Home
News
Mẹo trị bệnh lười học ở trẻ nhỏ
Mẹo trị bệnh “lười học” ở trẻ nhỏ

Ba mẹ thường hết sức khổ tâm và lo lắng khi thấy con mình có dấu hiệu lười học, chán học, nhưng thực sự thì “bệnh” của con không hoàn toàn là khó trị. Hãy cùng Esearch tham khảo các mẹo trị bệnh “lười học” ở trẻ nhỏ ngay bên dưới nhé!

1. Lập danh sách kế hoạch cùng con

Học sinh lười học, chúng ta nên làm gì? | Kinh nghiệm và biện pháp

Ba mẹ hãy hướng dẫn con xây dựng kế hoạch khoa học trước khi bắt tay giải quyết bài tập. Chẳng hạn như liệt kê số lượng bài tập các môn cần hoàn thành, sắp xếp việc cần làm theo mức độ ưu tiên. Như vậy, trẻ sẽ dễ hình dung những việc mình cần làm, không bị bỏ sót, không bị choáng ngợp.

Trong quá trình con học, ba mẹ có thể để một chiếc đồng hồ trên mặt bàn để giúp con ước tính thời gian. Trẻ sẽ có động lực hoàn thành bài về nhà theo quy định đã đặt ra trước đó.

2. Chia sẻ từ trái tim đến trái tim

7 bí quyết dạy trẻ thông minh kiểu Nhật Bản được đông đảo cha mẹ Việt áp dụng

Trước khi quyết định giải pháp khắc phục tình trạng trẻ lười học, ba mẹ nên thực hiện một cuộc chia sẻ tâm huyết. Hãy thử hỏi kỹ trẻ tại sao trẻ không muốn đến trường.

Đừng trách mắng con ngay vì chắc chắn con sẽ cảm thấy chán nản. Bạn nên sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng để trẻ muốn nói một cách cởi mở với bạn. 

Hãy chắc chắn rằng, bạn không phán xét việc con đang cảm thấy như thế nào. Thay vào đó, hãy lắng nghe những lời phàn nàn của con một cách tốt nhất có thể. Giải thích cẩn thận lý do tại sao trường học lại quan trọng đến thế. Nếu con thực sự đang gặp khó khăn, hãy cùng con tìm ra giải pháp. Đây là mẹo trị bệnh lười học khá hiệu quả mà nhiều bậc ba mẹ đã áp dụng và thành công.

3. Thường xuyên trao đổi với giáo viên

Một trong 5 mẹo trị bệnh lười học phải kể đến đó là ba mẹ hãy thường xuyên trao đổi với giáo viên. Việc này không những giúp phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mà còn để biết con đang có những ưu điểm, hạn chế nào trong học tập, mối quan hệ bạn bè của con ở lớp như thế nào, tính cách của con ra sao… 

Không những thế, bằng việc kết hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớp, ba mẹ sẽ không cần nhắc nhở con học bài. Vì nếu con không học bài, làm bài thì con sẽ bị thầy cô phạt. Lúc này, thầy cô mới là người có ảnh hưởng lớn đến việc học của con.

4. Dạy trẻ tư duy tích cực

Một số trẻ có thể không năng động như các bạn cùng trang lứa, khi đó hãy khuyến khích con dùng các hoạt động trí óc để giữ cho mình bận rộn và tránh xa “bệnh lười”. Đưa con một quyển sách, một vấn đề cần giải quyết, để chúng học chơi nhạc cụ hay làm việc chúng thích… sẽ giữ cho tinh thần trẻ vui vẻ và suy nghĩ trưởng thành hơn. 

5. Phần thưởng tạo động lực và cảm hứng

Cha mẹ có nên hứa thưởng cho con khi con đạt kết quả cao

Tặng quà là một mẹo trị bệnh lười học hiệu quả để khơi dậy lòng nhiệt tình của trẻ. Trẻ em cần động lực đặc biệt khi làm một việc gì đó. Bạn có thể hứa thưởng khi con bắt đầu hào hứng trở lại với trường học.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi trường có môi trường thoải mái và hỗ trợ phát triển tài năng của con, thì một trường học hòa nhập là lựa chọn phù hợp. Môi trường thoải mái và vui vẻ sẽ khiến trẻ thích thú.

