
Dạy con tự lập trong chi tiêu
Cha mẹ thường có nỗi lo lắng rằng nếu cho con tiêu tiền quá sớm sẽ khiến trẻ học thói xấu, tiêu hoang, lãng phí,… Tuy nhiên nếu cha mẹ kiểm soát chi tiêu của bé quá lâu thì liệu khi lớn, bé có đủ khả năng kiểm soát tiền của bản thân hay không? Thay vì vậy hãy dạy cho trẻ cách chi tiêu hợp lí và tạo cho bé năng lực quản lí tài chính, một trong những kĩ năng quan trọng khi trưởng thành. Hôm nay Esearch sẽ chia sẻ đến quý phụ huynh một vài “tips” để giúp con tự lập trong chi tiêu.
1. Hãy giải thích với trẻ tiền có từ đâu
Cha mẹ hãy lựa lời nói cho con nghe, tiền không phải tự nhiên mà có mà là thành quả làm việc chăm chỉ, giúp con hiểu được mối quan hệ giữa tiền bạc và công việc.
2. Cùng con phân biệt mua sắm theo “nhu cầu” và “mong muốn”
Cần giúp con phân biệt rõ giữa những thứ mình “cần” và thứ mình “muốn”. Cha mẹ có thể cùng con phân loại nhóm “cần” là đồ ăn, nước uống, vật dụng sinh hoạt, và những thứ mình “muốn” như que kem, kẹo, bánh,.. khi đi mua sắm. Ví dụ mẹ có thể hỏi: “Con à bây giờ mẹ có những món này nhé: rau củ, gạo, trứng, sữa, dầu gội đầu, kem, kẹo, cá,… thì theo con ta nên ưu tiên mua món nào trước” . Sau đó mẹ giải thích món nào cần cho gia đình sinh hoạt, cho bữa ăn,.. thì ta nên ưu tiên hơn. Còn bánh kẹo thì có thì tốt, không có cũng không sao. Vậy thì lần sau khi hỏi lại bé sẽ tự nhớ rằng món nào ta nên mua trước, món nào cần thiết hơn.
3. Dạy trẻ 3 quy tắc quan trọng là Chi tiêu, Tiết kiệm, Chia sẻ
Nên hướng dẫn trẻ chi tiêu bằng tiền của mình, không dựa dẫm vào người khác, mua những thứ thực sự cần thiết. Ví dụ như dịp Tết, thường các bé sẽ được lì xì, cha mẹ nên để con sử dụng khoản tiền này để mua những thứ con cần thiết, hoặc mách nhỏ với con rằng nên tiết kiệm để đạt mục tiêu cho thứ lớn hơn chẳng hạn mua đồ chơi mắc tiền, hoặc du lịch,..Cuối cùng là chia sẻ đến những hoàn cảnh khó khăn hoặc tặng quà cho người khác.
4. Danh sách chi tiêu
Ba mẹ có thể dạy trẻ cách lập một kế hoạch chi tiêu cho từng tuần, tháng, năm. Cụ thể lập danh sách những thứ cần thiết mua, rồi đến những thứ muốn mua, và muốn mua được thì cần phải tiết kiệm,… Như vậy trẻ sẽ dễ dàng nắm rõ mục tiêu chi tiêu của mình, tạo thói quen chi tiêu hợp lí sau này.
Vậy nếu trẻ tiêu hết tiền thì sao? Ba mẹ không nên lo lắng, vì sẽ tốt hơn nếu trẻ tự học hỏi từ chính sai lầm của mình, nếu trẻ tiêu hết một lúc vào bánh kẹo hoặc đồ chơi, ta sẽ mang ra kế hoạch chi tiêu và chi ra những sai lầm từ đó hướng trẻ tránh khỏi sai lầm đó.
Đừng kiểm soát trẻ mà hãy đồng hành cùng trẻ trên con đường tự lập chi tiêu của mình.
Nguồn: Prudential

Sự khác biệt trong cách dạy con của người Nhật và người Việt



Trường mẫu giáo OA tại Saitama (Nhật Bản)
Trường mẫu giáo OA là trường có lịch sử hơn 50 năm, vào năm 2016 trường đã quyết định cải tại container thành mô trường học tập, vui chơi cho các em nhỏ. Hãy cùng Esearch tìm hiểu xem tại sao lại có ý tưởng này và điểm đặc biệt của ngôi trường này là gì nhé!
