Bước 1: Phương pháp tiếp cận bình tĩnh
Dừng lại bất kỳ những hành động hoặc ngôn ngữ gây tổn thương. Một cách thật bình tĩnh trấn an trẻ rằng mọi việc đã được kiểm soát và tạo ra sự hài lòng tạm thời giữa tất cả mọi người.
Bước 2: Thừa nhận cảm xúc của trẻ
Để trẻ thể hiện cảm xúc của mình. Sau đó, khuyến khích trẻ đưa ra suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề.
Bước 3: Thu thập thông tin
Giáo viên thật cẩn thận khi đưa ra các câu hỏi mà không khiến 2 bên bị kích động. Khuyến khích đặt các câu hỏi mở để trẻ mô tả lại quá trình xảy ra xung đột và những lỗi mà trẻ mắc phải.
Bước 4: Nhắc lại vấn đề
Giáo viên sử dụng các thông tin được cung cấp bởi trẻ, nhắc lại vấn đề. Sử dụng các thuật ngữ rõ ràng và đơn giản. Tránh những lời nói gây tổn thương.
Bước 5: Xin ý tưởng giải quyết vấn đề từ 2 phía
Giáo viên khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng dựa trên điều kiện thực tế cụ thể. Sau đó lựa chọn một giải pháp mà cả 2 bên đều chấp thuận. Cần tôn trọng cách giải quyết của trẻ chứ không áp đặt cách giải quyết của mình lên trẻ. Do đó trẻ cảm thấy được hài lòng trong quá trình giải quyết vấn đề.
Bước 6: Cung cấp quá trình theo dõi khi cần thiết
Giáo viên giúp trẻ thực hiện các giải pháp của trẻ. Và chắc chắn rằng không còn sự khó chịu của bất cứ bên nào. Nếu cần thiết, giáo viên có thể lặp lại 1 hoặc nhiều bước trên cho đến khi trẻ hòa đồng trở lại.
(Nguồn: Tổng hợp)