Home
News
Chuyên gia não bộ chia sẻ chìa khóa học tập hiệu quả
Chuyên gia não bộ chia sẻ chìa khóa học tập hiệu quả

Chihiro Hosoda, Phó Giáo sư về Khoa học não bộ tại Đại học Tohoku cho biết, để khuyến khích trẻ ham học hỏi và phát triển bản thân, nên dành lời khen khi trẻ có tiến bộ, hơn là trao các phần thưởng khi hoàn thành bài tập - một chiến lược thường được nhiều bố mẹ áp dụng.

“Điều quan trọng là giúp trẻ kéo dài liên tục việc học tập mà không bị ám ảnh bởi kết quả đạt được”, bà cho hay. 


3,435 Praise Kid Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock


Cũng theo Giáo sư, “Não bộ phát triển từ sau ra trước”. Thùy đỉnh nằm gần phần sau trên của hộp sọ, nơi xử lý khả năng vận động của con người, sẽ phát triển hoàn thiện lúc trẻ lên 5. Sau đó mới tới sự phát triển của thùy chẩm nằm ở phần sau cùng của hộp sọ, chịu tránh nhiệm phát triển nhận thức thị giác, bao gồm màu sắc, hình dạng và chuyển động.

Do vậy, ở độ tuổi lên 5, trẻ nên bắt đầu học đánh đàn piano, bơi lội và các hoạt động thể chất khác.

Còn thùy trán nằm ở phần trước của não, chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng nhận thức cao hơn như trí nhớ, sự sáng tạo, giải quyết vấn đề... sẽ phát triển hoàn thiện khi trẻ khoảng 13 tuổi.


Về câu hỏi làm thế nào để phát triển não bộ, bà cho biết: “Khả năng kiên trì rất cần thiết để trở thành người có năng lực cao hơn ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống”. Tính kiên trì có được nhờ vào việc siêng năng thực hiện liên tục một nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như học thuộc một từ tiếng Anh mỗi ngày. 

Để thúc đẩy động lực của trẻ, nhiều phụ huynh thường cho phép con xem video trong vòng 30 phút như một phần thưởng nếu hoàn thành bài tập. Tuy nhiên phương pháp này, theo Phó Giáo sư phân tích, sẽ mang lại “hiệu ứng làm suy yếu”. 

Khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nào đó để đạt được phần thưởng thì điều này xuất phát từ động lực bên ngoài. Do vậy, trẻ sẽ ít sẵn sàng để tiếp tục học hơn những bé có động cơ muốn cải thiện bản thân. 

Những trẻ cố gắng học với động cơ từ bên ngoài thường có xu hướng không làm bài tập trừ khi được xem video, hoặc thậm chí cố gắng thương lượng với cha mẹ để kéo dài thời gian sử dụng các thiết bị thông minh nếu hoàn thành bài tập. 

Để giải quyết vấn đề trên, Hosoda nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khen ngợi trẻ. Bà nói rằng trẻ em sẽ dần có thêm động lực từ bên trong và sự tự tin nếu cha mẹ dành lời khen mỗi khi con tiến bộ. 

Ngay cả khi trẻ đạt được điểm số tuyệt đối, phụ huynh cũng cần khen ngợi cả quá trình nỗ lực của con, thay vì chỉ nói về kết quả. Chẳng hạn, nói với trẻ rằng: “Con đã có thể giải được bài tập khó mà trước đây con chưa làm được”. 

Hơn nữa, cha mẹ cũng nên đánh giá một cách khách quan về khả năng cũng như quá trình phát triển của trẻ. Nếu không nhận định đúng đắn, đầy đủ về tình hình phát triển của con mà so sánh con với các bạn cùng lớp, điều này sẽ tạo ra định kiến tiêu cực khiến trẻ nghĩ rằng mình không thể làm được việc đó. 

Ngoài ra, việc ép buộc con học những gì vượt quá khả năng của chúng cũng dễ làm suy yếu lòng tự trọng của trẻ. Phó Giáo sư nhấn mạnh: “Điều quan trọng với cha mẹ là thường xuyên trò chuyện cùng con và tìm cách giúp con khắc phục các điểm yếu, thay vì cứ cố gắng “đào bới” các khuyết điểm của trẻ."