Ở ngôi trường này, các em không chỉ phải đạt điểm cao ở tất cả các môn học mà còn ưu tiên giáo dục nhân cách bởi mỗi em đều có những năng khiếu riêng. Bạn có thể cân nhắc gửi bé đến trường hòa nhập để bé hào hứng đến trường mà không hề cảm thấy lười biếng.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp 5 mẹo trị bệnh “lười học” hiệu quả nhất mà Esearch muốn giới thiệu đến các bậc ba mẹ đang trong quá trình đồng hành cùng các con phát triển. Hãy kiên nhẫn và tỉ mỉ nhưng cũng không quá khắt khe với con để không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của con nhé.

Nguồn: Esearch tổng hợp
Giáo dục Mầm non theo phong cách Nhật Bản tại Kokoro Kindergarten
Giáo dục Mầm non theo phong cách Nhật Bản tại Kokoro Kindergarten

Esearch vừa tìm thấy một ngôi trường với phương pháp dạy học theo phong cách Giáo dục Nhật Bản vô cùng độc đáo và mới mẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Kokoro Kindergarten đó ba mẹ ơi!

Hãy cùng Esearch tìm hiểu thêm về môi trường mới lạ này nhé!




Mục tiêu giáo dục vô cùng độc đáo và ý nghĩa

John Dewey từng có một câu châm ngôn rằng: “Giáo dục không phải là để chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục chính là cuộc sống”. Đây chính xác là mục tiêu giáo dục tại Kokoro Kindergarten.

Đến với Kokoro, trẻ không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn được nuôi dưỡng ở nhiều phương diện khác. 05 mục tiêu giáo dục quan trọng ở Kokoro là:

  • Trẻ khỏe mạnh, năng động, yêu thể thao

  • Trẻ tự tin, biết đón nhận, trao gửi niềm tin

  • Trẻ có trái tim ấm áp, biết chia sẻ

  • Trẻ yêu thiên nhiên, gần gũi thiên nhiên

  • Trẻ hiểu rõ các giá trị truyền thống và yêu cội nguồn


Có thể là hình ảnh về 14 người, trẻ em và văn bản


Chương trình học nuôi dưỡng thân - tâm - trí

Phương pháp giáo dục tại Kokoro mang phong cách Nhật Bản, đề cao tính tự lập và cá nhân hoá của trẻ.

Phương pháp "Dạy học dự án" tại Kokoro đã được tích hợp vào chương trình giảng dạy với mục tiêu đảm bảo chất lượng. Mô hình dạy học theo dự án đặt học sinh vào trung tâm của quá trình học tập, hỗ trợ các con phát triển kiến thức và các kỹ năng thông qua việc khuyến khích trẻ tự do khám phá, tạo ra các sản phẩm và dự án cá nhân. Các hoạt động nổi bật của trẻ trong quá trình học tập bao gồm:

  • Giờ ăn nuôi dưỡng: Trẻ ăn trong niềm vui, nuôi dưỡng lòng biết ơn và thực hành tự lập.

  • Giờ vận động năng lượng:Tại Kokoro, tập luyện thể thao không chỉ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, mà còn là biểu hiện rõ ràng của ý chí và lòng quyết tâm.


    Có thể là hình ảnh về 9 người, trẻ em và văn bản


  • Giờ chơi khám phá:Mục tiêu của giờ chơi là để kích hoạt khao khát được học hỏi, khám phá một cách tự nhiên trong trẻ.

  • Giờ ngủ nuôi dưỡng: Trẻ được dẫn dắt để có tâm thế sẵn sàng đi vào giấc ngủ bình an thông qua câu chuyện và giai điệu nuôi dưỡng tâm hồn.

  • Giờ nghệ thuật sáng tạo: Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, thế giới diệu kỳ trong con có cơ hội được thể hiện một cách sáng tạo.

  • Kết nối thiên nhiên:Thiên nhiên là người thầy vĩ đại, ở đó hạt giống của tâm trí và sự tò mò ham học hỏi trong con sẽ có cơ hội được nuôi dưỡng và phát triển mãnh liệt và sâu sắc. 


Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em và văn bản


Với triết lý giáo dục khai phá tiềm năng và giúp trẻ phát triển thông qua các hoạt động vui chơi trải nghiệm, Esearch tin rằng Mầm non Kokoro sẽ là nơi lý tưởng để ba mẹ có thể gửi gắm nuôi dưỡng tâm hồn con.


