EQ là thuật ngữ được viết tắt của “EmotionalQuotient” - chỉ số trí tuệ cảm xúc, được sử dụng để đo lường tính sáng tạocũng như trí tưởng tượng của một người. Các nhà tâm lý học Mỹ tin rằng EQ của mộtngười quan trọng hơn rất nhiều so với chỉ số IQ, bởi vì họ cho rằng "20%IQ + 80% EQ = 100% thành công".
Theonghiên cứu của Đại học Stanford ở Mỹ, những đứa trẻ có chỉ số EQ cao sẽ giúpcho IQ được thể hiện rõ hơn và thậm chí còn giúp tăng chỉ số IQ rõ rệt. EQ caosẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè,giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống.
Sau đâylà 6 cách phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) cho bé yêu
1. Giúpcon hiểu rõ cảm xúc bằng cách bày tỏ và diễn đạt thành lời
Ví dụ:“Ba/Mẹ ơi, con cảm thấy rất buồn vì bạn nói không thích chơi với con”.
Cấu trúc“Ba/Mẹ ơi, con cảm thấy… vì…” luôn đặc biệt hữu hiệu để ba mẹ có thể hiểu béhơn.
2. Hãygiải thích cho con hiểu rõ vì sao những hành vi không phù hợp không nên xảy ra
Khi con hiểurõ nơi nào thì hành vi đó có thể xảy ra, ba mẹ giúp định hướng con xử lí nhữngtình huống tương tự bằng cách thích hợp hơn. Nếu tình huống đó không cho phépba mẹ xử lí ngay vậy hãy chờ cho đến khi con về nhà rồi ba mẹ cùng con phântích.
Khi cóhành động không đúng, ba mẹ hãy giải thích cho con hiểu vì sao điều đó khôngnên xảy ra.
Ví dụ: Bạnmượn bút của con nhưng không xin phép, con đã giận dữ và giật lại bút. Hành độngnày đã khiến cho 2 bạn tức giận và có ẩu đả nhẹ. Về nhà bé kể lại cho ba mẹnghe. Khi này, ba mẹ hãy cũng con phân tích. Lý do bạn mượn bút của con là gì?Tại sao con lại giận dữ? Nếu con nhẹ nhàng nói: “Mình cần dùng bút bạn trả lạicho mình nhé!” Hoặc “Sau này nếu bạn cần dùng bút thì hãy nói mình 1 tiếngnhé!”. Khi con giữ được bình tĩnh thì đã không có cảm xúc giận dữ, giành giậtvà ẩu đả rồi, phải không? Qua đó, con sẽ nhìn nhận được việc mình cần kiểm soátcảm xúc trong các tình huống không mấy hài lòng là thật sự cần thiết.
3. Thườngxuyên trò chuyện cùng con
Thườngxuyên nói chuyện với con sẽ giúp ba mẹ và con hiểu nhau hơn rất nhiều. Đừng nênkiệm lời với trẻ con đăc biệt là những lời khen ngợi, động viên trẻ.
Khi bạn nhờcon giúp đỡ 1 điều gì đó, hãy nhớ nói lời cảm ơn con nhé! Vì điều này khiến concảm thấy được tôn trọng. Và những lần sau sẽ rất sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ bamẹ đấy!
4. Theodõi và kèm cặp cảm xúc của con
Ba mẹ hãyluôn theo dõi và kèm cặp cảm xúc của con. Vì đây là cách giúp tăng chỉ số thôngminh cảm xúc của con 1 cách hiệu quả.
Hãychỉ bảo con cách kiểm soát cơn tức giận bằng cách đếm từ 1 đến 10 và hít thởsâu.
Điều này sẽđặc biệt hữu ích, giúp trẻ vượt qua được cảm xúc nóng giận tức thì để không dẫntới những hành vi thiếu kiềm chế, nông nổi. Để con làm được điều này thực sựkhó, ngay cả người lớn cũng không có kĩ năng này.
5. Luônthành thật với những gì trẻ nhìn được và cảm thấy được
Hãy luôn thành thật với những gì trẻ nhìn thấy và cảm thấy được.
Ví dụ: Khicon hỏi “tại sao ba mẹ lại cãi nhau?”
Đừng đánhtrống lảng mà hãy thành thật đối mặt với sự thật, nói cho con hiểu rằng ba mẹchỉ đang cố gắng giải quyết vấn đề. Và tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Hoặccãi nhau là một cách để giải quyết vấn đề.
Không nóidối những gì trẻ nhìn và cảm thấy.
Vì trẻ sẽcó sự thay đổi từ từ để trưởng thành trong cảm xúc. Nên nếu ba mẹ sống trong mộtmôi trường tốt thì con bạn sẽ phát triển tốt lên.
6. Pháttriển bé trong một môi trường giáo dục tốt
Hiện nay,việc giáo dục không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà còn phát triển songsong các kỹ năng xã hội.
Khi con đượchọc tập trong một môi trường giáo dục tốt sẽ giúp con tìm ra và phát huy hết điểmmạnh của bản thân, rèn luyện cùng nhau thi đua học tập, phát triển bé thành mộtcông dân xuất sắc trong tương lai.