6 năm đầu đời là thời kỳ mà bà Maria Montessori - chuyên gia về giáo dục sớm cho trẻ nhỏ nổi tiếng thế giới gọi là thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Điều này có nghĩa là, trẻ trong giai đoạn này sẽ có khả năng học hỏi ngôn ngữ tốt nhất. Và nếu bỏ lỡ thời kỳ này là đồng nghĩa với việc ba mẹ đã bỏ lỡ những cơ hội giúp con phát triển tối đa tiềm năng não bộ.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho con hiệu quả nhất? Ba mẹ hãy cùng Esearch tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đọc sách và vui chơi
Đọc truyện, đọc sách đúng cách sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ vượt bậc. Trong quá trình lắng nghe ba mẹ đọc sách, kể chuyện các con có thể rèn luyện được khả năng tư duy logic theo mạch truyện, trau dồi từ vựng và học cách sử dụng câu từ sao cho hợp lý, phù hợp với từng ngữ cảnh.
Không những vậy, phương pháp này còn tập tính kiên nhẫn và thông qua những nhân vật trong truyện để dạy con cách nhìn nhận về thiện - ác, đúng - sai để từ đó hình thành những tấm gương tốt cho con học tập.
Cho trẻ khám phá và hoạt động nhiều hơn
Quá trình quan sát và khám phá thế giới xung quanh cũng là một bí quyết không thể thiếu trong việc giúp trẻ phát triển khả năng tư duy cũng như nhận thức để hoàn thiện năng lực nghe nhìn.
Trong quá trình dạy và học, ba mẹ hãy để trẻ được tự do để trải nghiệm mọi thứ và cô đóng vai trò là người bạn vừa là người hướng dẫn, bảo vệ để lắng nghe và trò chuyện cùng bé.
Thông qua các trò chơi trẻ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp, khả năng tư duy ngôn ngữ nhất là trong những trò chơi tập thể hay trò chơi liên quan đến ngôn ngữ. Hãy tạo ra những trò chơi đóng vai hóa thân thành nhân vật, các món đồ chơi, giao lưu cùng bạn bè. Đây là điều kiện giúp phát triển trí tưởng tượng và ngôn ngữ của trẻ một cách dễ dàng đó ba mẹ.
Dạy trẻ tập viết, tập vẽ
Khi vẽ, trẻ cần diễn đạt ý tưởng trong đầu thông qua hình ảnh. Điều này khuyến khích trẻ phải tìm hiểu và sử dụng các từ ngữ và cụm từ để diễn đạt ý của mình cho người khác hiểu. Việc này giúp trẻ rèn kỹ năng giao tiếp và mở rộng vốn từ vựng của mình. Ví dụ như việc chọn lọc ngôn từ để miêu tả: màu sắc, hình dạng, kích thước… giúp trẻ rèn kỹ năng mô tả và sự chính xác trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Khi trẻ hoàn thành tác phẩm, ba mẹ có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ kịch bản cho những bức tranh nhằm kích thích trẻ tư duy sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo ra một câu chuyện phù hợp. Đồng thời, chỉnh sửa những ngôn ngữ trẻ sử dụng chưa đúng và giải thích lý do tại sao lại sử dụng từ ngữ đó. Điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ từ vựng sâu sắc hơn.
Hạn chế sử dụng máy tính và tivi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với màn hình máy tính và tivi quá nhiều sẽ hạn chế sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hình thành cho trẻ lối sống thụ động, lười giao tiếp, không còn thích chủ động hay khám phá thế giới bên ngoài. Do đó, ba mẹ nên cho bé xem máy tính hoặc tivi một cách có chừng mực, chỉ cho con xem với mục đích cải thiện ngôn ngữ của trẻ nhé.
Lời kết
Như vậy có thể thấy, dưới 6 tuổi chính là giai đoạn “vàng” để giúp trẻ phát triển tối ưu về ngôn ngữ. Hy vọng sau bài viết này, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về vai trò của vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ sớm. Đồng thời biết thêm được những cách để giúp con phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Nguồn: Esearch tổng hợp