Home
News
Relieve anxiety when your child have anorexia

Nhiều trẻ em được ngày nay phát triển tốt trong điều kiện được đáp ứng đầy đủ về dinh dưỡng. Nhưng cũng có nhiều trẻ biếng ăn trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Thực tế này đã khiến nhiều bố mẹ hết sức lo lắng cho sức khỏe con em mình.

Liệu dùng thuốc, thực phẩm chức năng kích thích trẻ ăn có thực sự tốt?

Biếng ăn hay chán ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ ít có cảm giác thèm ăn, ăn ít, ăn lâu, kéo dài bữa ăn lê thê hoặc nhất quyết bỏ bữa, dù bị bố mẹ thúc ép. Tình trạng kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh bình thường của cũng như sự phát triển trí não và thể chất của trẻ sau này.

Biếng ăn: Bệnh lý hay tâm lý?

Biếng ăn ở trẻ có nhiều nguyên nhân, có thể là do bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Trẻ biếng ăn có thể do chế độ ăn uống và dinh dưỡng không cân đối. Ví dụ như quá nhiều đạm và chất béo, nhưng lại thiếu vitamin và khoáng chất khiến cho quá trình hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ không tốt, trẻ ăn kém ngon miệng. Ăn nhiều bữa gần nhau trong ngày, có nhiều bữa phụ hoặc bữa ăn vặt với thức ăn nhiều năng lượng như bim bim, khoai chiên, bánh ngọt, trà sữa… làm trẻ “lưng lửng” và chán ăn bữa chính.

Trong một số giai đoạn sinh lý như phát triển nhận thức, tiếp thu những cái mới xung quanh, học tập kỹ năng mới, trẻ cũng có thể quá chú tâm mà quên đi cảm giác đói, dẫn đến sao nhãng việc ăn uống. Hoặc có thể do nguyên nhân tâm lý, trẻ bị bố mẹ quát mắng, dọa nạt, ép buộc nên sợ bữa ăn. Đối với nguyên nhân bệnh lý, khi trẻ không khỏe do bất kỳ bệnh lý nào, cũng dẫn đến tình trạng biếng ăn. Biếng ăn có thể do các bệnh lý về tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày - thực quản, đau bụng…), viêm nhiễm vùng tai-mũi-họng, đau răng miệng, nhiễm giun sán, chán ăn, tâm thần (hiếm gặp ở trẻ nhỏ) hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng

Tâm lý chung của đa số bố mẹ, khi thấy con cháu mình biếng ăn, còi cọc, thấp bé nhẹ cân hơn những đứa trẻ cùng trang lứa thì cảm thấy bất an, sợ con cháu sau này lớn lên thua thiệt bạn bè. Bố mẹ hay tìm mua những loại thuốc, thực phẩm chức năng được quảng cáo có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ tăng cân, phát triển chiều cao, trí thông minh… cho trẻ sử dụng.

Bố mẹ nên lưu ý

Không có bệnh thì tuyệt đối không nên dùng thuốc. Bố mẹ cần kiên nhẫn, dần dần thay đổi đa dạng thực phẩm, chế độ dinh dưỡng, cách tiếp cận trẻ trong việc ăn uống để mang lại hiệu quả lâu dài, thay vì vội vã mua thuốc cho trẻ theo quảng cáo, truyền miệng. Cơ thể trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh như người trưởng thành nên rất nhạy cảm trong việc hấp thu, chuyển hóa các dược chất đưa vào.

Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào dù là thuốc bổ hay thực phẩm chức năng cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng cả về thành phần và liều lượng. Nên tham khảo qua ý kiến bác sỹ, dược sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh các tai biến khó lường. Không có loại thuốc nào hiệu quả bằng việc tập luyện cho trẻ thói quen ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm để mang lại cân bằng dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Các loại thuốc mà phụ huynh hay tự ý mua sử dụng cho trẻ biếng ăn:

Thuốc bổ tổng hợp: Thường chứa các acid amin (phổ biến là lysine), vitamin (B1, B6, B12, C…) và khoáng chất (sắt, kẽm, selen…). Một số chế phẩm còn phối hợp thêm nhiều loại dược liệu nhưng hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng. Đối với trẻ suy dinh dưỡng, ăn uống và phát triển kém thì đây là các chế phẩm bổ sung rất tốt và cần thiết, làm tăng sự chuyển hóa và kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Tuy nhiên, cần được sự tư vấn của bác sỹ về độ tuổi sử dụng, liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp cho từng trẻ, không được tự ý tăng liều khi thấy chưa có hiệu quả vì cơ thể trẻ cần thời gian để hấp thu từ từ các vi chất dinh dưỡng, bất cứ sự dư thừa chất nào cũng có thể tích lũy và gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Cần chú ý, không cho trẻ dùng các chế phẩm dành cho người lớn. Một số loại thuốc bổ tổng hợp được trình bày dưới dạng kẹo dẻo để kích thích sự thích thú của trẻ, phải để xa tầm tay trẻ do có thể xảy ra tình trạng quá liều do trẻ ăn liên tục cùng lúc. Hiện nay, một số loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc “núp bóng” dưới dạng thuốc bổ dược liệu cố tình trộn các hoạt chất corticoid để mamg lại tác dụng tăng cân nhanh chóng, mặt trẻ tròn ra, đánh vào tâm lý nóng vội muốn con tăng cân nhanh của các bậc phụ huynh. Thực chất, corticoid tạo tác dụng tăng cân giả tạo do giữ muối kéo theo giữ nước, gây ra vô số tác dụng phụ nguy hiểm khôn lường ảnh hưởng đến gan, thận, cơ xương, tuyến thượng thận, gây hội chứng Cushing, nên đặc biệt cẩn trọng.

Men tiêu hóa và men vi sinh: Thường bị nhầm lẫn dù đây là hai loại chế phẩm có công dụng hoàn toàn khác nhau. Men tiêu hóa là chế phẩm chứa các loại men (enzyme) giống với các men tự nhiên trong cơ thể có tác dụng phân cắt và tiêu hóa thức ăn. Được bác sỹ chỉ định khi trẻ trướng bụng khó tiêu, giảm tiết dịch tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, trẻ mới ốm dậy… Men tiêu hóa nếu lạm dụng, sử dụng kéo dài sẽ ức chế sự tiết các men tiêu hóa nội sinh, gây ra sự lệ thuộc không tốt cho trẻ, vì vậy không nên dùng quá 2 tuần.

Men vi sinh là chế phẩm cung cấp các loại vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) cho hệ tiêu hóa để tạo nên sự cân bằng với các loại vi khuẩn có hại khác, chỉ định trong trường hợp trẻ bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột với biểu hiện tiêu chảy phân sống, tiêu chảy cấp do vi khuẩn hoặc virus, khi dùng kháng sinh dài ngày… Men vi sinh được sử dụng phổ biến cho trẻ, tuy nhiên việc sử dụng dài ngày chưa được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn, vì vậy phụ huynh cũng không nên lạm dụng. Không sử dụng men vi sinh cho trẻ suy giảm miễn dịch, phẫu thuật hoặc có các tổn thương ruột. Một số loại men chống chỉ định với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bố mẹ không nên tùy tiện sử dụng.

Thuốc chứa cyproheptadine: Đây được xem là “thần dược” trị biếng ăn cho trẻ trong nhiều năm về trước. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không nên sử dụng chế phẩm có chứa hoạt chất này để trị biếng ăn dài ngày cho trẻ. Đây là thuốc chống dị ứng thuộc nhóm thuốc kháng histamine thế hệ một, hoàn toàn không có chỉ định cho trẻ biếng ăn, đã rất ít được sử dụng do nhiều tác dụng không mong muốn và mang lại cảm giác thèm ăn là một trong số đó. Thuốc có ở dạng chế phẩm siro nên khó kiểm soát liều lượng, nếu quá liều có thể ức chế hô hấp và thần kinh trung ương, gây co giật, ngưng tim và tử vong. Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi, theo khuyến nghị của Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA).

Giải pháp cho trẻ biếng ăn

Xây dựng thực đơn và chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin với tỉ lệ thích hợp. Nên thay đổi thực đơn với nhiều loại thực phẩm để kích thích vị giác của trẻ, cũng như đảm bảo đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Các bữa ăn phụ nên là các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như sữa chua, hoa quả và có khoảng cách thời gian phù hợp với bữa ăn chính.