Nguồn: Website Kokoro Kindergarten

Em bé đang ăn dặm
5 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm
Đối với ba mẹ, 12 tháng đầu đời của trẻ hẳn là giai đoạn khó khăn nhất. Đây là giai đoạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng ở trẻ, nhưng hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Trong quá trình cho con ăn dặm, có một số sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải, rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thói quen ăn uống của trẻ sau này. Cùng tìm hiểu xem đó là những sai lầm gì nhé.

1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ
Khi cho con ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ phát triển để tiêu hóa các thức ăn dạng đặc như bột, cháo, dẫn đến tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Trường hợp ngược lại nếu phụ huynh cho con ăn dặm quá trễ, lúc này trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn, trong khi sữa mẹ không đủ dinh dưỡng cần thiết để bổ sung, dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu máu, thiếu kẽm và các chất dinh dưỡng khác.
Hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng, 6 tháng là thời điểm tốt nhất để ba mẹ tập cho con mình ăn dặm. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đến một mức nhất định, có thể tiêu thụ các thức ăn dạng đặc. Từ 6 tháng trở đi, trẻ cũng cần nhiều dưỡng chất hơn, tuy nhiên, có một số dưỡng chất không có trong sữa mẹ nên cần bổ sung bằng các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khác.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật | Huggies

2. Cho trẻ ăn quá nhanh hoặc quá chậm
Ngoài thời điểm bắt đầu ăn dặm thì tốc độ ăn của con trẻ cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà ba mẹ thường không để ý đến.
Khi bắt đầu chuyển thức ăn từ dạng lỏng của sữa mẹ sang dạng đặc của bột, cháo, trẻ cần thời gian để thích nghi với điều này nên không tránh được việc chậm ăn. Ba mẹ không nên thúc ép con ăn quá nhanh vì dễ khiến hình thành tâm lý sợ ăn, từ đó sẽ khó tiếp nhận đồ ăn hơn nữa.
Trái ngược lại với trường hợp trên, một số phụ huynh lại cho con ăn quá chậm khiến thức ăn không còn đảm bảo được độ dinh dưỡng. Ngoài ra, việc chiều theo tốc độ ăn này có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn lâu dài ở trẻ.
Một bữa ăn dặm tốt nhất nên kéo dài không quá 30 phút.

3. Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít
Vào thời gian đầu tập cho con ăn dặm, ba mẹ thường có xu hướng cho ăn thật nhiều vì nghĩ “mau ăn” thì sẽ “chóng lớn”. Đây là một sai lầm hết sức phổ biến ở các bậc phụ huynh. Việc ăn nhiều quá mức sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hết công suất, dễ dẫn đến nôn mửa hoặc tệ hơn là gây ra các bệnh lý về hệ tiêu hóa sau này.
Khẩu phần ăn cần được tăng dần theo thời gian. Khi trẻ hơn 06 tháng tuổi, dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của con. Lúc này khẩu phần ăn dặm cần được bổ sung nhiều hơn về cả khối lượng lẫn dưỡng chất. Việc ăn dặm quá ít khiến trẻ bị thiếu dưỡng chất và nhanh đói hơn.

Thiếu chất gì khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi? | Vinmec

4. Sử dụng gia vị như khẩu phần ăn của người lớn
Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết, đối với thức ăn của trẻ dưới 01 tuổi, việc cho thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt (mì chính) là hoàn toàn không nên. Đây là các loại gia vị dễ dàng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển toàn diện của con trẻ. Cụ thể:

- Muối: Gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Bột ngọt (mì chính): Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Đường: Có hại cho não bộ, gây béo phì, hình thành thói quen ăn uống kém lành mạnh.

Tuy nhiên, trẻ cần sớm được làm quen với các mùi vị của thức ăn để tránh tình trạng kén ăn khi lớn lên. Chính vì vậy, gia vị trong khẩu phần ăn dặm nên được thay thế bởi những thảo mộc thiên nhiên như hành lá, tỏi, húng quế, rau mùi,... Ngoài ra, thêm một chút dầu ăn vào khẩu phần ăn sẽ giúp dễ hấp thụ các loại vitamin cần thiết trong bữa ăn.
Một lưu ý hết sức quan trọng nữa là vị giác của trẻ tốt hơn nhiều so với người lớn. Những món ăn vẫn nên được thêm gia vị thảo mộc tự nhiên nhưng chỉ cần một lượng ít để tránh gây khó chịu cho vị giác cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.

