
Các trò chơi vận động trong nhà cho bé
Các bé ở tuổi mẫu giáo thường rất hiếu động, tò mò và luôn muốn thử những điều mới. Ở giai đoạn này, các trò chơi vận động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế, tham gia các trò chơi vận động vui nhộn là cách tốt nhất giúp các bé mẫu giáo khám phá thế giới xung quanh, phát triển kỹ năng và học hỏi nhiều điều mới lạ. Sau đây, Esearch xin giới thiệu một số trò chơi vận động đơn giản, thú vị để quý phụ huynh cũng như giáo viên có thể tổ chức cho bé chơi tại nhà hoặc tại lớp học, giúp bé phát triển thể chất và tinh thần tốt nhất.
1. Vượt chướng ngại vật
Đây là trò chơi vận động trong nhà giúp rèn luyện kỹ năng vận động phức tạp, phù hợp với bé bắt đầu tập bò và chưa biết đi. Chỉ cần chuẩn bị:
- Đường hầm đồ chơi
- Gối và chăn mền
- Lều cho trẻ
2. Nhảy qua hộp
Đây là một trò chơi vận động vui nhộn giúp bé phát triển kỹ năng đứng, đi. Để thực hiện trò chơi này, phụ huynh / giáo viên cần chuẩn bị:
- 5 – 6 hộp carton chẳng hạn như hộp đựng giày
- Màu vẽ và cọ.
Cách làm:
- Hướng dẫn bé tự sơn màu lên hộp để bé hứng thú và tò mò hơn
- Đặt các hộp giấy thành một dãy, càng nhiều hộp càng tốt
- Đặt 1 món đồ chơi cho trẻ ở cuối hàng, sau đó yêu cầu bé nhảy qua mà không được đụng vào
- Sau khi lấy được đồ chơi, yêu cầu bé quay lại và nhảy về vị trí xuất phát.
3. Đầy đồ chơi
Đẩy đồ chơi như xe hơi hay xe đẩy là cách giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động. Trò này thích hợp với bé bắt đầu tập đi, giúp bé học cách giữ cân bằng cơ thể.
Chuẩn bị:
- Một chiếc xe đẩy với tay cầm vững chắc.
Cách chơi:
- Đứng trước bé để hướng dẫn bé hay gọi bé đi về phía mình
- Một người khác sẽ đứng phía sau bé để hỗ trợ, đồng thời cỗ vũ bé đi về phía trước.
- Bé có thể chơi trò này với bé khác đã biết đi trong nhà.
4. Lăn bóng
Lăn bóng quanh nhà là trò chơi với bóng đầy vui nhộn, giúp bé cảm thấy thích thú. Ngoài ra, bé sẽ mau phát triển nhanh các kỹ năng vận động. Để chơi trò chơi vận động này, người lớn có thể:
- Cho bé đẩy hoặc lăn bóng tập thể thao quanh nhà
- Trò chơi sẽ kết thúc khi bé lăn bóng hết các phòng.
5. Dọn dẹp phòng
Phụ huynh có biết dọn dẹp phòng vừa là cách để tăng cường hoạt động thể chất cho cả nhà vừa giúp bé hình thành thói quen tốt không?
Chuẩn bị:
- Tất cả đồ chơi của bé và những vật dụng trong nhà khác
- Sọt đựng đồ.
Cách chơi:
- Đặt đồ chơi của bé trên sàn.
- Cho bé vào phòng cùng với sọt đựng đồ và yêu cầu bé nhặt các món đồ chơi mềm. Bé sẽ nhặt chúng và bỏ vào sọt.
- Ban đầu, ba mẹ sẽ dặn bé dọn các đồ chơi mềm, sau đó đến các món đồ nhựa hay các vật dụng gia đình, cũng có thể để những chén đĩa nhựa và yêu cầu bé nhặt chúng.

Ứng xử ra sao khi trẻ trở nên bướng bỉnh

Trường mầm non đạt tiêu chuẩn Nhật Bản - EIJIKO
Trường mầm non EIJIKO tọa lạc tại địa chỉ: Campus Xi Grand Court 256-258 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh. Đây là nơi cung cấp môi trường giáo dục chuẩn mực, không chỉ bao gồm cơ sở vật chất an toàn hiện đại theo tiêu chuẩn Nhật Bản, mà còn là môi trường nơi cả Cha Mẹ lẫn Giáo viên sẽ đồng hành cùng nhau tạo nên sự phát triển đủ đầy dành cho các bé trong tương lai… Vậy cùng xem trường mầm non EIJIKO có gì nhé!