Kích thích tâm lý của trẻ: Có thể cho trẻ cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn như đi chợ chọn lựa và sơ chế thực phẩm. Trẻ sẽ rất hứng khởi với món ăn của chính mình. Cho trẻ dùng nhiều phần thức ăn nhỏ thay vì một bát cơm đầy ắp. Không quát mắng khi trẻ biếng ăn vì trẻ sẽ phản ứng tiêu cực với bữa ăn, nên có sự điều chỉnh để trẻ thích thú bữa ăn trở lại.

Tạo thói quen ăn uống: Bữa chính nên được dùng vào khung giờ cố định trong ngày. Nên cho trẻ tự dùng bữa nếu trẻ đã tự ăn được, không nên bón cho trẻ. Không nên cho trẻ vừa ăn vừa sử dụng điện thoại, máy tính bảng vì sẽ kéo dài bữa ăn, trẻ không tập trung; thay vào đó nên cho trẻ dùng bữa cùng gia đình để có sự tương tác giữa các thành viên, từ đó để trẻ yêu thích giờ ăn hơn.

Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ: Bố mẹ nên cho trẻ có thời gian tập thể dục, thể thao, tăng cường thể lực để kích thích sự thèm ăn thay vì thụ động trong phòng.


DS. VĨNH PHÚ

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn

Developing stages of a baby girl

Nhà giáo dục Ukraina – Suhomlinski từng nói: “Mỗi đứa trẻ là một cá thể đặc biệt và duy nhất!”. Vì vậy, để giúp con trẻ, đặc biệt là những bé gái trở thành một người độc lập, tự tin và nổi bật, ba mẹ cần quan tâm, thấu hiểu và hỗ trợ khi con cần.

Tâm lý bé gái vốn thường nhạy cảm, dễ tổn thương nên việc quan tâm con cũng phải khéo léo và tinh tế. Để quá trình này diễn ra hiệu quả, ba mẹ cần ghi nhớ 05 giai đoạn phát triển tâm - sinh lý của con như sau:

1. Giai đoạn 0 – 2 tuổi: Bé cần cảm giác an toàn

Trước khi chạm mốc 2 tuổi, bé còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc và yêu thương của ba mẹ. Lúc này trong mắt trẻ nhỏ, ba mẹ là cả thế giới, và thế giới chỉ xoay quanh gia đình nhỏ của bé. Đặc biệt là mẹ – người gắn bó với bé từng miếng ăn, giấc ngủ. Trong giai đoạn này, điều ba mẹ cần làm là giúp bé gái nhà mình cảm nhận được sự an toàn yêu thương.

9 tháng 10 ngày trong bụng, có một sự gắn kết vô cùng chặt chẽ và kỳ diệu giữa mẹ và bào thai. Vì thế ngay từ lúc chào đời, bé dễ dàng nhận ra và yêu thích giọng nói của mẹ. Chính giọng nói đó là thứ mang lại cho con cảm giác thoải mái, yên tâm. Vì vậy, kể cả lúc còn trong bụng mẹ và những năm đầu đời, mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cùng con để con cảm nhận được sự yêu thương.

Nói tóm lại, ở giai đoạn đầu đời này, để mang lại cho bé cảm giác an toàn, ba mẹ hãy đáp ứng đủ cho bé những nhu cầu thiết yếu về thể chất như ăn uống, vận động; và nhu cầu về tình cảm như việc trao bé những cái ôm, những lần cùng nhau vui chơi, trò chuyện,…

 

2. Giai đoạn 2 – 5 tuổi: Bé cần khám phá chính mình và thế giới

Định kiến “con gái nhu mì, con trai hiếu động” đã là của xa xưa rồi, đừng để tư tưởng đó ảnh hưởng và làm hạn chế khả năng bộc lộ tư chất, tiềm năng thiên bẩm của con. Nói tóm lại, ở giai đoạn này, ba mẹ đừng gò bó con!

Hãy tạo điều kiện để con gái thoải mái, tự do làm những gì con thích. Từ vẽ tranh, may đồ cho búp bê, nhảy dây; thậm chí xây nhà, đá bóng hay lắp ráp siêu nhân… Đặc biệt, hãy tạo điều kiện cho con hòa mình vào thiên nhiên, dầm mưa dãi nắng, hái hoa bắt bướm,… Và đặc biệt đó chính là luôn sẵn sàng trả lời “10 vạn câu hỏi vì sao” của con.