Khi nào có thể nêm gia vị vào đồ ăn dặm cho trẻ?

5. Đánh lạc hướng trẻ khi ăn
Để nhận biết và thưởng thức một bữa ăn ngon miệng, trẻ cần tập trung vào ăn uống thay những thứ như tivi, điện thoại, ipad,... hay những việc diễn ra xung quanh mình. Khi tập trung vào bữa ăn, con sẽ có thời gian để học cách nhận biết các mùi vị, các thành phần món ăn dưới sự chỉ dẫn của ba mẹ. Thêm vào đó, có thể nhận ra con đã ăn no hay chưa, tránh việc đút ăn vô tội vạ dẫn đến khẩu phần ăn nhiều quá mức.

Trên đây là 5 sai lầm mà ba mẹ thường gặp khi con đến tuổi ăn dặm. Hãy lưu ý để tránh ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm cũng như sự phát triển toàn diện của bé ba mẹ nha!
Bé trai người Nhật Bản đang ăn
Bí quyết giúp trẻ em Nhật Bản giảm nguy cơ béo phì
Trẻ em ngày nay không còn tham gia vào những hoạt động ngoài trời nữa, thay vào đó là dành thời gian cho các món đồ chơi công nghệ. Tỷ lệ trẻ em béo phì trên toàn thế giới đang gia tăng đến mức đáng báo động. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở Nhật Bản lại được kiểm soát vô cùng tốt.

Vậy, đâu là những nguyên nhân có thể khiến trẻ dễ bị béo phì, phụ huynh Nhật Bản đã làm cách nào để khống chế được tỷ lệ béo phì ở trẻ. Hãy cùng Esearch tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân
  • Chế độ ăn sai
Một chế độ ăn dễ gây béo phì là chế độ ăn có lượng calo hấp thụ cao hơn so với lượng calo cơ thể cần để hoạt động trong ngày. Các món nhiều calo thường được chế biến với nhiều đường, dầu mỡ. Thức ăn nhanh là những món chứa rất nhiều calo. Việc thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh trong chế độ ăn của trẻ chính là nguyên nhân dễ khiến trẻ bị béo phì.

Four new fast food menu items to try this month from Burger King and Taco Bell before they disappear from stores | The US Sun

  • Ít vận động
Mỗi ngày cơ thể đều phải tiêu thụ calo thông qua quá trình hấp thụ dưỡng chất. Chính vì vậy, cơ thể cần vận động thường xuyên để đốt cháy lượng calo đó, tránh sự tồn đọng calo trong những tế bào mỡ. Theo sự phát triển của thời đại công nghệ, hầu hết trẻ em - nhất là trẻ em ở những thành phố lớn - đều hạn chế các hoạt động ngoài trời và các hoạt động nâng cao sự dẻo dai cho cơ thể. Một thói quen sống ít vận động dễ khiến lượng calo dư thừa trong cơ thể tăng lên, dẫn đến béo phì. 

  • Thói quen từ gia đình
Con trẻ chính là thế hệ gần nhất sẽ kế thừa những thói quen, lối sống của ba mẹ. Nếu ba mẹ có một lối sống lành mạnh và rèn luyện cho con lối sống này ngay từ nhỏ sẽ hạn chế được khả năng béo phì của trẻ.

  • Stress
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đồ ngọt sẽ làm giảm hormone gây ra stress. Chính vì lý do này, trẻ thường có xu hướng tìm đến đồ ngọt nhiều hơn mỗi khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Không chỉ khiến trẻ tăng cân, những món đồ ăn có vị ngọt còn tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho sức khỏe khác như sâu răng, tiểu đường,...

Trẻ Bị Stress, đôi Khi Còn áp Lực Hơn Người Lớn

  • Di truyền
Kết quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự xuất hiện gen di truyền mang đặc tính của béo phì. Như vậy, nếu ba và mẹ đều có bệnh béo phì thì khả năng lên đến 80% bé được sinh ra cũng sẽ mang bệnh béo phì trong người.