Trước năm 2016, trường học phải trải qua nhiều trận động đất dẫn đến cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Dưới sự giúp đỡ của hai công ty kiến trúc Hibino Sekkei và Youji no Shiro, trường được thiết kế lại theo phong cách độc đáo: Tận dụng các container cũ làm phòng học.
Không chỉ đơn giản mang ý nghĩa tái chế, các container được chọn vì chúng được chế tạo để chịu trọng lượng lớn và chịu được những cú va đập mạnh, rất thích hợp trong điều kiện động đất xảy ra liên tục ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc xây dựng ngôi trường hoàn toàn bằng container sẽ không tốn nhiều chi phí, giúp dễ dàng chỉnh sửa khi trường muốn thay đổi, bỏ đi một phòng hoặc dải phòng nào đó. Theo các kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, việc sử dụng container làm phòng học là lựa chọn hiệu quả và tiết kiệm nhất. Chúng có thể chịu tải trọng lớn, cũng như chấn động mạnh, đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trước thiên tai. Ngoài ra, kiến trúc sư Hibino Sekkei cũng cho biết ngoài khả năng chống động đất, ngôi trường còn được thiết kế với ý tưởng mang lại năng lượng tích cực. Điểm nổi bật của nó là dài, có không gian mở để đón gió và làm mát tự nhiên.
Phong cách tối giản ưa thích của người Nhật cũng được thể hiện qua thiết kế của trường. Dù vẻ ngoài gồ ghề của container vẫn được giữ như một đặc điểm nhận dạng nhưng bên trong các phòng học được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ tạo cảm giác ấm áp. Ngoài thời gian học và ngủ trưa, học sinh có thể chơi ngoài trời, hoạt động thoải mái, thỏa mãn tính hiếu động nhờ có khuôn viên trường rộng rãi. Trong quá trình cải tạo OA, các kiến trúc sư đã cố gắng giữ lại thực vật xung quanh để đảm bảo yếu tố xanh cho ngôi trường độc đáo này.
Với kiến trúc độc đáo, trường OA đã lọt vào top những trường mẫu giáo đẹp nhất thế giới vào năm 2016 Arch Daily
Ảnh: Hibino Sekkei

Cách giải quyết xô xát ở trẻ
Trẻ con chơi với nhau xô xát, gây hấn và tranh giành đồ chơi là những việc không thể tránh khỏi. Trong tình huống này, ba mẹ cần biết cách xử lý phù hợp để bạo lực không thành thói quen của con. Hãy cùng Esearch đọc qua bài viết này để biết cách giải quyết nhé!
Ba mẹ đừng quá ngạc nhiên khi biết rằng con mình hay đánh nhau với các bạn khác. Đây là một phản ứng khá bình thường ở trẻ nhỏ, thậm chí đánh bạn còn một dấu hiệu để đánh dấu cho một giai đoạn phát triển của trẻ. Khi chưa học được tính tự lập và kỹ năng giao tiếp, việc trẻ dễ bị kích động vì tức giận dẫn đến đánh nhau là một điều dễ hiểu.
Lúc này, ba mẹ hay giáo viên hãy dùng phương pháp “hậu quả” để giải quyết xô xát giữa các con.“Hậu quả” là hình thức kỉ luật hiệu quả khi trẻ không thể tự giải quyết vấn đề. Khi trẻ tranh giành chơi game, chúng ta có thể nói: “Các con có thể dùng máy tính nếu nghĩ được cách cả hai đều được sử dụng” hay “Bởi vì các con cãi nhau, các con không được xem TV trong nửa giờ”. “Các con có thể tiếp tục chơi nếu cả hai chia sẻ đồ chơi cho nhau”. Trì hoãn điều mà trẻ muốn làm. Chẳng hạn: “Các con không được đi chơi công viên nếu không hòa giải với nhau”.
