Trang chủ
Tin Tức
(Phần 2) Phương pháp giáo dục Montessori

4. Thực tiễn giáo dục Montessori

Giai đoạn sau sinh đến 6 tuổi

- Chương trình dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới ba tuổi): Montessori đưa ra nhiều thuật ngữ liên quan đến chương trình học giai đoạn này. ‘Nido’ tiếng Ý, dịch ra có nghĩa là ‘tổ chim’ dùng để chỉ một số lượng nhỏ trẻ tử 2 tháng đến 14 tháng tuổi, khi trẻ đã biết đi. ‘Một Cộng đồng Trẻ Nhỏ’ ám chỉ số lượng trẻ nhiều hơn từ 1 – 2 tuổi rưỡi và 3 tuổi. Cả hai nhóm này đều được học trong môi trường có học cụ và hoạt động thiết kế phù hợp với độ lớn, kích thước và khả năng của trẻ. Trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển vận động và tính độc lập.

Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự đi vệ sinh cũng được đặc biệt chú ý trong giai đoạn này. Một số trường còn có mô hình lớp học ‘phụ huynh-học sinh’, cho phép cha mẹ vào lớp cùng các con.

- Lớp mẫu giáo và tiền tiểu học (dành cho trẻ từ hai tuổi rưỡi, ba tuổi đến sáu tuổi): Các lớp này có tên gọi là Ngôi Nhà Trẻ Thơ (‘Children’s House’). Lớp học có sự pha trộn giữa các lứa tuổi. Số lượng thường từ 20-30 học sinh, phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một trợ giảng. Bàn ghế trong lớp được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân hoặc nhóm trẻ hoạt động. Giá để học cụ cũng được thiết kế và sắp xếp đủ tầm với của trẻ. Ban đầu giáo viên sẽ giới thiệu mẫu hầu hết các hoạt động, sau đó trẻ tự do lựa chọn hoạt động mà chúng yêu thích. Các học cụ và hoạt động trong lớp học giúp trẻ thực hành nhiều kỹ năng cơ bản như rót, xúc bằng thìa, học cụ phát triển các giác quan, học cụ liên quan đến toán họcngôn ngữâm nhạcmỹ thuật, v.v….

Từ 6-12 tuổi

Các lớp tiểu học: Số lượng học sinh có thể từ ít đến nhiều (lên tới 30 học sinh hoặc hơn), được phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một/hoặc nhiều trợ giảng. Cũng có sự pha trộn lứa tuổi ở bậc học này (nhóm 6-9 tuổi, nhóm 9-12 tuổi, thậm chí có nhóm 6-12 tuổi, nhưng hiếm gặp hơn). Trẻ sẽ được học theo nhóm, sau đó là hoạt động độc lập theo khả năng và sở thích của bản thân. Quy mô hay chủ đề của bài học khá rộng. Montessori sử dụng thuật ngữ ‘giáo dục vũ trụ’ – ‘cosmic education’ để nói về vấn đề này. Bà cho rằng trẻ ở giai đoạn này cần được giáo dục để nhận biết vai trò của con người trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau khi tác động vào thế giới xung quanh. Các học cụ và bài học trong giai đoạn này được thiết kế phục vụ cho các môn học như ngôn ngữtoán họclịch sử, các môn khoa học, mỹ thuật, vv… Ngoài ra, học sinh còn được tham gia khám phá môi trường sống xung quanh thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa, dã ngoại.

Từ 12-18 tuổi

Trung học cơ sở và trung học phổ thông: Montessori không thiết kế chương trình đào tạo chi tiết cho các bậc học này. Tuy nhiên, một số trường học đã mở rộng chương trình của mình lên đến bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học. Ngoài ra, một số tổ chức Montessori đã phát triển chương trình đào tạo giáo viên thông qua nhiều khóa học khác nhau.

Trẻ trong giai đoạn này nên được tiếp xúc thực tế và gần gũi thiên nhiên càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trẻ ở thành phố. Đây là tiêu chí và phương châm hàng đầu mà các nhà giáo dục Montessori đã đưa ra đối với chương trình học ở thời kỳ này.


5. Tính hợp pháp của phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori được cộng đồng quốc tế công nhận, và nó đã được áp dụng thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1929, Montessori đã thành lập tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Toàn Cầu), để ‘duy trì sự nguyên vẹn trong phương châm giáo dục của bà, và đảm bảo nó vẫn trường tồn ngay cả khi bà không còn sống’. AMI đến nay vẫn tiếp tục duy trì các lớp đào tạo giáo viên, có sử dụng các học cụ do bà Montessori thiết kế và sau này là con trai Mario Montessori phát triển thêm. Cộng đồng Montessori được thành lập ở Mỹ và một số quốc gia Châu Âu, tuy nhiên việc đào tạo giáo viên và các vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của nó lại nằm dưới sự kiểm soát của Montessori khi bà còn sống. Năm 1960, sau một số chanh chấp với AMI, AMS (Tổ chức Montessori Mỹ) đã được thành lập. Sau này, hai tổ chức cũng đã rút ngắn sự khác biệt và cùng hợp tác, tôn trọng, ủng hộ lẫn nhau trong các hoạt động giáo dục của mình’. AMS có mở ra nhiều chương trình đào tạo giáo viên và giới thiệu trên trang của mình ‘là tổ chức Montessori lớn nhất trên thế giới’. Ngoài tổ chức này ra, còn nhiều tổ chức nhỏ khác cũng cung cấp các chương trình đào tạo giáo viên Montessori. Hiện vẫn còn những tranh cãi xung quanh vấn đề quyền, lợi ích hợp pháp mà các tổ chức Montessori có được trên thế giới.

Năm 1967, Ủy ban Kiểm Tra Cấp Bằng Sáng Chế Mỹ’ - The US Patent Trademark Trial and Appeal Board’ có nói rõ ‘thuật ngữ 'Montessori' mang tính mô tả, và/hoặc có một đặc điểm chung. Ở Mỹ cũng như các quốc gia khác, nó có thể được sử dụng rộng rãi, nếu đảm bảo nó ứng dụng đúng tinh thần và phương pháp Montessori’.


6. Phương pháp Montessori tại Việt Nam

Phương pháp Montessori được được biết đến tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều trường mầm non tại Việt Nam lấy tên Montessori làm chương trình giảng dạy chính thức. Tuy được thừa nhận và ủng hộ nhưng cũng có những rào cản nhất định khiến các bậc phụ huynh phải cân nhắc khi cho con tới học tại các trường mầm non này, như: Chi phí học tập khá cao (do chi phí về học cụ thực hành), giáo viên montessori cần được đào tạo tại các trung tâm chuyên biệt, không giống chương trình đào tạo giáo viên mầm non thông thường tại Việt Nam.

 

(Nguồn bài viết: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

 

Danh sách các trường áp dụng phương pháp giảng dạy Montessori:

https://esearch.vn/vi/school/truong-mam-non-song-ngu-quoc-te-montessori-sakura-hcmc-e-61

https://esearch.vn/vi/school/mam-non-quoc-te-global-ecokids-hcmc-e-54

https://esearch.vn/vi/school/he-thong-truong-mam-non-ttc-elite-sai-gon-e-63