Nguồn: Kilala

Esearch, miễn học phí, THCS
Miễn học phí cho học sinh THCS 2022 - 2023
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng nay (4/7), Bộ GD-ĐT đã đưa ra đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc kể từ năm học 2022-2023.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, bộ đang tập trung chuẩn bị tốt nhất để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia những ngày tới bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, công bằng, khách quan, nghiên cứu, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022-2023; đang triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giá sách giáo khoa.

Về nội dung này, Thủ tướng giao các cơ quan phối hợp, nghiên cứu đánh giá kỹ tác động, Bộ Tài chính tính toán các vấn đề liên quan tới ngân sách, theo tinh thần chung đã được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo là cần rà soát, có lộ trình điều chỉnh học phí phù hợp, không gây khó khăn hơn cho người dân và học sinh.

Miễn học phí cấp THCS không phải đề xuất mới của Bộ GD-ĐT. Năm 2016, Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình. Trong đó, nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học.

Trước đó, trong năm học 2020-2021, học sinh THCS ở Hải Phòng chính thức được miễn hoàn toàn học phí theo nghị quyết được thành phố thông qua cuối năm 2019. Năm học vừa qua, Hải Phòng cũng là địa phương tiên phong miễn học phí cho học sinh cấp THPT.
Esearch, nhượng quyền thương hiệu, mầm non cổ tích
Chương trình nhượng quyền ngôi trường độc đáo nhất Việt Nam

Trường Mầm non Cổ Tích với diện tích hơn 3000m2 toạ lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum vô cùng độc đáo và nguy nga như toà lâu đài trong truyện cổ tích.




Trường có hơn 25 phòng học (70m2/ phòng học) và đầy đủ các phòng chức năng như (hội hoạ, bơi thuỷ lực, thang máy, khu vận động, phòng aerobic, phòng y tế), cùng với tổ hợp khép kín là nông trại và hồ bơi chuyên biệt đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho học sinh tại đây.


Chỉ trong vòng 4 năm xây dựng và phát triển, số lượng học sinh của trường tăng nhanh qua các năm và hiện tại hơn 350 bé. Để mang lại cho các con một môi trường học tập, vui chơi, trải nghiệm trọn vẹn, giúp các con phát triển toàn diện về tư duy, thể chất, tinh thần và ở bất cứ tỉnh thành nào các con cũng được “ học tại ngôi trường của hạnh phúc”.




Hiện nay, "Mầm non Cổ Tích" chính thức nhượng quyền thương hiệu đến tất cả quý khách hàng có mong muốn phát triển cơ hội trong lĩnh vực giáo dục cũng như muốn tạo ra cho các bé một môi trường mầm non chất lượng và đúng nghĩa.

—-

“Gieo một hạt giống yêu thương sẽ mang lại một cuộc đời hạnh phúc. Duyên lành đã giúp ước mơ của bản thân được hình thành, xây dựng một ngôi Trường Mầm Non mang tên Cổ Tích ngay giữa cuộc sống hiện đại. Tôi dành cả tâm huyết của mình để mạng lại cho các con 1 môi trường sống, học tập, vui chơi, trải nghiệm trọn vẹn để giúp các con phát triển toàn diện về tư duy, thể chất và tinh thần”.

Founder- CEO: Nguyễn Thị Bích Hạnh

—-

Hotline tư vấn: 0962 83 9494

Esearch, dấu hiệu cho thấy con cần chuyển trường
“Dấu hiệu” cho thấy con cần đổi trường

Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra được rằng nền giáo dục đã thay đổi mạnh mẽ so với khi họ còn đi học. Ngày trước, quy mô trường học và lớp học nhỏ hơn, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp hơn, bạo lực trong trường học hầu như không xảy ra và giáo viên không “sợ hãi” khi thể hiện tình cảm với học sinh của mình hoặc thảo luận về các giá trị đạo đức. Tất nhiên, ngay cả như vậy, vẫn chưa thể nói trường học là “hoàn hảo”, nhưng ít nhất các giáo viên, đặc biệt là hiệu trưởng đều biết tên từng học sinh, đó là một điều ngày nay ngày càng HIẾM.

 

Ngày nay vì nhiều hệ thống trường công đã xuống cấp đáng kể nên các bậc phụ huynh, giáo viên và nhiều cá nhân đã “tạo ra” hệ thống các trường bán công, tư thục, dân lập để các bậc phụ huynh có nhiều sự lựa chọn hơn.