Thông qua những việc đó, nhận thức của bé về thế giới xung quanh sẽ được mở rộng; khả năng tư duy và quan sát cũng được trau dồi; và các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn.

 

3. Giai đoạn 5 – 10 tuổi: Bé học cách kết bạn

Có câu nói thế này: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn”. Với mỗi người nói chung và bản thân các bé gái nói riêng, mối quan hệ bạn bè sẽ giúp trẻ rèn luyện và phát huy được nhiều kỹ năng xã hội, nhất là giao tiếp và ứng xử. Việc thiếu bạn bè sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với tâm lý và sự phát triển của bé.

Vậy nên ở giai đoạn thứ 3 này, ba mẹ hãy tạo điêu kiện để con tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa; nếu có điều kiện thì tham gia cả các chương trình huấn luyện. Để qua đó, con phát triển được mỗi quan hệ xã hội; học được cách chia sẻ, cách cư xử nhã nhặn lịch sự; hiểu sâu hơn về lòng biết ơn cũng như cách nói cảm ơn, xin lỗi.

 

4. Giai đoạn 10 – 14 tuổi: Bé khám phá sở thích, tìm thấy giá trị bản thân và học cách bảo vệ chính mình

Ở giai đoạn từ 10 đến 14 tuổi, bé bắt đầu bước vô quá trình dậy thì. Chính vì vậy, ngoài những thay đổi lớn về tâm sinh lý, bé gái cũng chú trọng hơn đến hình ảnh cơ thể. Các con thường sẽ ngại ngùng và bỡ ngỡ trước sự biến đổi về ngoại hình cũng như các biểu hiện sinh lý tuổi mới lớn.

Thời điểm này, bên cạnh việc làm “mẹ”, mẹ cũng hãy hóa thân vào vai “một người bạn” để bên cạnh chia sẻ kiến thức cùng con. Hướng dẫn con cách bảo vệ bản thân, cách giữ gìn gìn cảm trong sáng, cách đối mặt với những rung động đầu đời, các vấn đề liên quan đến giới tính,… đó đều là những điều giúp kéo gần khoảng cách mẹ con và giúp bé tự tin đối mặt hơn với những sự đổi mới.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần giúp con nhận ra những ưu điểm, sở thích của bản thân. Đặc biệt ở thời điểm khi những tiêu chuẩn về cái đẹp phù phiếm tràn lan trên mạng xã hội khiến các bé hoang mang, thì điều ba mẹ cần làm đó chính là gìn giữ sự tự tin của con bằng cách đề cao những vẻ đẹp bên trong cho con hiểu.

 

5. Giai đoạn 14 – 18 tuổi: Bé đón nhận sự tự do và trách nhiệm như một người trưởng thành

Thời điểm này, ba mẹ sẽ tập làm quen với việc con gái bé bỏng của mình tập trung sự chú ý vào một chàng trai khác, thậm chí còn có những buổi hẹn hò đầu tiên. Thay vì can thiệp vào cuộc sống của con và phản ứng gay gắt, ba mẹ hãy cho con không gian riêng.

Đừng bí mật đọc tin nhắn, nhật ký; đừng xét nét các mỗi quan hệ cá nhân của con! Hãy trao cho con quyền tự quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân con. Chắc chắn khi đó vấp ngã hay sai lầm là điều không thể tránh khỏi nhưng bù lại những cái đó sẽ giúp con trưởng thành và học cách tự chịu trách nhiệm như một người lớn.

 

Nguồn bài viết: Sưu tầm

Nghệ thuật động viên con cái của người Nhật

Sau đây là một số nghệ thuật động viên khích lệ con cái trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật giúp bé phát triển tốt hơn:


Thời kì lặp đi lặp lại ta dạy trẻ những gì thì hãy quan sát để xem trẻ có hứng thú với cái gì, hình khối, hội họa, âm nhạc, sách truyện, …để từ đó chuyển qua giai đoạn tạo hứng thú cho trẻ.


Khi trẻ đang tập trung hay có hứng thú làm gì thì nên hạn chế ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm


Để tạo hứng thú cho trẻ thì nên khen trẻ hơn là chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.


