, ba mẹ có thể để một chiếc đồng hồ trên mặt bàn để giúp con ước tính thời gian. Trẻ sẽ có động lực hoàn thành bài về nhà theo quy định đã đặt ra trước đó.
2. Chia sẻ từ trái tim đến trái tim
Trước khi quyết định giải pháp khắc phục tình trạng trẻ lười học, ba mẹ nên thực hiện một cuộc chia sẻ tâm huyết. Hãy thử hỏi kỹ trẻ tại sao trẻ không muốn đến trường.
Đừng trách mắng con ngay vì chắc chắn con sẽ cảm thấy chán nản. Bạn nên sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng để trẻ muốn nói một cách cởi mở với bạn.
Hãy chắc chắn rằng, bạn không phán xét việc con đang cảm thấy như thế nào. Thay vào đó, hãy lắng nghe những lời phàn nàn của con một cách tốt nhất có thể. Giải thích cẩn thận lý do tại sao trường học lại quan trọng đến thế. Nếu con thực sự đang gặp khó khăn, hãy cùng con tìm ra giải pháp. Đây là mẹo trị bệnh lười học khá hiệu quả mà nhiều bậc ba mẹ đã áp dụng và thành công.
3. Thường xuyên trao đổi với giáo viên
Một trong 5 mẹo trị bệnh lười học phải kể đến đó là ba mẹ hãy thường xuyên trao đổi với giáo viên. Việc này không những giúp phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mà còn để biết con đang có những ưu điểm, hạn chế nào trong học tập, mối quan hệ bạn bè của con ở lớp như thế nào, tính cách của con ra sao…
Không những thế, bằng việc kết hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớp, ba mẹ sẽ không cần nhắc nhở con học bài. Vì nếu con không học bài, làm bài thì con sẽ bị thầy cô phạt. Lúc này, thầy cô mới là người có ảnh hưởng lớn đến việc học của con.
4. Dạy trẻ tư duy tích cực
Một số trẻ có thể không năng động như các bạn cùng trang lứa, khi đó hãy khuyến khích con dùng các hoạt động trí óc để giữ cho mình bận rộn và tránh xa “bệnh lười”. Đưa con một quyển sách, một vấn đề cần giải quyết, để chúng học chơi nhạc cụ hay làm việc chúng thích… sẽ giữ cho tinh thần trẻ vui vẻ và suy nghĩ trưởng thành hơn.
5. Phần thưởng tạo động lực và cảm hứng
Tặng quà là một mẹo trị bệnh lười học hiệu quả để khơi dậy lòng nhiệt tình của trẻ. Trẻ em cần động lực đặc biệt khi làm một việc gì đó. Bạn có thể hứa thưởng khi con bắt đầu hào hứng trở lại với trường học.
Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi trường có môi trường thoải mái và hỗ trợ phát triển tài năng của con, thì một trường học hòa nhập là lựa chọn phù hợp. Môi trường thoải mái và vui vẻ sẽ khiến trẻ thích thú.
Ở ngôi trường này, các em không chỉ phải đạt điểm cao ở tất cả các môn học mà còn ưu tiên giáo dục nhân cách bởi mỗi em đều có những năng khiếu riêng. Bạn có thể cân nhắc gửi bé đến trường hòa nhập để bé hào hứng đến trường mà không hề cảm thấy lười biếng.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp 5 mẹo trị bệnh “lười học” hiệu quả nhất mà Esearch muốn giới thiệu đến các bậc ba mẹ đang trong quá trình đồng hành cùng các con phát triển. Hãy kiên nhẫn và tỉ mỉ nhưng cũng không quá khắt khe với con để không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của con nhé.
Giáo dục Mầm non theo phong cách Nhật Bản tại Kokoro Kindergarten
Esearch vừa tìm thấy một ngôi trường với phương pháp dạy học theo phong cách Giáo dục Nhật Bản vô cùng độc đáo và mới mẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Kokoro Kindergarten đó ba mẹ ơi!
Hãy cùng Esearch tìm hiểu thêm về môi trường mới lạ này nhé!
Mục tiêu giáo dục vô cùng độc đáo và ý nghĩa
John Dewey từng có một câu châm ngôn rằng: “Giáo dục không phải là để chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là cuộc sống”. Đây chính xác là mục tiêu giáo dục tại Kokoro Kindergarten.
Đến với Kokoro, trẻ không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn được nuôi dưỡng ở nhiều phương diện khác. 05 mục tiêu giáo dục quan trọng ở Kokoro là:
Trẻ khỏe mạnh, năng động, yêu thể thao
Trẻ tự tin, biết đón nhận, trao gửi niềm tin
Trẻ có trái tim ấm áp, biết chia sẻ
Trẻ yêu thiên nhiên, gần gũi thiên nhiên
Trẻ hiểu rõ các giá trị truyền thống và yêu cội nguồn
Chương trình học nuôi dưỡng thân - tâm - trí
Phương pháp giáo dục tại Kokoro mang phong cách Nhật Bản, đề cao tính tự lập và cá nhân hoá của trẻ.
Phương pháp "Dạy học dự án" tại Kokoro đã được tích hợp vào chương trình giảng dạy với mục tiêu đảm bảo chất lượng. Mô hình dạy học theo dự án đặt học sinh vào trung tâm của quá trình học tập, hỗ trợ các con phát triển kiến thức và các kỹ năng thông qua việc khuyến khích trẻ tự do khám phá, tạo ra các sản phẩm và dự án cá nhân. Các hoạt động nổi bật của trẻ trong quá trình học tập bao gồm:
Giờ ăn nuôi dưỡng: Trẻ ăn trong niềm vui, nuôi dưỡng lòng biết ơn và thực hành tự lập.
Giờ vận động năng lượng:Tại Kokoro, tập luyện thể thao không chỉ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, mà còn là biểu hiện rõ ràng của ý chí và lòng quyết tâm.
Giờ chơi khám phá:Mục tiêu của giờ chơi là để kích hoạt khao khát được học hỏi, khám phá một cách tự nhiên trong trẻ.
Giờ ngủ nuôi dưỡng: Trẻ được dẫn dắt để có tâm thế sẵn sàng đi vào giấc ngủ bình an thông qua câu chuyện và giai điệu nuôi dưỡng tâm hồn.
Giờ nghệ thuật sáng tạo: Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, thế giới diệu kỳ trong con có cơ hội được thể hiện một cách sáng tạo.
Kết nối thiên nhiên:Thiên nhiên là người thầy vĩ đại, ở đó hạt giống của tâm trí và sự tò mò ham học hỏi trong con sẽ có cơ hội được nuôi dưỡng và phát triển mãnh liệt và sâu sắc.
Với triết lý giáo dục khai phá tiềm năng và giúp trẻ phát triển thông qua các hoạt động vui chơi trải nghiệm, Esearch tin rằng Mầm non Kokoro sẽ là nơi lý tưởng để ba mẹ có thể gửi gắm nuôi dưỡng tâm hồn con.
Nguồn: Website Kokoro Kindergarten
5 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm
Bí quyết giúp trẻ em Nhật Bản giảm nguy cơ béo phì
- Chế độ ăn sai
- Ít vận động
- Thói quen từ gia đình
- Stress
- Di truyền
- Nâng cao chất lượng của cơm nhà
- Khuyến khích trẻ ăn thử những món mới
- Chia nhỏ khẩu phần ăn
- Cho trẻ vận động mỗi ngày