 

Vậy làm thế nào để bạn biết rằng đã đến lúc tìm kiếm một “môi trường” giáo dục khác cho con mình? Dưới đây là một số dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý:

 

1. Con bạn có nói là ghét trường học không?

 

Nếu vậy, có lẽ có điều gì đó không ổn với việc học ở trường. Trẻ em là những “tờ giấy trắng”, nếu chúng nói muốn tiếp thu kiến thức mới, chúng sẽ “học” một cách tự nhiên, và khi chúng còn nhỏ, bạn khó có thể ngăn cản chúng học tập. Còn nếu con bạn nói rằng chúng ghét trường học, hãy lắng nghe chúng.

 

2. Con của bạn có cảm thấy khó khăn khi nhìn vào mắt người lớn, hoặc tiếp xúc với những đứa trẻ lớn hơn hoặc nhỏ hơn không?

 

Nếu vậy, con của bạn có thể đã trở nên "xã hội hóa" để chỉ có thể tương tác với các bạn trong độ tuổi của chúng — một thực tế rất phổ biến ở hầu hết các trường; và có thể trẽ sẽ mất khả năng giao tiếp với nhóm trẻ lớn hoặc nhỏ tuổi hơn, hay thậm chí là người lớn.

 

3. Con của bạn có vẻ chăm chú vào những nhãn hàng thiết kế riêng và những bộ quần áo hợp thời trang khi đến trường học không?

 

Đây là dấu hiệu của một cách “tiếp cận” chú trọng vào các giá trị bên ngoài hơn là bên trong, khiến trẻ em dựa vào vẻ bề ngoài và đánh giá nông cạn hơn.

 

4. Con bạn đi học về có mệt và cáu kỉnh không?

 

Mặc dù học sinh có thể có một ngày vất vả ở bất kỳ trường học nào, nhưng tình trạng kiệt sức và cáu kỉnh liên tục là những dấu hiệu chắc chắn rằng trải nghiệm giáo dục của chúng không mang lại năng lượng “tích cực” mà ngược lại khiến chúng “suy nhược”.

 

5. Con bạn về nhà có phàn nàn về những xung đột mà chúng đã gặp ở trường, hoặc những tình huống bất công mà chúng đã phải đối mặt?

 

Điều này có thể có nghĩa là trường học không có cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm để giải quyết xung đột và giao tiếp. Nhiều trường học dựa vào cách giải quyết vấn đề nhanh chóng do người lớn đưa ra, khiến trẻ em mất đi khả năng “xử lý” cảm xúc và thảo luận một cách chu đáo về tình huống đang diễn ra.

 

6. Con bạn có mất hứng thú với việc thể hiện sự sáng tạo thông qua nghệ thuật, âm nhạc và khiêu vũ không?

 

Trong hệ thống truyền thống, các “phương diện” sáng tạo này thường được coi là thứ yếu so với lĩnh vực "học thuật" và không được khuyến khích rộng rãi. Thậm chí trong một số trường hợp, các khóa học trong lĩnh vực này không được cung cấp nữa. Sự “lãng quên” này vô tình làm mất giá trị, hoặc dập tắt những tài năng “thiên phú” ở trẻ em.

 

7. Con của bạn có ngừng đọc hoặc viết - hoặc theo đuổi một sở thích đặc biệt - chỉ để giải trí không? Chúng có đang “đầu tư” mức tối thiểu cho bài tập về nhà không?

 

Đây thường là một dấu hiệu cho thấy các hoạt động tự phát và tính độc lập của học sinh không được coi trọng trong trường học của chúng. Trẻ em có thiên hướng tự nhiên để định hướng việc học của mình; tuy nhiên, sự chú trọng vào việc đáp ứng các “yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn” hạn chế khả năng của giáo viên trong việc “nuôi dưỡng” và “khuyến khích” khuynh hướng này. Kết quả cho sự việc này có thể là sự thờ ơ ngày càng tăng đối với những chủ đề đã từng rất thú vị và làm mất đi khả năng sáng tạo.

 

8. Con bạn có trì hoãn làm bài tập về nhà đến phút cuối cùng không?

 

Đây là dấu hiệu cho thấy bài tập về nhà không thực sự đáp ứng được nhu cầu của trẻ — có lẽ là do đó là “công việc bận rộn” cộng với việc học thuộc lòng có thể kìm hãm sự tò mò tự nhiên của chúng.

