Những xích mích, bất đồng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày.Nhất là đối với trẻ nhỏ việc tranh giành đồ chơi, hay đánh nhau không chịu nhường nhịn. Vậy để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong trường hợp này, ba mẹ cần có xu hướng giải quyết như thế nào?
Dưới đây là một số phương pháp dạy con kỹ năng xử lý tình huống khi con xảy ra mâu thuẫn với bạn bè cùng lứa theo phương pháp của người Đức - TOP các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới mà Esearch nghĩ bạn nên tham khảo:
Không vội vàng can thiệp vào tình huống
Hầu hết ba mẹ khi thấy con tranh giành đồ chơi với nhau là thường khuyên bảo đứa lớn nhường đứa nhỏ: "Con nhường cho em đi con". Đó là suy nghĩ hoàn toàn áp đặt với trẻ. Lâu dần, trẻ cảm thấy mình không được cha mẹ yêu thương, gây tổn thương tâm lý, tự ti,... Tệ hơn là nhiều người lớn nóng nảy, vội vàng xông vào, túm lấy một đứa để chỉ trích. Trẻ lúc này không thể trút giận lên cha mẹ, chúng sẽ trút giận lên em mình và có thể dẫn đến một số tình huống không mong muốn.
Dù con đang có tranh chấp với anh chị em của mình hay với bạn bè, nếu phụ huynh tham gia vào cuộc chiến của bọn trẻ, có thể bạn đang thiên vị đứa trẻ này hơn đứa trẻ kia. Kiểu giáo dục này rất dễ gây bất mãn cho trẻ.
Tốt hơn hết, ba mẹ chỉ cần đứng xem từ bên ngoài. Đợi đến khi trẻ kết thúc cãi vã mới gọi từng trẻ ra giáo dục riêng theo quan điểm trung lập. Điều này giúp con nhận ra rằng chúng có khả năng tự giải quyết vấn đề của mình và học cách tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Trò chuyện, chia sẻ cởi mở với con bằng cách kể những câu chuyện liên quan
Các giáo viên Đức dành thời gian để quan sát tình huống, sự việc xảy ra. Nếu cần thiết, giáo viên sẽ nói chuyện riêng với trẻ, hoặc đôi khi nói chuyện trực tiếp với cả lớp về sự công bằng, lòng tốt, hoặc gián tiếp bằng cách kể những câu chuyện liên quan.
Thay vì bắt con xin lỗi ngay lập tức, hãy cùng con ra một góc riêng, giải thích cho chúng hiểu vì sao hành động đó lại sai. Đặt những câu hỏi liên quan đến cảm xúc của đối phương để con phát triển sự đồng cảm. Khi trẻ đã hiểu ra vấn đề, chúng sẽ dễ nói lời xin lỗi hơn.
Có các quy tắc giải quyết xung đột một cách rõ ràng
Khi con xảy ra xung đột với những đứa trẻ khác thì đó cũng là lúc bố mẹ nói ra những nguyên tắc cụ thể để con biết và tuân theo. Giải thích cho con biết ranh giới đó để con nhận ra và hiểu rằng một số quy tắc không thể bị phá vỡ.
Cho con biết ba mẹ không đồng ý với bất kỳ hình thức bạo lực nào. Ngoài ra, đừng quên khen ngợi con khi chúng biết cách giải quyết một cách hòa bình nhé.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp một số cách dạy trẻ của người Đức, ba mẹ có thể thấy rằng việc tạo cơ hội cho con tự giải quyết mâu thuẫn có thể là cách hiệu quả để trẻ phát triển sự tự tin và khả năng tự quản lý mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, việc dạy con về cách xử lý mâu thuẫn không chỉ giúp ích con trong cuộc sống hàng ngày mà còn làm nền tảng để con phát triển mối quan hệ xã hội một cách lành mạnh.
Nguồn: Esearch tổng hợp