Trang chủ
Tin Tức
MỚI NHẤT: 15 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học vì số ca F0 tăng mạnh

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT tính đến 17h ngày 21/2, có thêm 6 tỉnh, thành tạm dừng cho học sinh đến trường, nâng tổng số địa phương nghỉ học trực tiếp lên đến 15 tỉnh


Thời gian gần đây, số ca nhiễm Covid-19 tại các địa phương tăng mạnh. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đã có 48/63 tỉnh, thành tạm dừng việc học trực tiếp tại trường tính đến 17h ngày 21/2.

 

15 tỉnh thành đã dừng việc học trực tiếp bao gồm: Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hưng Yên, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Tiền Giang và TP. Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk).

 

Cụ thể, tất cả 15 tỉnh, thành nêu trên đã cho học sinh mầm non tạm dừng đến trường. Cả nước có khoảng 1,8 triệu trẻ mầm non đến trường (chiếm 55,31%).


Đối với bậc tiểu học, có gần 5,3 triệu học sinh ở 54/63 tỉnh thành tiếp tục cho học sinh đến trường (chiếm 87,06%). Có 9 địa phương dừng việc học trực tiếp, gồm: Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, TP. Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) và Hà Nội (12 quận nội thành).


Học sinh THCS có 60/63 tỉnh, thành vẫn tổ chức dạy học trực tiếp với hơn 4,78 triệu học sinh đến trường (đạt 90,41%). Các tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học trực tiếp bao gồm: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội (khối lớp 6 của 12 quận nội thành).

 

Với khối THPT, cả nước có 62 tỉnh, thành đón học sinh đến trường. Chỉ duy nhất Lào Cai cho học sinh phổ thông dừng học trực tiếp. Tỉ lệ học sinh đi học trực tiếp là 90,47%, tương đương khoảng hơn 2,3 triệu học sinh đến trường học trực tiếp.

 

Bên cạnh đó, cũng có nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học vì thời tiết rét đậm, rét hại gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, TP. Hoà Bình, Hải Phòng,...


Lịch đi học trực tiếp của học sinh cả nước:


MỚI NHẤT: 15 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học vì số ca F0 tăng mạnh - Ảnh 2.MỚI NHẤT: 15 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học vì số ca F0 tăng mạnh - Ảnh 3.

MỚI NHẤT: 15 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học vì số ca F0 tăng mạnh - Ảnh 4.

MỚI NHẤT: 15 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học vì số ca F0 tăng mạnh - Ảnh 5.


Nguồn: Tổng hợp

 

Nữ sinh Quận 4 bất ngờ nhảy từ lầu 3 trong giờ ra chơi là ai?

Nữ sinh Quận 4 bất ngờ nhảy từ lầu 3 trong giờ ra chơi: 4 năm liền học sinh giỏi, điểm tổng kết 8,4

 

Vụ việc một nữ sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (TP.HCM) nhảy lầu đã gây xôn xao dư luận. Được biết, nữ sinh này có học lực giỏi và hạnh kiểm tốt trong nhiều năm.


Vụ việc xảy ra khoảng 8h30′ ngày 21/2 tại trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, TP.HCM. Vào giờ ra chơi, nữ sinh lớp 10 của trường ra hành lang nói với các bạn “nhảy lầu đây” và nhảy từ lầu 3. Sau đó phát ra tiếng động lớn khiến nhiều học sinh và giáo viên bàng hoàng.


Theo Zing, Ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ cho biết nữ sinh rơi xuống mái hiên của lầu 1, sau đó tiếp tục rơi xuống đất. Em được phát hiện trong tình trạng còn tỉnh táo. Các thầy cô nhanh chóng sơ cứu tại chỗ, cố định vết thương và chuyển nữ sinh đi cấp cứu tại Bệnh viện quận 4. Sau đó, bệnh viện này đã chuyển em đến Bệnh viện 115. Gia đình đã chuyển em qua Bệnh viện Chợ Rẫy.


Trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Đình Đảo cho biết nữ sinh từng học cấp 2 ở quận 1. Theo hồ sơ trong 4 năm THCS em là học sinh giỏi. Cuối học kỳ I vừa qua em cũng đạt học lực giỏi với điểm tổng kết 8,4; hạnh kiểm tốt.


Nữ sinh nhảy lầu tại trường THPT Nguyễn Hữu Thọ có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt (Ảnh: Website trường)

Nữ sinh TP.HCM bất ngờ nhảy từ lầu 3 trong giờ ra chơi: 4 năm liền học sinh giỏi, điểm tổng kết 8,4 - Ảnh 1.