“Hậu quả” càng ngắn, tức thời thì càng tốt. Nửa tiếng không được động vào đồ chơi, một tối không được xem TV hay vài phút im lặng đủ để con hiểu được vấn đề. Hình thức kỉ luật này không phải là phạt trẻ nhưng giúp các con hiểu được rõ hậu quả tiêu cực khi xô xát, bất hòa. Hãy bình tĩnh nếu trẻ tiếp tục tranh cãi sang vấn đề khác.
Những bước ở trên có thể phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ tuổi hơn có thể khó kiểm soát được cảm xúc, hành vi của mình, và không hiểu được hậu quả. Khi đó, đánh lạc hướng trẻ là giải pháp tốt hơn.
Các bước cần làm sau mâu thuẫn:
- Bước 1: Dừng hành động, tách trẻ khỏi nhau và khu vực vừa xảy ra xô xát
Khi phát hiện trẻ có xích mích, xô xát, việc đầu tiên nhất mà các bậc phụ huynh cần làm là tách các con ra và sử dụng những câu ngắn gọn không chỉ trích hành vi của trẻ như: “Mẹ cảm thấy không vui khi con làm bạn đau”, “Mẹ không muốn con làm đau bạn”… Việc làm này đơn giản để cho con biết đánh nhau hay làm bạn đau là những hành vi chưa đúng, con cần dừng việc đó lại cho dù muốn hay không và bố mẹ sẽ giúp con tìm hướng giải quyết khác.
- Bước 2: Công nhận cảm xúc của trẻ và cho con thời gian bình tĩnh
Cảm xúc nhất là những cảm xúc tiêu cực thực sự không đáng sợ. Một hành động mà người lớn có thể thường thấy ở trẻ sau một trận tranh giành đó chính là khóc. Nếu trẻ khóc, hãy để con được khóc, bởi vì khóc chính là cách giải tỏa cảm xúc hòa bình nhất và có thể nói là tích cực nhất. Còn nếu con bị yêu cầu ngừng khóc, con sẽ tìm hướng giải tỏa cảm xúc theo cách khác như la hét, khua khoắng tay chân, đập đồ, thậm chí làm đau người xung quanh hay những cách tệ hơn.
Hãy chắc chắn, trẻ đã bình tĩnh lại và có thể trao đổi cũng như tiếp thu thì mới bắt đầu chuyển sang bước tiếp theo. Nếu trẻ vẫn khóc và chưa sẵn sàng, ba mẹ có thể cho con thêm thời gian và cho con biết con có bao nhiêu thời gian để giải tỏa hoàn toàn cảm xúc: “Mẹ thấy con vẫn chưa sẵn sàng đúng không, vậy thì mẹ dành cho con thêm 2 phút để khóc và giải tỏa cảm xúc nốt nhé, sau đó mình sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề để con cảm thấy vui và thoải mái hơn này”.
Nói cho con biết nếu con vừa khóc vừa nói, bạn sẽ không hiểu nổi con nói gì và như vậy bạn sẽ không thể giúp gì được cho con cả. Hãy dùng tone giọng bình thường, đừng sốt ruột hay cáu giận vì cảm xúc của người lớn lúc này sẽ điều tiết cảm xúc của con. Cho con thấy, bản thân mình là người rất bình tĩnh, đáng tin và có thể giúp con giải quyết vấn đề một cách tích cực nhất.
- Bước 3: Áp dụng phương pháp “hậu quả” để giải quyết vấn đề
Sau trận xung đột, điều ba mẹ cần làm là giúp con biết cách giải quyết vấn đề trong tương lai, chỉ cho con biết điểm mấu chốt của vấn đề. Chẳng hạn, chúng ta có thể nói: “Không được ai sử dụng máy tính cho đến khi biết được làm thế nào để hòa giải bất hòa.” Hãy giúp trẻ tự nói lên suy nghĩ cũng như mong muốn của mình.
- Bước 4: Đưa ra những phương án giúp con xử lí cho lần sau
Nên đưa ra 2-3 phương án lựa chọn tích cực và để cho con được lựa chọn và cân nhắc. Bởi vì không ai muốn bị áp đặt đúng không nào. Một cách có tốt đến đâu mà không hề có sự lựa chọn thứ 2 thì việc thực hiện nó vào lần tới cũng giảm bớt sự thoải mái. Hãy thử đưa ra tình huống tương tự và cho con nói lại phương án mà con đã chọn để đảm bảo rằng con đã hiểu cũng như chấp nhận cách giải quyết đó.