EIJIKO Tiếng Việt nghĩa là ANH NHI HẠNH – là HẠNH ANH NHI thuần tính trong sáng, nhân ái và riêng biệt của mỗi đứa trẻ tự khi được tượng hình và chào đời.
•Loại hình trường: Trường tư thục
•Lớp tối đa 15 bé (đối với trẻ dưới 3 tuổi)
•Mỗi lớp học có diện tích 50m2
1.Đội ngũ giáo viên Eijiko đều tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm mầm non, các cô đều giàu kinh nghiệm chăm sóc trẻ mầm non nên hiểu rõ được tâm lý phát triển của trẻ, thấu hiểu về thế giới trẻ thơ, có khả năng giao tiếp với trẻ, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.
2. Chương trình chính khoá
- Giáo án mầm non Nhật Bản kết hợp với chương trình Bộ Giáo Dục.
- Học Tiếng Anh mỗi ngày cùng giáo viên bản ngữ full-time ở trường
3. Chương trình ngoại khoá:
•Giáo dục thông minh cảm xúc & đạo đức SEE Learning
•Yoga Kể Chuyện
•Aerobics
•Lễ hội văn hoá Nhật Bản & sự kiện gia đình mỗi tháng
•Dã ngoại thực tế
•Kỹ năng sống Nhật Bản
4.Cơ sở vật chất
Với cơ sở vật chất hiện đại, an toàn và thân thiện với bé, trường Eijiko cũng trang bị thêm phòng vận động thể chất, với các bài tập theo phong cách Nhật được chú trọng để bé phát triển toàn diện. Đồ chơi phong phú, được nhập khẩu chọn lọc cho bé được thỏa sức sáng tạo với những trò chơi kích thích trí thông minh và cả những đồ chơi tự tạo do cô và trò cùng làm từ những vật liệu thân thuộc.
5.Đồ chơi tại mầm non Eijiko phong phú, được nhập khẩu chọn lọc cho bé được thỏa sức sáng tạo với những trò chơi kích thích trí thông minh, và cả những đồ chơi tự tạo do cô và trò cùng làm từ những vật liệu thân thuộc.
6.Chế độ ăn uống trường mầm non Eijiko đảm bảo dinh dưỡng cho các bé, món ăn được thay đổi thường xuyên, đảm bảo đủ năng lượng calo yêu cầu với nguồn thực phẩm sạch.
Tham khảo thêm thông tin, hình ảnh và học phí của trường tại đây:

Kỹ năng sống cho trẻ theo từng độ tuổi
Như cha mẹ đã biết, dạy kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Việc trang bị các kỹ năng cần thiết cho trẻ không chỉ giúp trẻ tự tin trong quá trình phát triển mà còn hình thành ý thức và sự tự giác, đây là yếu tố cơ bản để giúp trẻ trở thành công dân chủ động, sáng tạo trong tương lai. Sau đây, Esearch sẽ giới thiệu một số phương pháp và thời điểm thích hợp để dạy cho trẻ các kỹ năng sống cần thiết nhé.
1. Kỹ năng sống cho trẻ từ 1-3 tuổi: Đi ngủ đúng giờ
Việc tạo thói quen ngủ cho trẻ là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, ngủ không đúng giờ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở trẻ đi ngủ sớm trước 9h để có thể ngủ đủ giấc từ 8-10 tiếng/đêm.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi từ 2-3 tuổi, cha mẹ cần bắt đầu dạy con những kỹ năng sống cơ bản như phải biết cách tự cất đồ đúng nơi quy định, tự xúc ăn, tự rót nước uống...
Ở độ tuổi này, hệ thần kinh của trẻ đang phát triển mạnh. Vì vậy nên tạo cho trẻ những thói quen cần thiết. Cha mẹ hãy dạy cho con làm quen với cách tự chăm sóc mình qua các sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như: tự vệ sinh cho bản thân, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ chơi…
Trẻ con có thói quen bắt chước người lớn nên bé sẽ ghi nhớ những hoạt động của các thành viên trong gia đình. Do đó, cha mẹ hãy tạo cho trẻ không gian sống có tổ chức, nên phân công công việc cụ thể cho trẻ trong quá trình dạy kỹ năng sống. Hãy giao cho trẻ những công việc đơn giản như rót nước, mời tăm... ngay sau đó đừng quên khen ngợi trẻ.