Về hoàn cảnh, ông Đảo thông tin nữ sinh sống chung với bà nội từ nhỏ và nữ sinh có chia sẻ với bà, bà em đã chia sẻ rằng từ hồi cấp 2 em nói mình bị trầm cảm. Đôi lúc em nói những câu chữ thiếu kiềm chế cảm xúc, tuy nhiên bà chỉ nghĩ em buồn nên nói vậy.


Trước đó, do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, trường THPT Nguyễn Hữu Thọ đã học online trong học kỳ I của năm học và nhà trường mới đón học sinh trở lại trong thời gian gần đây. Qua lời kể của các học sinh khác, nữ sinh nêu trên từng chia sẻ với các bạn nhiều điều lạ lùng, trong đó có ý định muốn tự tử.


Cũng trong sáng nay, nhà trường đã thông báo cho gia đình, công an quận và các ban, ngành liên quan, báo cáo về Sở GD&ĐT TP.HCM. Trường cũng đã đến lớp của nữ sinh để nắm thêm tình hình và ổn định tâm lý cho các học sinh khác.


Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/nu-sinh-tphcm-bat-ngo-nhay-tu-lau-3-trong-gio-ra-choi-4-nam-lien-hoc-sinh-gioi-diem-tong-ket-84-162222102143058527.htm

Bé trai vẽ tranh gia đình nhưng trong tư thế rợn người, cô giáo gọi ngay phụ huynh, nghe giải nghĩa tranh mà không tin nổi

Bức tranh này vẽ chân dung gia đình 4 người nhưng lại gây tranh cãi khi bé gái vẽ người thân trong tư thế khó hiểu.



 

Cha mẹ nào cũng hy vọng con mình có thể trở thành một người thành đạt và xuất sắc trong tương lai, vì vậy họ đã đưa con vào khuôn nếp ngay từ nhỏ, thông qua việc cho con tham gia các lớp ngoại khóa ngoài giờ học chính khóa. Một trong những bộ môn được quan tâm nhiều đó là Vẽ. Thông qua môn học này, ngoài việc được phát triển năng khiếu hội họa, các em cũng được rèn luyện tính kiên nhẫn và óc quan sát.

 

Một cậu nhóc tại Trung Quốc được mẹ đăng ký cho tham gia một lớp học vẽ. Tuy em chưa phải là có người có năng khiếu ngay từ đầu nhưng gia đình mong muốn thông qua bộ môn này, em có thể trau dồi khả năng của mình. Đề bài đầu tiên mà em được nhận từ lớp học là vẽ lại chân dung của gia đình mình.

 

Cậu bé đã đem đề bài này và thực hiện trong một buổi tối để hôm sau đem đến lớp trả bài cho cô ngay. Bức tranh của cậu bé nhanh chóng thu hút sự chú ý của cô giáo không phải bởi vì nét vẽ xuất sắc mà bởi cách mà học trò này vẽ về gia đình của mình. Theo đó, cậu bé vẽ cả nhà 4 người của mình trông khá xiêu vẹo nhưng điểm chung là ai cũng có một sợi dây kéo dài từ cổ lên trông không khác gì tư thế... tự sát.

 

Nội dung bức tranh khiến giáo viên vô cùng hoảng hốt và cho rằng đứa bé này đang gặp vấn đề về tâm lý. Do đó, cô đã tìm số điện thoại và liên hệ với phụ huynh học trò ngay. Sau khi nhận được cuộc gọi, người mẹ lật đật chạy đến lớp xem thử tình hình thế nào. Vị phụ huynh này cũng được cô giáo cho xem qua bức tranh mà con mình vẽ, nhưng thay vì thái độ lo lắng như ban đầu, lúc này người mẹ bật cười thành tiếng và cho biết cô giáo đang hiểu lầm.

 

Thì ra, thứ đứa trẻ vẽ không phải là tư thế treo cổ mà đó là cảnh cả 4 người đang đi du lịch và tham gia trò chơi lặn biển trong kỳ nghỉ hè. Sợi dây lòng thòng lại chính là dây đai an toàn nhưng cậu bé không thể hiện được vị trí sợi dây được cố định ở quanh vùng hông nên đã phải kéo từ phía cổ kéo lên.


Khi biết được sự thật, cô giáo đã gửi lời xin lỗi nhưng vị phụ huynh kia cũng tỏ ra rất thiện chí và không trách móc gì cô giáo, ngược lại, người mẹ còn cho rằng giáo viên của con mình là người rất có trách nhiệm, lại thương học trò.