Khi khen trẻ thì nên khen là tốt, con đã cố gắng, con giỏi và thể hiện sự hài lòng, vui mừng của mình hơn là việc đánh giá việc trẻ làm là đẹp hay xấu. Nghĩa là chú ý đến quá trình trẻ cố gắng hơn là kết quả mà trẻ đã làm được tốt hay xấu.


Tránh dùng những từ ra lệnh với trẻ ví dụ mẹ cấm con…, hãy ăn cơm đi, hãy tắm đi, hãy thu dọn đồ chơi vào… mà thay bằng những từ như sao con không… nếu con làm… thì mẹ sẽ rất vui…


Nếu trẻ không ăn thì hãy nghĩ cách cải thiện món ăn để phù hợp với trẻ thay vì ép trẻ ăn đến phát khóc. Đây là một trong những sai lầm phổ biến khi nuôi con của mẹ Việt.


Cha mẹ cùng học với con cái là cách tốt nhất giúp con học hiệu quả. Ví dụ khi cho trẻ xem ti vi thì nên ngồi bên cạnh coi cùng trẻ rồi giải thích cho trẻ thay vì để trẻ ngồi coi ti vi một mình, cùng đọc truyện, cùng chơi…


Khi để trẻ trong trạng thái đói sẽ là điều kiện kích thích khả năng thích ứng của trẻ.


Không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, mà hãy đẻ trẻ trải qua cảm giác không có được điều mình muốn. Và đừng bao giờ đánh mất quyền và uy nghiêm của một người mẹ đó là con cái phải biết vâng lời và sợ lời mẹ nói. Nếu ta quá nuông chiều và cung phụng trẻ thì uy quyền của người mẹ sẽ không còn, con cái sẽ không còn sợ lời mẹ nói nữa.


Khi trẻ hỏi vì sao thì không nên giả vờ bỏ qua mà hãy trả lời. Nếu ta không biết câu trả lời thì hãy thành thực với trẻ và trả lời là để cha mẹ sẽ tìm hiểu sau. Không nhất thiết phải giải đáp cặn kẽ, hãy để câu trả lời sẽ là một kích thích để trẻ muốn tìm hiểu sâu hơn.


Học và chơi kết hợp song song chứ không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng 2 công việc này.


Đối với những khái niệm trừu tượng thì hãy lấy hình ảnh hay tự mình làm ví dụ để minh họa.


Hãy chọn những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thì trẻ sẽ không bị mau chán. Ví dụ như chơi ghép hình, lấy cây gỗ để xếp nhà, nặn đất sét, vẽ tranh….


Đối với hứng thú của trẻ thì không nên đánh giá cái nào là tốt hơn. Cái nào trẻ tỏ ra có hứng thú ta cũng đều nên ủng hộ hết. Nó sẽ giúp trẻ tự tin, đồng thời đó là cách giúp cha mẹ tìm ra được năng khiếu đặc biệt ở trẻ để có thể giúp trẻ phát huy tối đa khả năng đó.


Khi dạy nói cho trẻ thì không nên phân biệt ngôn ngữ trẻ con với ngôn ngữ người lớn, hãy dạy tiếng chuẩn, ngôn ngữ người lớn luôn cho trẻ để sau này không mất công đoạn trẻ chuyển từ ngôn ngữ trẻ con sang ngôn ngữ chuẩn. Ví dụ dạy là “con chó” tốt hơn là dạy từ “con cún”.


Đừng bao giờ so sánh trẻ với đứa trẻ khác vì như thế sẽ làm chúng mất tự tin, nhút nhát và không muốn cố gắng. Khi có hai anh em (chị em) thì cũng không nên so sánh hai anh em với nhau sẽ làm chúng trở nên không yêu thương nhau.


Trong học tập thì hãy ưu tiên dành thời gian dạy đứa lớn thì sẽ hiệu quả hơn. Khi đang chỉ bài cho đứa lớn mà đứa em cũng sà vào muốn làm theo thì hãy khuyến khích đứa em, hãy để đứa em học cùng anh. Hãy chuẩn bị hai bộ dụng cụ giấy bút để đứa em cũng có thể tham gia học hành hay chơi cùng. Đó là phương pháp rất hiệu quả để kích thích tinh thần ham học của đứa em. Hãy để hai anh em cùng chơi với nhau.