Bí quyết của phụ huynh Nhật Bản
  • Nâng cao chất lượng của cơm nhà
Để tránh việc trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh hoặc những món ăn vặt chứa nhiều calo nhưng ít dưỡng chất, phụ huynh Nhật Bản thường tập trung cải thiện chất lượng cho những bữa ăn tại nhà của trẻ. Để làm được điều này, các bữa ăn cho trẻ cần phải ngon miệng, ít calo nhưng vẫn đủ nhiều để trẻ no bụng, không phải dùng thêm các món ăn vặt. Đặc biệt, các món ăn trong bữa cơm gia đình Nhật Bản thường được chế biến từ những thực phẩm lành mạnh và giàu dưỡng chất như cá, trái cây, rau củ, đậu, ngũ cốc nguyên chất,... 

GIỚI THIỆU CÁC MÓN ĂN GIA ĐÌNH MÀ NGƯỜI NHẬT HAY NẤU | JP MOVE

  • Khuyến khích trẻ ăn thử những món mới
Để trẻ không kén ăn sau này, phụ huynh Nhật Bản đã khuyến khích trẻ thử những nhiều món ăn khác nhau từ khi mới bắt đầu tập ăn thô. Việc ăn nhiều món từ nhiều nguyên liệu đa dạng giúp trẻ hấp thụ được dưỡng chất từ nhiều nguồn khác nhau, hạn chế khả năng bị béo phì do ăn đi ăn lại một món. 

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn của trẻ em Nhật Bản thường được chia ra thành từng phần nhỏ với rất nhiều món khác nhau để đảm bảo trẻ không ăn quá nhiều nhưng vẫn hấp thụ đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Phương pháp chia nhỏ khẩu phần còn khiến cho trẻ thích thú và ngon miệng vì được ăn nhiều loại thức ăn trong cùng một bữa.

Nguyên tắc dinh dưỡng giúp người Nhật giữ vóc dáng cân đối và khỏe mạnh và sống thọ nhất thế giới

  • Cho trẻ vận động mỗi ngày
Đi bộ hoặc đạp xe đến trường là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với trẻ em Nhật Bản. Vận động thường xuyên không chỉ giúp trẻ hạn chế khả năng béo phì mà còn tăng sức đề kháng, tránh cách bệnh về tâm lý ở trẻ.

Tóm lại, phụ huynh ở Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để kiểm soát tỷ lệ béo phì ở trẻ, bao gồm chế độ ăn lành mạnh, khuyến khích vận động hàng ngày để xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh, tránh xa căn bệnh béo phì.

Trẻ em Nhật Bản đứng đầu thế giới về sức khỏe và chăm ngoan

Cùng Esearch Đạt Được Chỉ Tiêu Tuyển Sinh Của Mầm Non Siêu Chất Lượng Ở Bình Dương
Cùng Esearch Đạt Được Chỉ Tiêu Tuyển Sinh Của Mầm Non Siêu Chất Lượng Ở Bình Dương
Kết Thúc Một Năm Học Với Thành Công và Hạnh Phúc
Vậy là một Năm học nữa đã kết thúc và Esearch vừa hoàn tất dự án với một Mầm non siêu chất lượng ở Bình Dương. Đây là cột mốc đánh dấu đầy ý nghĩa giữa Esearch và một ngôi trường siêu chất lượng tại Bình Dương. Chúc mừng trường đã đạt được chỉ tiêu tuyển sinh, lấp đầy vị trí trường học khi lựa chọn hợp tác cùng Team Esearch.


Đối Tác Chiến Lược Đáng Tin Cậy
Trong suốt quá trình hợp tác và làm việc với ngôi trường này, Esearch luôn đưa ra những lời tư vấn hữu ích cũng như trực tiếp tham gia xây dựng chiến lược Marketing và Tư vấn tuyển sinh hiệu quả cho trường, giúp trường đạt được những mong muốn ban đầu, lấp đầy khoảng trống học sinh trong trường học.

Tạo Nên Sự Khác Biệt
Esearch không chỉ cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường, nắm bắt xu hướng tuyển sinh mà còn đồng hành cùng trường trong mọi giai đoạn, từ phân tích, tư vấn đến thực hiện. Sứ mệnh của Esearch là giúp các trường phát triển và đạt được chất lượng tuyển sinh mong muốn. Do đó, chúng tôi luôn ra sức hành động để có thể mang đến những kết quả tốt nhất cho đối tác của mình.