 

Nhiều ý kiến ​​cho rằng cô giáo đã quan sát được vấn đề tâm lý của trẻ qua những nét vẽ. Dù chưa biết rõ sự việc song hành động tìm hiểu ngay vấn đề và tìm gặp phụ huynh sớm để trao đổi cho thấy cô giáo hoàn toàn đang làm tròn bổn phận của mình. Ở môi trường giáo dục, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để dạy dỗ con cái là điều vô cùng cần thiết. 


Sau đây là 1 số lời khuyên của cha mẹ: 

1. Tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau

Sau khi cho con đi học, nhiều phụ huynh cho rằng việc giáo dục con cái không liên quan gì đến mình và "khoán" hoàn toàn nhiệm vụ ấy cho giáo viên và nhà trường. Trên thực tế, quan điểm này là sai lầm, để nuôi dạy những đứa trẻ có phẩm chất tốt cần sự chung sức từ hai phía, bởi ở lớp giáo viên không thể toàn tâm toàn ý lo cho con bạn vì còn rất nhiều học sinh khác, việc giúp con trau dồi các bài học, kỹ năng khác khi về nhà là điều nên làm.

 

2. Giao tiếp nhiều hơn

Giao tiếp là gốc rễ của nhiều vấn đề. Chẳng hạn muốn biết thành tích của con mình ở trường, bạn nên dành thời gian trao đổi với giáo viên. Hoặc nếu bạn muốn hiểu con trẻ đang nghĩ gì thì hãy tìm hiểu bằng một cuộc trò chuyện, cô giáo cũng có thể làm như thế với học trò để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với tính cách đứa trẻ. Giao tiếp đa chiều sẽ đem đến hiệu quả không ngờ.

 

3. Tin tưởng lẫn nhau

Khi cho con đi học, một số phụ huynh tỏ ra nghi ngờ giáo viên, nghĩ rằng liệu cô giáo có dạy được con mình tốt không, thực tế, suy nghĩ như vậy của phụ huynh rất nguy hiểm. Cha mẹ nên dành đủ sự tin tưởng cho giáo viên, điều này không chỉ mang lại cảm hứng công việc cho người đứng lớp mà còn để trẻ học cách trưởng thành một cách độc lập.

 

4. Thống nhất cách giáo dục

Giáo viên có cách giáo dục học trò riêng. Cha mẹ đương nhiên có những yêu cầu nhất định trong việc dạy dỗ con cái. Nếu có mâu thuẫn giữa các phương pháp giáo dục lúc này, cha mẹ cần trao đổi với giáo viên để thay đổi sao cho phù hợp, tránh để trẻ tiếp nhận hai phương pháp giáo dục quá khác biệt để không gây phiền toái cho trẻ.

 

Theo Sohu

Cập nhật: 63 tỉnh, thành cho toàn bộ học sinh đi học trực tiếp trong tháng 2

Theo cập nhật mới nhất của Bộ GD-ĐT, 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa toàn bộ học sinh đi học trực tiếp trong tháng 2-2022.


Cụ thể, ở khối mầm non và tiểu học: 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh đi học trực tiếp trong tháng 2-2022. Trong đó, có 53/63 tỉnh, thành phố cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học bắt đầu học trực tiếp từ ngày 7-2 đến ngày 14-2.


Khối THCS: 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh đi học trực tiếp trong tháng 2-2022. Trong đó có 57-63 tỉnh, thành phố cho 100% học sinh đi học trực tiếp từ ngày 8-2.


Khối THPT: 63/63 tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trực tiếp vào 7-2-2022.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học, 100% các trường đã có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp bắt đầu từ ngày 14-2-2022.


Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, mong mỏi được đến trường học tập trực tiếp của học sinh, giáo viên là mong mỏi rất chính đáng. Đối với ngành giáo dục, việc chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, dần mở cửa trường học là nhiệm vụ rất quan trọng để các hoạt động giáo dục sớm quay trở lại trạng thái bình thường.


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay ngay sau Tết, Bộ GD-ĐT có kế hoạch kiểm tra tình hình chuẩn bị, tổ chức cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học tại một số nơi. Bộ GD-ĐT cũng dự báo, khi quay trở lại học trực tiếp, hệ thống mầm non tư thục sẽ thiếu giáo viên. Cùng với việc mở cửa trường học, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương có kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh sau khi các em được trở lại học trực tiếp, trong đó rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm học sinh cụ thể để lên kế hoạch dạy bù trong ngắn hạn và dài hạn. Việc bù đắp kiến thức được ngành giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong 1 năm mà còn kéo dài trong nhiều năm.