 

9. Con bạn có về nhà nói về bất cứ điều gì thú vị đã xảy ra ở trường vào ngày hôm đó không?

 

Nếu không, có lẽ không có gì ở trường là thú vị đối với con bạn. Tại sao trường học và giáo dục không phải là một nơi vui vẻ, sôi động và hấp dẫn?

 

Nếu con bạn đã “xuất hiện” một trong các dấu hiệu nêu trên thì đã đến lúc bạn bắt đầu tìm kiếm một giải pháp thay thế. Tóm lại, không có dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu là quá đến nỗi đáng sợ. Nhưng nếu bạn đã nhận thấy một vài trong số chúng “xuất hiện” ở con bạn thì bạn chắc chắn nên khám phá các lựa chọn thay thế giáo dục.

 

Hãy để Esearch giúp phụ huynh nhanh chóng tìm kiếm được một ngôi trường phù hợp. Bắt đầu ngay tại: www.esearch.vn

 

Nguồn: Đội ngũ Esearch

lưu ý khi lựa chọn trường mầm non cho con
Lưu ý khi chọn trường mầm non cho con

Trẻ em là những mầm non tương lai, việc lưa chọn ngôi trường đầu tiên cho các bé luôn là một vấn đề quan trọng. Trước bước ngoặt lớn này, bên cạnh những trăn trở về chuẩn bị tâm lý cho trẻ, cha mẹ cũng có nhiều băn khoăn khi tìm môi trường học tập phù hợp cho bé.

Dưới đây là những điều phụ huynh cần lưu ý khi lựa chọn trường phù hợp cho con em của mình.

1. Hoạt động hợp pháp

Đa phần các trường mầm non công lập thì bạn không cần chú ý đến điểm này. Tuy nhiên với các trường dân lập, nhóm trẻ thì điều này rất quan trọng, cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho con em của mình.

2. Cơ sở vật chất

Sân chơi ngoài trời

• Không gian rộng, thông thoáng, đủ cho bé chạy nhảy vui chơi.

• Mặt sân bằng phẳng, không gồ ghề, trơn trượt. Tốt nhất sân nên được phủ gỗ, cao su hoặc cỏ nhân tạo. Vì khi ngã trên các chất liệu này, trẻ hầu như không đau và ít bị trầy xước.

• Đồ chơi phong phú, phù hợp với trẻ nhỏ, được làm từ vật liệu an toàn, không sắc nhọn, không dễ làm trẻ té, kẹt chân tay.

Sân chơi trong nhà

• Không gian cần thông thoáng, mát mẻ, không có nhiều đồ vật vướng víu.

• Sàn được lót chất liệu phù hợp, không trơn láng, dễ ngã.

• Đồ chơi đa dạng, an toàn và đáp ứng đủ nhu cầu của bé.

Phòng học - Đây là yếu tố nên được đặc biệt lưu ý quan sát vì phòng học là nơi bé sinh hoạt nhiều nhất. Các tiêu chí bao gồm:

• Phòng được trang trí đẹp mắt, tạo hứng thú và cảm giác dễ chịu cho trẻ. Đối với các bé mới vào học, phòng học với thiết kế vui nhộn và nhiều màu sắc sẽ giúp thu hút sự chú ý và giúp bé thoải mái như ở nhà.

• Không gian thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh và nhiều ánh sáng mặt trời.

• Bên cạnh các đồ chơi giải trí, phòng học nên được trang bị các trò chơi giúp bé phát triển trí tuệ như xếp hình, lắp ghép, nhạc cụ, sách truyện tranh.

• Nếu phòng học cũng là nơi ngủ của trẻ, phụ huynh nên kiểm tra điều kiện nghỉ trưa bao gồm: nệm, gối, mền, điều hòa, …

• Phòng học được trang bị đầy đủ các giáo cụ, thiết bị vệ sinh, tủ thuốc và đồ dùng y tế để đảm bảo tốt nhất cho quá trình học của trẻ.

• Luôn luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Vì thế các dụng cụ đồ dùng trong phòng học không nên có cạnh sắc nhọn. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, các dụng cụ này nên để ngoài tầm với của trẻ.

3. Chất lượng đào tạo

Giáo viên và sỉ số học sinh mỗi lớp

• Trình độ: giáo viên mầm non cần được đào tạo bài bản qua trường lớp hay ít nhất là có nghiệp vụ về nuôi dạy trẻ. Những kiến thức căn bản được học trước đó sẽ giúp giáo viên quản lý lớp hiệu quả cũng như phản ứng nhanh nhẹn, bình tĩnh và chuyên nghiệp đối với các vấn đề nảy sinh trong lớp học.