Lời Cảm Ơn
Đội ngũ Esearch xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ngôi trường siêu chất lượng tại Bình Dương đã tin tưởng và lựa chọn Esearch làm đối tác trong hành trình phát triển. Những lởi cảm ơn chân thành và sự đánh giá tích cực từ phía nhà trường là nguồn động viên vô cùng quý báu đối với Esearch. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi thấy dự án này đem lại những kết quả vô cùng xuất sắc đến cho trường.

Liên Hệ Ngay Hôm Nay
Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác mang lại hiệu quả cao trong việc xây dựng chiến lược tuyển sinh và phát triển giáo dục, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Esearch luôn sẵn sàng trở thành đối tác thực hiện đáng tin cậy cho sự phát triển của các bạn.
Be-gai-khong-thich-an-ca
Trẻ không ăn cá, phải làm sao?
1. Lợi ích của việc ăn cá
Cá là một thực phẩm giàu dưỡng chất. Cá chứa nhiều chất đạm, giàu axit amin và các loại Vitamin khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hãy cùng điểm qua những dưỡng chất có trong thịt cá và chức năng của chúng nhé!

  • Omega-3: Bao gồm 3 dưỡng chất EPA, DHA và DPA có khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh lý của cơ thể. Trong đó, DHA là thành phần chủ yếu của não bộ và võng mạc mắt. Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng giúp cải thiện thị lực và phát triển trí thông minh ở trẻ.
  • Vitamin A: Giúp hỗ trợ tăng trưởng tế bào và chức năng miễn dịch, chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Ngoài ra, retinol (một dạng của Vitamin A) là một thành phần cần thiết cho thị giác.
  • Vitamin B: Kích thích não bộ và hệ thần kinh. Giúp cơ thể chuyển hóa đường, chất đạm và chất béo cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sự phát triển của da, tóc, hệ tiêu hóa và nhiều bộ phận khác. Đặc biệt ở thịt cá có nhiều Vitamin B6 giúp ổn định dẫn truyền thần kinh và Vitamin B12 có chức năng chức năng tải dưỡng khí cho cơ thể.
  • Vitamin D: Giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng, hỗ trợ đường tiêu hoá.

Cá hồi: “Góc khuất” hại sức khỏe không phải ai cũng biết - Đài PTTH Nghệ An

Ngoài ra, cá còn chứa hàm lượng lớn Vitamin PP, Canxi, Photpho, Sắt, Natri, Tocopherol, Biotin và Cholin, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.

2. Hiện trạng
Với những lợi ích trên, không thể phủ nhận cá là một thực phẩm vô cùng thiết yếu trong bữa ăn của bé. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng thích ăn loại thực phẩm này.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé kén ăn những món được chế biến từ cá. Hãy cùng Esearch tìm ra những nguyên nhân gốc rễ và cách để khắc phục việc bé không ăn cá ba mẹ nhé!

3. Vì sao bé không ăn cá?
Tập ăn thô chưa đúng giai đoạn
Trải nghiệm về lần đầu ăn món mới sẽ gần như quyết định bé có muốn ăn lại món đó hay không. Đối với những món như thịt cá, ba mẹ cần lưu ý tập cho bé ăn đúng độ tuổi phát triển của mình.



Nướu của bé sẽ chịu tổn thương trong suốt quá trình mọc răng. Trong giai đoạn này, thức ăn của bé không nên có thêm những thành phần cứng và lợn cợn như thịt cá vì chúng sẽ khiến nướu của bé càng đau hơn, từ đó hình thành cảm giác sợ ăn thịt cá. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này dạ dày của bé vẫn chưa hoàn toàn phát triển, việc tập ăn thô quá sớm sẽ dễ khiến dạ dày của bé phải hoạt động nhiều hơn. 

Quá trình ăn thô của bé rất cần sự quan sát kỹ lưỡng từ ba mẹ để cân nhắc chế độ ăn hợp lý. Nếu qua giai đoạn ăn thô nhưng bé vẫn chưa được tập ăn những món cứng, bộ nhai của bé sẽ chậm phát triển. Đây cũng là một trong những lý do phổ biến khiến bé lười ăn những món có độ cứng tương đối như cá.