Bên cạnh việc bù đắp kiến thức, các nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch Covid-19 và sau khi quay lại trường học.


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý sau thời gian dài học trực tuyến, sẽ có trường hợp học sinh ngại học trực tiếp, giáo viên ngại dạy trực tiếp, do đó, cần có những hỗ trợ để học sinh hứng thú, mong muốn được học trực tiếp, giáo viên thích ứng trở lại với dạy trực tiếp. Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường, cần có các hoạt động hội nhập, tương tác xã hội, kỹ năng khác.


Về đảm bảo an toàn cho học sinh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay GD-ĐT đã ban hành nhiều hướng dẫn cụ thể gửi các địa phương về việc dạy học trực tiếp, mở cửa trường học an toàn. Bộ GD-ĐT cũng phối hợp với Bộ Y tế để có hướng dẫn tới từng cơ sở giáo dục về các phương án đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại trường học trực tiếp.


Bộ GD-ĐT cũng sẽ sớm ban hành văn bản điều chỉnh các văn bản cũ để phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế trong tình hình mới. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT sẽ có thêm một số hướng dẫn cho bậc mầm non để tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai. Trước khi học sinh quay trở lại trường, cần chuẩn bị tinh thần, thái độ cho cả phụ huynh và học sinh.

 

Nguồn: Báo Người lao động

Học sinh TP.HCM lần lượt trở lại trường học theo từng cấp lớp

Hôm nay (7.2), học sinh TP.HCM sẽ lần lượt trở lại trường học trực tiếp sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và phải học trực tuyến thời gian dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

 

Tổ chức bán trú hoặc 2 buổi phải có sự đồng thuận của phụ huynh

 

Ông Nguyễn Văn Diệu, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), cho biết HS từ lớp 7 - 9 sẽ học trực tiếp một buổi tại trường, thời gian còn lại sẽ dành cho việc tự học. Trong tuần đầu tiên, nhà trường dành thời gian cho việc ổn định và chuẩn bị lộ trình cho việc đón HS lớp 6. Sớm nhất từ ngày 14.2 HS những khối lớp trên mới có thể học 2 buổi, bán trú. Dự kiến từ ngày 1.3, các hoạt động của nhà trường sẽ trở lại trạng thái bình thường như học 2 buổi, bán trú cho tất cả HS các khối lớp. “Tình hình thì phấn khởi, phụ huynh đồng tình cho con em đi học hết nhưng nhà trường phải chuẩn bị cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho HS và chất lượng dạy học”, ông Diệu nói.

 

Tương tự, bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), thông tin tuần đầu tiên khi HS trở lại trường, các em vẫn học một buổi. Trong thời gian này, nhà trường chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, công tác tổ chức phục vụ và sang tuần học thứ 2 các hoạt động sẽ trở lại như trước đây. HS sẽ học 2 buổi/ngày và bán trú tại trường, theo nhu cầu.

 

Cũng theo quy định của UBND TP.HCM, trẻ mầm non và HS từ lớp 1 - 6 sẽ chính thức đến trường học trực tiếp trở lại từ ngày 14.2, sau khoảng 8 tháng ở nhà, học trực tuyến vì dịch. Việc trở lại trường học trực tiếp của những HS khối lớp nói trên thực hiện theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh, người chăm sóc và HS. Trường hợp phụ huynh chưa đồng thuận cho HS lứa tuổi nói trên đến trường học trực tiếp, HS sẽ tiếp tục học trên môi trường internet, trên truyền hình, giao bài tự học theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT.

 

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nói rằng các trường phải duy trì, củng cố chất lượng dạy học, giúp HS tiếp tục nắm bắt được mạch kiến thức của chương trình, nhanh chóng hòa nhập với tiến độ học tập chung. Ở những nơi có điều kiện tổ chức hoạt động bán trú hoặc 2 buổi/ngày cần đảm bảo đủ điều kiện tổ chức hoạt động có sự đồng thuận của phụ huynh HS trước khi tiến hành tổ chức thực hiện.

 

Nhiều phụ huynh muốn con em đi học trực tiếp

 

Ông Trần Văn Toản, Trưởng phòng Giáo dục H.Củ Chi, cho biết kế hoạch đón HS các khối lớp mầm non, tiểu học và lớp 6 trở lại trường từ ngày 14.2 đã nhận được sự đồng thuận rất lớn của phụ huynh. Kết quả khảo sát từ các trường cho thấy tỷ lệ phụ huynh HS đồng thuận với việc cho con em đi học trực tiếp trở lại ở bậc tiểu học là 78,8%, bậc mầm non là 78,55% và tỷ lệ này ở khối 6 cũng tương đương.

