Home
News
Dấu hiệu trẻ nghiện công nghệ

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển hiện nay, sự xuất hiện của các thiết bị điện tử giải trí ngày càng nhiều và đa dạng. Do đó, số lượng trẻ nghiện các thiết bị công nghệ này đang ngày càng tăng cao, và để lại nhiều hậu quả không tốt đối với trẻ về sau này. Những biểu hiện ở trẻ như việc không hào hứng ra ngoài chơi, tức giận khi không được sử dụng điện thoại hay xem TV, thậm chí bị gián đoạn giấc ngủ, là những dấu hiệu ở trẻ cha mẹ cần chú ý.


Trẻ mất hứng thú với các hoạt động khác:


Theo Today's Parent, trẻ có dấu hiệu nghiện thiết bị điện tử khi thích dành thời gian xem điện thoại, không hào hứng với việc ra ngoài chơi hay tham gia thể thao. Đây là dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý.

Khi các thiết bị cản trở việc giao tiếp xã hội:


Trẻ được đánh giá là nghiện thiết bị kỹ thuật số khi trẻ thường xuyên lén xem máy tính bảng, trong khi ai tìm cách bắt chuyện với chúng. Ngoài ra, khi trẻ tham gia các hoạt động của gia đình và hoàn toàn thờ ơ mà chỉ nhập tâm vào iPad, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo nữa mà các cha mẹ cần nên lưu ý.


Khó chịu khi không được sử dụng thiết bị điện tử: 


Nếu việc cha mẹ lấy lại điện thoại, máy tính bảng hay tắt TV..., khiến trẻ khó chịu, tức giận, đây có thể là triệu chứng "cai" nghiện mà con đang phải trải qua. Trẻ cũng cảm thấy buồn bã, thất vọng khi phải rời xa đồ vật yêu thích của mình.



Trẻ lén lút sử dụng điện thoại:


Bạn đã từng bắt gặp trẻ lén lút mở điện thoại khi có một mình hay sau khi tắt đèn? Nhiều trẻ cũng nói dối về thời gian con sử dụng điện thoại hoặc xem TV với cha mẹ. Đây có thể là dấu hiệu của việc nghiện thiết bị điện tử, cảnh báo người lớn cần kiểm soát kỹ lưỡng hơn.


Trẻ không kiểm soát thời gian sử dụng:


Theo The Indepedent, nếu cha mẹ đã cố gắng giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử nhưng trẻ không thực hiện được, đây có thể là vấn đề. Các nhà nghiên cứu gọi đây là "kiểm soát không thành công" nếu trẻ em gặp khó khăn khi phải ngừng sử dụng thiết bị điện tử. Thậm chí, số lượng thời gian sử dụng của trẻ còn không ngừng tăng lên.


Tác động vật lý ở trẻ: 


Thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều có thể ảnh hưởng thể chất của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra giấc ngủ gián đoạn, đau cổ, tư thế không tốt, chậm nói và hoạt động thể chất chậm chạp đều có thể là kết quả của thời gian tiếp xúc màn hình quá nhiều. 


Image relating to techneck


Các bố mẹ cần nên làm gì để giảm sự phụ thuộc của trẻ vào thiết bị điện tử?


Dành nhiều thời gian hơn cho con:


Trẻ em thường bị thu hút bởi các thiết bị công nghệ hơn khi chúng ở một mình và không có gì để làm. Do đó, cha mẹ nên tạo thói quen dành thời gian chất lượng cho con. Bạn có thể chơi đồ chơi, đi dạo cùng con, con bạn sẽ thích điều đó và dễ quên iPad.


Giới hạn số lượng thiết bị tại nhà:


Là cha mẹ, chúng ta thường nuông chiều con cái - điều này cuối cùng gây hại nhiều hơn là có lợi. Điều rất quan trọng là giới hạn số lượng thiết bị trong gia đình (máy tính, iPad, tivi...). Ngoài ra, bạn nên đề ra các quy tắc và quan trọng nhất là tự mình tuân theo để làm gương cho trẻ.


Đặt ra "thời gian không iPad":


Con cần học cách tận hưởng thế giới thực và đánh giá cao thế giới đó. Vì vậy, hãy tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt như không xem trong bữa trưa và bữa tối, không xem trước khi đi ngủ. Cần áp dụng các quy tắc này ngay cả khi bạn đi nghỉ hoặc tham gia bất kỳ sự kiện giao lưu nào. Trẻ cần những tương tác thực sự để phát triển trí não và thể chất của chúng.Ngoài ra, đừng quên khen ngợi mọi nỗ lực của con và thận trọng hơn khi đưa công nghệ trở lại cuộc sống của chúng.


Việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số rất thú vị và cần thiết, điều đó chúng học hỏi và trở nên nhanh nhẹn, hiểu biết hơn. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra tác động tiêu cực, có liên quan đến tình trạng thiếu ngủ, chậm nói và các kỹ năng xã hội kém. Do đó, cha mẹ cần lấy sự cân bằng là chìa khóa cho việc trẻ sử dụng sản phẩm công nghệ.


Nguồn: Esearch tổng hợp