Cùng nhau động não và thoải mái đưa ra ý tưởng giải quyết vấn đề. Hãy đánh giá các ý kiến và chọn ra phương pháp mang lại nhiều lợi ích và phù hợp nhất. Nếu không thể nghĩ ra cách giải quyết, ba mẹ có thể tạm ngừng và quay trở lại lúc khác.
Tranh cãi càng trở nên nghiêm trọng nếu xảy ra thường xuyên. Đừng để bất hòa, mâu thuẫn trở thành thói quen bởi khi đó các con rất khó sửa. Khi xảy ra bất hòa, điều quan trọng là ngăn trẻ bị thương và giúp trẻ hòa giải theo hướng tích cực. Khi tình cảm anh chị em hòa thuận sẽ giúp trẻ đương đầu với những khó khăn trong tương lai.
Thực tế, trẻ con cũng giống như người lớn chúng ta, cũng có những lúc tức giận, hậm hực nhau. Thế nhưng trẻ không thể kiềm chế hành vi nông nổi của mình cũng như chưa làm chủ được mình để dàn xếp vấn đề một cách êm xuôi. Là ba mẹ, chúng ta nên dạy trẻ biết cách thương lượng khi có mâu thuẫn cá nhân.
Nguồn: Esearch tổng hợp

Trung tâm dạy vẽ Legend Art
Trước đây vẽ được xem là một môn năng khiếu, chỉ dành cho những bé có tài năng bẩm sinh. Nhưng thực chất vẽ là một môn học cực kỳ bổ ích giúp các bé phát triển khả năng tư duy sáng tạo rất tốt. Vậy nên cho bé học ở đâu thì tốt? Hôm nay Esearch sẽ giới thiệu đến phụ huynh một trung tâm dạy vẽ uy tín, chất lượng - đó là Trung tâm dạy vẽ Legend Art.
Trung tâm Legend Art có tất cả 9 chi nhánh ở các quận: Quận 2, Quận 10, Quận 7, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Thủ Đức.. Học viên của Legend Art được học trong một môi trường ấm áp, thân thiện và chuyên nghiệp. Bằng cách nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ, các lớp học nghệ thuật tại Legend Art giúp gieo những hạt mầm sáng tạo vào tất cả mọi người. Loại hình học tập trải nghiệm độc đáo này tạo cơ hội để thể hiện bản thân và chấp nhận rủi ro có tính toán cùng với sự thích thú khi thấy những nỗ lực sáng tạo dẫn đến kết quả thực tế. Legend Art luôn trau dồi trí tưởng tượng của học viên và động viên họ tin tưởng vào trực giác của bản thân – không có đúng hoặc sai khi nói về nghệ thuật.
Legend Art có 3 chương trình giảng dạy:
+ Lớp vẽ trẻ em: Khóa học này được thiết kế dành cho trẻ từ 4-7 tuổi. Các bé sẽ được học các yếu tố mỹ thuật căn bản và cùng tìm hiểu về các danh họa thế giới. Sau khi kết thúc phần lý thuyết, các học viên nhỏ tuổi sẽ được trải nghiệm và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật theo các chủ đề khác nhau như các phong cách hội họa, các lễ hội, siêu anh hùng, phong cảnh, động vật, văn hóa đa quốc gia, v.v.
+ Lớp vẽ thiếu niên: Khoá học này được thiết kế dành cho trẻ từ 8-10 tuổi. Các bài học sẽ được phân bố từ cơ bản đến nâng cao với các chất liệu: chì, màu nước, màu bột, acrylic. Học viên sẽ được nghiên cứu những trường phái Mỹ thuật và cách ứng dụng nó trong tác phẩm của riêng mình. Thông qua khóa học này, các bạn tuổi teen sẽ được rèn luyện tính kiên nhẫn, sự trật tự, tinh thần trách nhiệm, cách giao lưu, cách phản biện… Những kỹ năng quý giá đó sẽ hỗ trợ các em rất nhiều trong cuộc sống cũng như công việc sau này.
