Trang chủ
Tin Tức
Những việc nên làm và không nên làm khi trẻ ăn vạ
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, hẳn là không ít ba mẹ cảm thấy đau đầu mỗi khi trẻ lăn đùng ra ăn vạ. Để biết cách xử lý vấn đề này, ba mẹ cần thấu hiểu được các giai đoạn phát triển của con và những nguyên nhân trực tiếp khiến cho con trở nên cáu kỉnh.
NGUYÊN NHÂN ĂN VẠ CỦA TRẺ
1. Trẻ thay đổi tâm lý
Làm gì khi con ăn vạ? - VnExpress
Trong giai đoạn từ 2 - 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh chóng. Trẻ có thể hiểu được và làm theo các yêu cầu của người lớn. Bên cạnh đó trẻ cũng rất thích tập nói những câu dài. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, vùng ngôn ngữ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên chưa thể biểu đạt được rõ ràng suy nghĩ của mình. Việc không thể làm cho ba mẹ hiểu được ý của mình làm cho trẻ trở nên bực dọc.
2. Trẻ quen với sự nuông chiều của ba mẹ
Khi lớn thêm một chút, trẻ thường hành động theo thói quen của mình. Con trẻ vẫn chưa đủ nhận thức để phân biệt đâu là hành vi nên làm và đâu là hành vi không nên làm. Mục đích duy nhất của trẻ chính là có được thứ mà trẻ muốn. Nếu ba mẹ vội vàng đáp ứng nhu cầu của con mỗi khi con khóc, dần dần con sẽ hình thành suy nghĩ “Ăn vạ thì sẽ được quà!”.
3. Trẻ mệt mỏi hoặc gặp vấn đề về sức khỏe
Vấn đề sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ. Khi gặp vấn đề về sức khỏe, trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và cần sự quan tâm từ bố mẹ. Đây cũng là lúc con dễ bị tổn thương nếu ba mẹ không chú ý đến mình, dẫn đến việc con quấy khóc nhiều hơn.
03 ĐIỀU NÊN LÀM KHI TRẺ ĂN VẠ
1. Tôn trọng và thấu hiểu trẻ
Tôn trọng cảm xúc của trẻ, để cho trẻ giải tỏa ra được sự khó chịu trong lòng cũng là một cách để xoa dịu trẻ mà không nhiều ba mẹ có thể làm được. Bên cạnh việc để trẻ giải tỏa cảm xúc, ba mẹ có thể nhẹ nhàng an ủi con, hỏi những câu kích thích để con nhận biết được những cảm xúc của mình và nguyên nhân tạo thành cảm xúc đó. Ví dụ, ba mẹ có thể hỏi:
“Con đang cảm thấy thế nào? Con thấy buồn đúng không?”
“Tại sao con lại có cảm xúc đó? Con có thể kể lại cho ba mẹ những chuyện vừa xảy ra với con được không?”
Việc hướng dẫn trẻ nói ra cảm nhận của mình có thể giúp trẻ phát triển vùng cảm xúc và vùng ngôn ngữ tốt hơn, từ đó giúp cho ba mẹ dễ dàng hiểu được con mình hơn.
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia
2. Bình tĩnh nói chuyện với trẻ
Sau khi xoa dịu được cảm xúc của con, ba mẹ có thể bình tĩnh giải thích tại sao con không thể có được điều con muốn. Không nên dùng lời lẽ giáo huấn đề chỉ ra những cái sai của con mà hãy phân tích cho con hiểu bằng những ngôn từ đơn giản nhất. Khuyến khích con tin tưởng và tâm sự cùng ba mẹ mỗi khi không vui.
3. Cho trẻ những phần thưởng xứng đáng
Ba mẹ thường trách phạt khi trẻ mắc lỗi mà lại quên cho trẻ những phần thưởng xứng đáng với sự nỗ lực của mình. Phần thưởng có thể là những điều con thích nhưng ba mẹ có thể đáp ứng được, hoặc đơn giản chỉ là lời khen, lời động viên từ phía ba mẹ. Khi trẻ chịu bình tĩnh
hơn để nói chuyện, ba mẹ có thể khen ngợi con như là “Con đang làm rất tốt”, hoặc tặng con một vài viên kẹo. Như vậy, trẻ sẽ dễ dàng nhận thức được đâu là hành động nên làm và đâu là hành động không tốt.
03 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI TRẺ ĂN VẠ
1. Nói dối trẻ
Để ngay lập tức dập tắt cơn ăn vạ của trẻ, ba mẹ thường nói dối con về những việc sẽ làm. Ví dụ như khi con khóc không muốn đến trường, ba mẹ lại dỗ dành bằng cách hứa khi con đi học về sẽ dẫn con đi ăn món mình thích. Tuy nhiên, ba mẹ lại không làm đúng lời hứa mặc cho trẻ còn nhớ hay đã quên. Việc này dần sẽ khiến con trẻ mất lòng tin vào ba mẹ, cảm thấy uất ức nhiều hơn, ăn vạ ngày càng nhiều và lâu hơn.
2. Giáo huấn ngay khi trẻ ăn vạ
Khi trẻ ăn vạ và khóc lóc không ngừng, ba mẹ sẽ không khỏi tức giận và la mắng con, ngay lập tức nói cho con biết phải trái. Tuy nhiên, những lúc như thế này, con cũng không thể bình tĩnh mà nghe ba mẹ nói. Việc quát mắng hay buộc trẻ phải ngừng khóc ngay lập tức sẽ khiến trẻ bị tổn thương.
Dạy con hết ăn vạ nhờ phương pháp '5 phút thủ thỉ' của giáo sư Nhật nổi tiếng
3. Châm chọc, mỉa mai trẻ
Sau khi giải quyết xong vấn đề, ba mẹ cần tránh nhắc lại sự việc với mục đích châm chọc trẻ. Những hành động châm chọc như bắt chước lời nói, dáng vẻ khi ăn vạ của con đôi khi chỉ là hành động thể hiện sự yêu thương của ba mẹ, nhưng đó lại vô tình tạo tâm lý xấu hổ cho con.
Trên đây là tổng hợp “Những việc nên làm và không nên làm khi trẻ ăn vạ”. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con em mình.