Khi hai anh em tranh giành đồ chơi thì hãy công bằng với cả hai. Nếu đứa em muốn có đồ chơi là đồ chơi của anh thì hãy nói đứa em xin phép anh để chơi, không nên can thiệp bảo anh hãy nhường cho em.


Đừng mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ vì nó sẽ làm trẻ chóng chán và giảm hứng thú học hành.

Come to Joy and have fun

Advertisement of Joy Play School

To see more detail, please click on: https://bit.ly/Esearch-JoyPlaySchool

or view reality video about school at: https://bit.ly/JoyPlaySchoolEsearchreview

6 Steps To Resolve The Child's Conflict

 Xung đột là không thể tránh khỏi trong quá trình chơi của trẻ em. Bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể trở nên tức giận hoặc thất vọng với xung quanh. Điều này không có nghĩa là trẻ em có tính xấu, ích kỷ. Chỉ đơn giản là trẻ chưa biết làm thế nào để ứng phó lại những quan điểm khác mình hoặc đưa ra những hành vi phù hợp với tình hình. Phương pháp HighScope sử dụng quá trình 6 bước để giúp trẻ giải quyết những xung đột đó:

Bước 1: Phương pháp tiếp cận bình tĩnh

Dừng lại bất kỳ những hành động hoặc ngôn ngữ gây tổn thương. Một cách thật bình tĩnh trấn an trẻ rằng mọi việc đã được kiểm soát và tạo ra sự hài lòng tạm thời giữa tất cả mọi người.

Bước 2: Thừa nhận cảm xúc của trẻ

Để trẻ thể hiện cảm xúc của mình. Sau đó, khuyến khích trẻ đưa ra suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề.

Bước 3: Thu thập thông tin

Giáo viên thật cẩn thận khi đưa ra các câu hỏi mà không khiến 2 bên bị kích động. Khuyến khích đặt các câu hỏi mở để trẻ mô tả lại quá trình xảy ra xung đột và những lỗi mà trẻ mắc phải.

Bước 4: Nhắc lại vấn đề

Giáo viên sử dụng các thông tin được cung cấp bởi trẻ, nhắc lại vấn đề. Sử dụng các thuật ngữ rõ ràng và đơn giản. Tránh những lời nói gây tổn thương.

Bước 5: Xin ý tưởng giải quyết vấn đề từ 2 phía

Giáo viên khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng dựa trên điều kiện thực tế cụ thể. Sau đó lựa chọn một giải pháp mà cả 2 bên đều chấp thuận. Cần tôn trọng cách giải quyết của trẻ chứ không áp đặt cách giải quyết của mình lên trẻ. Do đó trẻ cảm thấy được hài lòng trong quá trình giải quyết vấn đề.

Bước 6: Cung cấp quá trình theo dõi khi cần thiết

Giáo viên giúp trẻ thực hiện các giải pháp của trẻ. Và chắc chắn rằng không còn sự khó chịu của bất cứ bên nào. Nếu cần thiết, giáo viên có thể lặp lại 1 hoặc nhiều bước trên cho đến khi trẻ hòa đồng trở lại.


(Nguồn: Tổng hợp)

HighScope Educational Method

Được nghiên cứu bởi Quỹ nghiên cứu giáo dục - một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, được thành lập vào năm 1970 với trụ sở chính tại Ypsilanti, Michigan, Hoa Kỳ,  phương pháp giáo dục HighScope đến nay đã trở thành một trong 4 mô hình giáo dục mầm non nổi tiếng nhất thế giới. Được sử dụng rộng rãi ở các trường mầm non quốc tế.

Phương pháp giáo dục HighScope nhấn mạnh vào “cá nhân học tập chủ động”. Có nghĩa là trẻ tiếp thu tốt nhất khi được chủ động tham gia vào quá trình học tập. Được chủ động lựa chọn và làm theo kế hoạch của chính bản thân mình. Trẻ khám phá thế giới xung quanh dựa trên những trải nghiệm của trẻ với những người xung quanh, với các sự vật, các sự kiện, hiện tượng và các ý tưởng của trẻ.