• Tương tác giữa giáo viên và học sinh: giáo viên nên có thái độ đúng mực, thân thiện và yêu thương trẻ. Việc giáo viên có quan tâm, kiên nhẫn lắng nghe hay đối xử công bằng với bé hay không sẽ quyết định phần lớn sự thích thú và yêu mến mà bé dành cho thầy cô, trường lớp và bạn bè.

• Tỉ lệ học sinh / giáo viên mỗi lớp càng thấp (ít nhất là 1:1)  thì chất lượng chăm sóc trẻ càng cao.

• Giáo viên ngoại ngữ là một trong những cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo, phụ huynh nên lưu ý chọn lựa giữa giáo viên bản ngữ là Anh/ Mỹ, hay Philipine hoặc Châu Âu, và giáo viên Việt Nam.

Chương trình đào tạo

Đồng ý cho trẻ đến trường đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận cho bé được giáo dục từ một nguồn khác. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng chương trình đào tạo của trường hòa hợp với những gì bạn dạy bé ở nhà. Một chương trình đào tạo tốt nên có các hoạt động như:

• Huấn luyện kĩ năng sống

• Dạy ngoại ngữ

• Hoạt động ngoại khóa

• Hoạt động phát triển năng khiếu

4. Chế độ dinh dưỡng

• Thực đơn phong phú, đa dạng, thay đổi theo mùa và lứa tuổi. Các nhóm thực phẩm được phân bố đều trong từng bữa ăn để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ nhất những vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

• Thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đạt chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

• Bếp ăn thông thoáng, sạch sẽ, bát đũa được vệ sinh kĩ càng. Sử dụng chất tẩy rửa không độc hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

5. Lựa chọn trường phù hợp nhất

Thay vì chỉ tìm hiểu 1 trường tương đối, hãy cùng Esearch: www.esearch.vn - kênh thông tin uy tín về các trường học, để tìm hiểu tất cả các trường mà ba mẹ quan tâm.

Với Esearch, những thông tin mà ba mẹ thường quan tâm đều đã được tổng hợp chi tiết như: chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất... cùng với hình ảnh sinh động sẽ giúp ba mẹ hình dung rõ hơn về bất kỳ trường nào. Từ đó, ba mẹ sẽ dễ dàng và nhanh chóng tìm được trường phù hợp nhất cho con của mình.

Để tham khảo thông tin các Trường, hãy bắt đầu tại: https://www.esearch.vn/vi/schools

 

Ngoài những tiêu chính chính trên, vị trí địa lý, học phí và lãnh đạo trường cũng là các yếu tố cần được cân nhắc khi chọn trường mầm non cho trẻ. Nếu được, hãy tham quan trường trước khi cho bé theo học để có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất.

 

Hi vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ chọn được ngôi trường phù hợp nhất cho con em mình.


Nguồn: Đội ngũ Esearch

Hỗ trợ học phí từ năm học 2022-2023

UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn chấp thuận chủ trương xây dựng các mức hỗ trợ học phí từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TPHCM.


Cụ thể, xét Tờ trình số 1592/SGDĐT-KHTC (ngày 19-5-2022) của Sở GD&ĐT TPHCM về chủ trương xây dựng các mức hỗ trợ học phí đối với các bậc THCS công lập và ngoài công lập từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TPHCM, UBND TPHCM chấp thuận để xuất của Sở GD&ĐT TPHCM, thống nhất chủ trương xây dựng các mức hỗ trợ học phí cho học sinh công lập và ngoài công lập trên địa bản TPHCM từ năm học từ 2022-2023.


Học sinh lớp 9 trên địa bàn TPHCM làm hồ sơ dự thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023


UBND TPHCM giao cho Sở GD&ĐT TPHCM chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp nghiên cứu xây dựng mức hỗ trợ phù hợp đối các với bậc học (trừ bậc tiểu học) nhằm giảm tác động xã hội do điều chỉnh mức thu học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (ngày 27/8/2021) của Chính phủ.


Sở GD&ĐT TPHCM xây dựng dự thảo Tờ trình tham mưu UBND TPHCM trình HĐND TPHCM đúng theo quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước ngày 15/6/2022./.


Có thể là hình ảnh về 8 người và ngoài trời


Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