Cảm giác ngán khi ăn một món liên tục
Với một thực phẩm nhiều dưỡng chất như cá, ba mẹ rất chú trọng và thường xuyên chế biến các món từ cá cho con. Tuy nhiên, việc liên tục ăn một món quen thuộc từ ngày này qua ngày khác dễ khiến bé sinh ra cảm giác ngán ngẩm. Đây cũng là một sai lầm phổ biến của ba mẹ khiến trẻ ngày càng sợ và ghét ăn cá hơn. 

Bé chưa quen với mùi tanh của cá
Hầu hết các loài cá đều có mùi tanh, đặc biệt là cá biển, mùi tanh rất nồng. Đó là bởi trong da của cá có một tuyến niêm dịch tiết ra chất niêm dịch đặc biệt, gọi là chất amin tam giáp, có mùi tanh đặc trưng. Trong nhiệt độ bình thường, chất amin tam giáp rất dễ phát tán vào không khí gây ra mùi tanh của cá.

Mùi tanh của cá là một mùi vô cùng khó chịu, không chỉ đối với các bé mà còn đối với người lớn chúng ta. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không muốn ăn cá.

Ăn cá dễ bị hóc xương
Khác với những loại thực phẩm giàu protein khác như thịt, trứng,... cá là một món khá khó ăn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nếu trẻ đã từng bị mắc xương cá, khả năng cao trẻ sẽ không muốn ăn lại món ăn đã từng khiến tổn thương thực quản của mình thêm một lần nào nữa. Bên cạnh đó, việc vừa ăn vừa phải chú ý để nhè xương cá sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình thưởng thức bữa ăn của bé.

4. Cách khắc phục
Tập cho bé ăn cá từ sớm một cách phù hợp
Để bé quen với mùi vị của cá, ba mẹ nên đưa cá vào thực đơn của bé ngay khi vừa tập ăn thô. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến vùng nướu đang bị tổn thương do mọc răng, ba mẹ nên xay nhuyễn cá trước khi cho vào khẩu phần cháo của bé.

Suốt quá trình ăn tập ăn thô của bé, ba mẹ nên chú ý quan sát để nâng cấp độ thô một cách phù hợp. Sau giai đoạn ăn cá xay nhuyễn, ba mẹ có thể cho bé ăn thịt cá băm nhuyễn, băm to, dần dần đến thịt cá nguyên khối. Việc ăn cả miếng thịt cá và không trộn lẫn thức ăn sẽ dễ dàng hơn cho ba mẹ dạy bé làm quen với các loại thức ăn khác nhau, về hình dáng, mùi, vị của chúng.

5 Ways to Encourage Kids to Eat More Fish! - Wholesome Kids Catering

Một quy trình tập ăn thô hợp lý không những giải quyết được vấn đề không ăn cá của bé ngay từ nhỏ mà còn giúp bé có một sức khỏe thật tốt.

Khử mùi tanh của cá
Khi món cá thơm ngon được loại bỏ mùi tanh đặc trưng, chắc chắn bé sẽ cảm thấy ngon miệng hơn và đôi khi còn thích ăn cá hơn nữa. Ba mẹ có thể thử những tips sau đây để khử mùi tanh của cá trong lúc chế biến nhé:

  • Ngâm cá vào nước vo gạo hoặc nước muối: Đối với những loại cá có mùi tanh nhiều, ba mẹ có thể dùng muối để chà sát vào thân cá. Sau khi ngâm khoảng 15 phút, ba mẹ hay rửa lại cá bằng nước sạch. Đây là một tips rất hiệu quả trong việc khử mùi tanh của cá.
  • Sử dụng chanh hoặc giấm: Mùi tanh đặc trưng của cá được hình thành bởi các amin có sẵn trong cá. Việc kết hợp với axit có trong chanh hoặc giấm sẽ khiến các amin đó chuyển hóa thành muối và nước. Từ đó, mùi tanh của cá sẽ được loại bỏ một cách dễ dàng. 

Không để bé ăn một món quá nhiều lần
Thường xuyên thay đổi cách chế biến các món ăn được làm từ cá sẽ khiến bé thích thú hơn. Nếu bé có một món ăn yêu thích và có thể ăn nhiều lần mà không bị ngán, ba mẹ hãy khéo léo chế biến thêm cá vào món ăn giúp bé có thể hấp thụ dưỡng chất từ cá một cách thụ động.

Hãy bày biện các món ăn một cách đẹp mắt và khác nhau mỗi ngày để bé có hứng thú hơn trong việc ăn uống ba mẹ nhé!