Phương pháp High Scope đặt lợi ích và sự lựa chọn của trẻ làm trung tâm. Trẻ xây dựng kiến thức của mình thông qua tương tác với thế giới và những người xung quanh trẻ. Trẻ có thể tự thực hiện những hoạt động của chính trẻ và người lớn chỉ giữ vai trò xác nhận những kiến thức trẻ đã biết và hỗ trợ trẻ mở rộng tư duy đến cấp độ tiếp theo.

Các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ về tình cảm, vật chất và kiến thức. Trong quá trình học tập chủ động, người lớn gợi mở tư duy của trẻ thông qua những tương tác đa dạng về vật liệu và sự chăm sóc.

Mục tiêu của phương pháp giáo dục High Scope

Phương pháp giáo dục HighScope giúp trẻ em phát triển trong mọi lĩnh vực. Mục tiêu của HighScope là:

-Trẻ tìm hiểu kiến thức thông qua sự tham gia tích cực hoạt động với người, vật liệu, sự kiện và ý tưởng.

-Trẻ độc lập, tự tin và có trách nhiệm. Trẻ sẵn sàng cho các cấp học mới và sẵn sàng cho cuộc sống.

-Trẻ tự tìm hiểu và lên kế hoạch cho các hoạt động của mình, đưa chúng ra và nói với mọi người về những gì trẻ đã làm được, đã học được.

-Trẻ đạt được các kiến thức, kỹ năng quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Vai trò của người lớn trong HighScope

Trong phương pháp HighScope các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ tương tác với trẻ em bằng cách chia sẻ quyền kiểm soát với trẻ em. Hình thành mối quan hệ thân thiện với trẻ. Hỗ trợ ý tưởng của trẻ và giúp trẻ giải quyết xung đột cá nhân.

Các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ tham gia như các đối tác trong hoạt động của trẻ chứ không phải là người quản lý, giám sát. Cần phải tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, khuyến khích trẻ chủ động, tự lập và sáng tạo. Các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ cần cung cấp tài liệu, kinh nghiệm để trẻ tự học tập và phát triển.

Hoạt động một ngày của trẻ với HighScope

Phương pháp High Scope có một trình tự học trong ngày nhất định. Điều này tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn nội dung, theo đuổi sở thích và được phát triển khả năng của mình trong từng lĩnh vực.

Quy trình “lên kế hoạch – thực hiện – đánh giá”. Chuỗi 3 phần này là cách thức tiếp cận của chương trình HighScope. Nó bao gồm:

-Hoạt động tự chọn theo nhóm nhỏ 

Giáo viên giới thiệu với trẻ về những học cụ, ý tưởng, hoạt động mới… Sau đó, trẻ sẽ tự lựa chọn hoạt động và lên kế hoạch như: chọn bạn để cùng hoạt động; chọn nguyên liệu sử dụng; chọn nơi để ngồi; chọn cách thức thể hiện… Sau đó là khoảng thời gian trẻ dành để nhắc lại những gì đã làm và học được với cô giáo, các bạn. Cuối cùng là khoảng thời gian để thu dọn, cất giữ sản phẩm mà trẻ đã hoàn thành và chưa hoàn thành.

Các trải nghiệm trong hoạt động tự chọn theo nhóm nhỏ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Giúp trẻ tự nhận ra những sở thích của bản thân. Học được cách giao tiếp trong xã hội, trình bày ý tưởng của mình. Biết giải quyết vấn đề khi có mâu thuẫn nảy sinh. Biết lắng nghe để hiểu quan điểm của người khác.

-Hoạt động theo nhóm lớn

Là làm việc theo một nhóm lớn tạo ý thức cộng đồng cho trẻ. Giáo viên và trẻ cùng tham gia các hoạt động âm nhạc, kể chuyện, chia sẻ về các trải nghiệm của bản thân… Ở hoạt động này trẻ có nhiều cơ hội để được lựa chọn đóng vai trò làm người lãnh đạo.

-Hoạt động ngoài trời

Hàng ngày trẻ nên được dành 30 phút để chơi ngoài trời. Tham gia các hoạt động vui chơi sôi nổi ngoài sân và tận hưởng không khí trong lành. Trẻ được thoải mái, tự do vui chơi, tham gia vào các hoạt động vận động: chạy, nhảy, leo trèo, đuổi bắt,… Hoặc khám phá những điều kỳ diệu từ thiên nhiên cây cỏ, chim chóc, côn trùng,…


(Nguồn: Tổng hợp)