Trang chủ
Tin Tức
Những lợi ích khi trẻ học chơi đàn

Chơi đàn là một bộ môn giúp con người phát triển gần nhưtoàn diện về cơ thể, vì thế cha mẹ nên cho trẻ làm quen với đàn sớm để các bécó thể khám phá được bản thân và những điều mới lạ.  Vậy những lợi ích khi cho trẻ học chơi đàn sớmcụ thể là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Cơ thể linh hoạt hơn
Các loại đàn nói chung như đàn piano, guitar, violon,… đòi hỏitrẻ vận động cả 2 tay cùng lúc và theo 2 cách khác nhau. Nên việc học chơi đàngiúp các bé thuận cả 2 tay, thực hiện những động tác phối hợp khó, đặc biệt làkhi tham gia các hoạt động thể chất, trẻ sẽ có được kỹ năng phối hợp các bộ phậncơ thể, ước lượng thời gian chính xác và phản xạ tốt khi thực hiện các độngtác, như múa, khiêu vũ, chuyền bóng,…
2. Phát triển kĩ năng giao tiếp – tự tin
Ở các lớp học nhạc các bé thường được giao bài làm nhóm,trong đó mỗi bé được giao một nhiệm vụ khác nhau để đóng góp vào “bài tập”chung.  Vì thế đòi hỏi các bé phải giaotiếp, bàn luận, tương tác để hoàn thành mục tiêu chung một cách tốt nhất. Hoặcrộng hơn là trong trong ban nhạc, các bé phải phối hợp nhịp nhàng cùng các bạnđể tạo nên giai điệu hài hòa. Nếu đánh quá to hay quá nhanh, các bé cần điều chỉnhlại để phù hợp với cả ban nhạc.
3. Rèn luyện tính kiên nhẫn
Khi chơi đàn, các bé không chỉ phải học cách điều khiển cácphím đàn hay dây đàn, mà các bé còn phải thuộc được bài nhạc, các nốt nhạc vàluyện tập nhiều giờ, nhiều ngày thậm chí là nhiều năm. Điều này giúp các bé cóđược tính kiên nhẫn và kỷ luật với bản thân hơn.
4. Giúp trẻ nâng cao khả năng học thuật
Nhiều cha mẹ cho rằng học đàn là môn thuộc về năng khiếu,nhưng thực chất âm nhạc và các môn tự nhiên có mối liên hệ khá mật thiết. Khi họcvề tiết tấu, giai điệu và thanh âm, trẻ sẽ hiểu hơn về phép chia, phân số vàcông thức toán, bên cạnh đó khi đã quen tai với một bài hát, trẻ bắt đầu nhẩm lạigiai điệu – vốn đòi hỏi vận dụng từ trí nhớ ngắn hạn đến dài hạn. Đó là một kỹthuật ghi nhớ mà sau này trẻ có thể áp dụng để phát triển các kỹ năng ghi nhớkhác.
5. Mở rộng vốn văn hóa
Khi học chơi đàn, các bésẽ có cơ hội tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa của loại đàn đó. Chẳng hạn nhưnguồn gốc của  đàn violon hiện đại là từnước Ý, nhưng đàn violon cổ điển lại bắt nguồn từ Đức và Áo. Hay nguồn gốc củađàn guitar là từ Tây Ban Nha và du nhập vào Việt Nam những năm 1920, người sử dụngđầu tiên là các nghệ sĩ cải lương. Được tiếp thu kiến thức về nhiều nền văn hóakhác nhau từ nhỏ sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú hơn, cũng như đượckhơi tình yêu học hỏi, sự tò mò, và mong muốn khám phá những khiến thức mới lạ.

Nguồn: Tổng hợp