Trang chủ
Tin Tức
Phải làm thế nào khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng những hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Nếu trẻ không được điều trị tốt thì việc hình thành tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Các biểu hiện giảm chú ý:
Khó duy trì chú ý được lâu so với trẻ cùng tuổi.
Dễ mất tập trung do tác động bên ngoài.
Không cẩn thận, không tập trung tỉ mỉ, hay gây sai sót.
Ít tuân theo hướng dẫn, ít hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ, bài vở
Hay làm mất, bỏ quên đồ dùng, đồ chơi.
Hay bỏ dở việc này để sang làm việc khác.
Né tránh, không thích các hoạt động đòi hỏi nỗ lực tư duy.
Khó khăn tổ chức hoạt động.
Các biểu hiện tăng hoạt động:
Hay bồn chồn, luôn cử động chân tay, ngồi không yên
Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo, hoặc rời khỏi chỗ ở nơi cần phải ngồi yên.
Khó khăn khi chơi hoặc tham gia hoạt động tĩnh.
Nói quá nhiều.
Trả lời bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi.
Khó khăn khi phải chờ đợi.
Ngắt quãng, chen ngang vào hội thoại hoặc công việc của người khác.

Tăng động giảm chú ý (ADHD)- Nỗi lo của phụ huynh ngày nay – Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

Thông thường, những trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý đều sẽ có những dấu hiệu nêu trên. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ trong cả học tập và sinh hoạt thường ngày để có thể sớm đưa trẻ đi thăm khám và được chẩn đoán chính xác, từ đó có những cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý kịp thời và hiệu quả. 
1. Xây dựng thời gian biểu khoa học
Trẻ em bị hội chứng ADHD cần có sự định hướng rõ ràng về mặt thời gian để trẻ tuân theo. Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất chính là cha mẹ cần lập thời gian biểu thật cụ thể, khoa học và chi tiết cho từng việc trong ngày mà trẻ phải làm, từ những việc nhỏ nhất như thức dậy, đánh răng, ăn sáng, đi học… đến khi kết thúc một ngày. Phương pháp này sẽ giúp trẻ tập trung và chú ý hơn, hạn chế tình trạng bỏ giữa chừng, lơ là trong sinh hoạt, đồng thời rèn cho trẻ óc làm việc và sinh hoạt có tổ chức.
2. Tích cực khen ngợi trẻ
Đối với tâm hồn non nớt của trẻ, những lời khen ngợi, động viên từ cha mẹ sẽ luôn tốt hơn những lời quát mắng, chỉ trích. Khi trẻ có những hành vi không đúng, thay vì trách móc, cha mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh chỉ bảo nhẹ nhàng, bảo ban đúng sai. Khi trẻ có những hành vi đúng đắn hoặc có những thành tích trong học tập, cha mẹ hãy khen ngợi động viên trẻ.
Khen thưởng là một cách động viên tinh thần của trẻ hiệu quả, ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của trẻ. Hãy khen thưởng trẻ bằng đồ ăn, những trò chơi mà trẻ yêu thích…, các phần thưởng nên được thay đổi thường xuyên để tránh sự nhàm chán.

Tác hại của việc khen trẻ thông minh từ sớm - 1

3. Loại bỏ phiền não cho trẻ
Do trẻ tăng động giảm chú ý hay mất tập trung, rất dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài và thường quên mất bản thân đang làm gì. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tạo cho con một không gian thật sự yên tĩnh để tập trung học bài, tránh tiếng ồn để hạn chế sự phân tâm ở trẻ, đặc biệt là ở những gia đình đông thành viên. Cha mẹ cũng có thể sử dụng đồng hồ để đặt thời gian cụ thể cho việc hoàn thành những bài tập nhất định, hoặc thời gian được phép nghỉ bao nhiêu phút sau mỗi giờ làm bài.
4. Đưa ra những hướng dẫn cụ thể
Trẻ tăng động giảm chú ý gặp khó khăn trong việc lắng nghe và tự xây dựng nguyên tắc học tập và sinh hoạt của bản thân. Chính vì vậy, để trẻ tập trung vào một nhiệm vụ hoặc một công việc, cha mẹ hãy đưa ra những nguyên tắc và các hướng dẫn thật cụ thể để trẻ có thể xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình, từ đó cải thiện tối đa sự phân tâm, lơ là của trẻ.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả chính là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Cha mẹ nên trao đổi với nhà trường về việc cùng phối hợp tham gia chăm sóc con trẻ để có sự thống nhất trong việc giáo dục và theo dõi tình hình phát triển của trẻ, từ đó có thể kịp thời cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. 

Các Biện Pháp Can Thiệp Cho Trẻ Bị Tăng Động Giảm Chú Ý
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý 
Trẻ bị tăng động giảm chú ý cần được quan tâm đúng mức và can thiệp sớm. Theo các nghiên cứu, nếu không kịp thời khắc phục, trên 30% số trẻ này khi đến tuổi trưởng thành vẫn gặp nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động, dễ bị kích thích và gây hấn với người xung quanh.
Khi chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
– Khi nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em để được đánh giá và tư vấn.
– Hãy cho trẻ làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi,… để xác định thêm về tình trạng của trẻ
– Phối hợp cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt để giúp đỡ trẻ bằng những hoạt động trị liệu đặc thù.
– Vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý vì đây là môi trường sinh hoạt chính của trẻ.

Warning Signs of ADHD - Dr. Srinivas Gada
Tóm lại, cha mẹ cần phát hiện và can thiệp sớm để cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ bởi hội chứng này không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hiện tại mà còn gây nên những hệ lụy khi trẻ trưởng thành. 
Cha mẹ cần nắm rõ một số cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý nói trên để có thể phối hợp tốt với nhà trường và các chuyên gia cùng hướng đến mục tiêu giáo dục của trẻ hiệu quả.