+ Lớp vẽ người lớn: Khoá học này được thiết kế dành cho học viên trên 15 tuổi. 12 bài học sẽ được phân bố từ cơ bản đến nâng cao với các chất liệu: chì, màu nước, màu bột, acrylic bằng cách dạy vẽ từ mẫu thật.
Xem thêm thông tin, hình ảnh và học phí trung tâm tại:
https://esearch.vn/vi/school/legend-art-e-297
Nguồn: Website Trung tâm

Các trò chơi vận động trong nhà cho bé
Các bé ở tuổi mẫu giáo thường rất hiếu động, tò mò và luôn muốn thử những điều mới. Ở giai đoạn này, các trò chơi vận động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế, tham gia các trò chơi vận động vui nhộn là cách tốt nhất giúp các bé mẫu giáo khám phá thế giới xung quanh, phát triển kỹ năng và học hỏi nhiều điều mới lạ. Sau đây, Esearch xin giới thiệu một số trò chơi vận động đơn giản, thú vị để quý phụ huynh cũng như giáo viên có thể tổ chức cho bé chơi tại nhà hoặc tại lớp học, giúp bé phát triển thể chất và tinh thần tốt nhất.
1. Vượt chướng ngại vật
Đây là trò chơi vận động trong nhà giúp rèn luyện kỹ năng vận động phức tạp, phù hợp với bé bắt đầu tập bò và chưa biết đi. Chỉ cần chuẩn bị:
- Đường hầm đồ chơi
- Gối và chăn mền
- Lều cho trẻ
2. Nhảy qua hộp
Đây là một trò chơi vận động vui nhộn giúp bé phát triển kỹ năng đứng, đi. Để thực hiện trò chơi này, phụ huynh / giáo viên cần chuẩn bị:
- 5 – 6 hộp carton chẳng hạn như hộp đựng giày
- Màu vẽ và cọ.
Cách làm:
- Hướng dẫn bé tự sơn màu lên hộp để bé hứng thú và tò mò hơn
- Đặt các hộp giấy thành một dãy, càng nhiều hộp càng tốt
- Đặt 1 món đồ chơi cho trẻ ở cuối hàng, sau đó yêu cầu bé nhảy qua mà không được đụng vào
- Sau khi lấy được đồ chơi, yêu cầu bé quay lại và nhảy về vị trí xuất phát.
3. Đầy đồ chơi
Đẩy đồ chơi như xe hơi hay xe đẩy là cách giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động. Trò này thích hợp với bé bắt đầu tập đi, giúp bé học cách giữ cân bằng cơ thể.
Chuẩn bị:
- Một chiếc xe đẩy với tay cầm vững chắc.
Cách chơi:
- Đứng trước bé để hướng dẫn bé hay gọi bé đi về phía mình
- Một người khác sẽ đứng phía sau bé để hỗ trợ, đồng thời cỗ vũ bé đi về phía trước.
- Bé có thể chơi trò này với bé khác đã biết đi trong nhà.
4. Lăn bóng
Lăn bóng quanh nhà là trò chơi với bóng đầy vui nhộn, giúp bé cảm thấy thích thú. Ngoài ra, bé sẽ mau phát triển nhanh các kỹ năng vận động. Để chơi trò chơi vận động này, người lớn có thể:
- Cho bé đẩy hoặc lăn bóng tập thể thao quanh nhà
- Trò chơi sẽ kết thúc khi bé lăn bóng hết các phòng.
5. Dọn dẹp phòng
Phụ huynh có biết dọn dẹp phòng vừa là cách để tăng cường hoạt động thể chất cho cả nhà vừa giúp bé hình thành thói quen tốt không?
Chuẩn bị:
- Tất cả đồ chơi của bé và những vật dụng trong nhà khác
- Sọt đựng đồ.
Cách chơi:
- Đặt đồ chơi của bé trên sàn.
- Cho bé vào phòng cùng với sọt đựng đồ và yêu cầu bé nhặt các món đồ chơi mềm. Bé sẽ nhặt chúng và bỏ vào sọt.
- Ban đầu, ba mẹ sẽ dặn bé dọn các đồ chơi mềm, sau đó đến các món đồ nhựa hay các vật dụng gia đình, cũng có thể để những chén đĩa nhựa và yêu cầu bé nhặt chúng.