Ở độ tuổi bước vào trường lớp này, trẻ không những được học ở trường mà còn cần được chỉ dạy ở nhà. Cha mẹ hãy dạy con khi đi biết thưa, khi về biết gửi, nói chuyện dạ vâng với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi. Đặc biệt, hãy dạy cho trẻ học thuộc số điện của cha mẹ và tuyệt đối không được tiếp xúc với người lạ.
Vào những ngày cuối tuần, cha mẹ hãy dạy những kỹ năng sống cho trẻ về giúp đỡ người thân trong gia đình từ những việc đơn giản nhất. Cụ thể như phụ giúp mẹ nấu nướng, rửa chén giúp mẹ, lau dọn nhà… Đặc biệt, cha mẹ hãy chỉ bảo trẻ biết sắp xếp mọi thứ, làm đúng những gì cô giáo đã dặn, đúng thời hạn đặt ra. Hơn nữa, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với bạn bè xung quanh, biết cách ăn uống trong môi trường tập thể, dạy trẻ làm thế nào để bảo vệ động vật và bảo vệ môi trường sống.
Nguồn: Cleanipedia

Cách trò chuyện với trẻ khi người thân qua đời
Việc người thân qua đời khiến người lớn cảm thấy đau đớn, buồn bã, nhưng với trẻ em nếu là trải nghiệm lần đầu thì các bé có thể cảm thấy hoang mang và bối rối không kém. Vậy nên trò chuyện thế nào để giúp các bé có suy nghĩ đúng và điều chỉnh cảm xúc phù hợp? Phụ huynh hãy tham khảo qua bài đọc dưới đây.
Nhận thức về nỗi đau và mất mát khi người thân qua đời là khác nhau ở từng độ tuổi của trẻ nhỏ. Sẽ có bé không biết thế nào là mất đi vĩnh viễn, hoặc có bé trở nên lo lắng rằng liệu những người thân còn lại và bạn bè của mình có mất đi như vậy hay không? Vì vậy bố mẹ, người thân cần dựa trên độ tuổi, mức độ nhận thức, mối quan hệ của trẻ với người đã mất để có cách nói chuyện cho phù hợp.
Trước hết, dù ở độ tuổi nào cũng cần thành thật cho bé biết về việc người thân đã mất. Nên tìm một nơi an toàn, yên tĩnh, có thể cho bé mang theo đồ vật mà bé thích sau đó nói chuyện một cách nhẹ nhàng, chậm rãi để bé có thể nghe từng chút một và có khoảng thời gian để điều chỉnh cảm xúc. Về từ ngữ khi nói với bé, ta nên dùng những từ ngữ không quá thẳng thừng như “chết”, “mất” mà thay vào đó dùng từ như “tin buồn” “qua đời” “không thể gặp lại”… để các bé không bị sốc và gây ra phản ứng dữ dội.
Tiếp theo là quan sát phản ứng của trẻ. Có trẻ sẽ vờ như không nghe, hoặc trở nên gắt gỏng, thì người lớn nên kiên nhẫn an ủi trẻ để trẻ từ từ chấp nhận. Nhưng sẽ có trẻ có suy nghĩ rằng “Có phải mình làm điều gì đó khiến người thân ra đi như vậy hay không?”. Ở trường hợp này, mọi người cần quan sát kĩ vì trẻ thường không thể hiện rõ. Vì vậy khi nói chuyện, cần nói thêm lí do đơn giản về tin buồn đó để trẻ biết đó không phải là lỗi do trẻ. Ví dụ: “Ông bị bệnh, có nhiều nguyên nhân làm ông mắc bệnh, không phải lỗi do ai cả.”
Sau đó là cho trẻ thể hiện tình yêu với người đã mất bằng một bài thơ, bài hát, hoặc một bức tranh. Việc này giúp trẻ có cảm giác thương tiếc và dần chấp nhận việc người thân đã qua đời. Sau khi tạm biệt với người đã mất, cần cho bé quay lại sinh hoạt bình thường, cố gắng dành thời gian bên trẻ như hoạt động thể thao, học tập, vui chơi,…. Việc này giúp sức khỏe tâm thần của bé trở về trạng thái bình thường, không rơi vào cảm giác buồn bã quá lâu. Nếu trẻ trở nên né tránh hoặc cáu gắt, bố mẹ không nên la hét và phạt bé mà thật kiên nhẫn bên cạnh, dành lời yêu thương an ủi để giúp bé vượt qua.
Ngoài ra người thân của trẻ cũng cần quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chính mình để làm chỗ dựa cho các con nhé.