 

Tương tự, Phòng Giáo dục Q.1 cũng có thông tin về tỷ lệ phụ huynh đồng thuận với kế hoạch cho HS học trực tiếp trở lại từ ngày 14.2 ở bậc mầm non là 59%, bậc tiểu học là 81,15% và khối lớp 6 là 50,7%. Riêng về nhu cầu bán trú mà các trường ở quận này khảo sát thì có trên 60% phụ huynh đăng ký. Bà Trần Đức Hạnh Quỳnh, Phó phòng Giáo dục Q.1, nhìn nhận tỷ lệ phụ huynh đồng thuận ở các bậc học, khối lớp đều cao hơn rất nhiều so với trước đây.

 

Bà Bùi Thị Minh Nguyệt, Phó phòng Giáo dục Q.Gò Vấp, cho biết quận tổ chức thẩm định phương án an toàn phòng chống dịch khi đón HS đi học trực tiếp của các trường tiểu học, mầm non. Trước tết, khi HS từ khối 7 trở lên đi học thì Q.Gò Vấp có 5 trường tổ chức bán trú. Thời gian này, nhiều trường tiểu học thông báo có kế hoạch tổ chức hoạt động căng tin, bán trú thì tỷ lệ phụ huynh đồng thuận cao.

 

Cũng để chuẩn bị đón HS các khối lớp từ mầm non đến lớp 6 đi học trực tiếp từ ngày 14.2, các trường học tại Q.7 đã tổ chức lấy ý kiến phụ huynh. Ông Đặng Nguyễn Thịnh, Trưởng phòng Giáo dục Q.7, cho biết tỷ lệ phụ huynh đồng thuận cho con em trở lại trường đợt này cao hơn nhiều so với những lần khảo sát trước. Cụ thể, ở bậc mầm non là 50%, bậc tiểu học là 79% và khối lớp 6 là 83%.

 

Để HS trở lại trường một cách an toàn, đặc biệt với HS lứa tuổi mầm non và tiểu học, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT, lưu ý các trường phải tổ chức diễn tập thật kỹ việc đón HS, xử lý các tình huống về phòng dịch trong nhà trường, phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương để vận hành quy trình được trơn tru, không lúng túng, bị động.

 

Cũng trong giai đoạn tổ chức học trực tiếp này, UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT chủ động phối hợp với Sở Y tế rà soát, tiếp tục tham mưu việc điều chỉnh bộ tiêu chí an toàn đối với cơ sở giáo dục khi cần thiết. Tiếp tục triển khai các hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức học tập trực tiếp phù hợp với từng cấp học, bậc học và linh hoạt theo từng cấp độ dịch.

 

Nguồn: Báo Thanh Niên

Chính sách hỗ trợ cho giáo viên là F0

Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM triển khai chính sách hỗ trợ giáo viên, công nhân viên làm việc trong ngành là F0.

 

Ảnh minh họa.


Ngày 7.1, theo thông tin từ Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM, tổ chức này đang tiếp nhận hồ sơ đề xuất và xét duyệt chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động là F0 của các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp và trường trực thuộc, không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống Covid-19. Thời hạn nộp hồ sơ đến hết 15.1.

 

Ông Lưu Thiên Đức, Trưởng Ban Chính sách pháp luật Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM, lưu ý theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức chi hỗ trợ như sau:

- Tối đa là 3 triệu đồng/người nếu có triệu chứng nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị Covid-19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Tối đa là 1,5 triệu đồng/người nếu phải điều trị ngoại trú từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị nội trú dưới 21 ngày tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị Covid-19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

 

Hồ sơ đề xuất chi hỗ trợ bao gồm:

- Danh sách đề xuất chi hỗ trợ;

- Minh chứng kèm theo (bản photo giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền);

- Bản photo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của người được đề xuất.

 

Ông Đức cũng cho hay, sau ngày 15.1 (tức hết hạn tiếp nhận hồ sơ đề xuất chi hỗ trợ), Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM sẽ dành thời gian cho công tác chăm lo Tết Nhâm Dần. Do đó, những trường hợp F0 khỏi bệnh sau thời gian này sẽ chờ chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động TP.HCM thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề xuất, xét duyệt chi hỗ trợ, theo ông Đức.

 

Nguồn: Báo Thanh Niên