Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi khơi nguồn mọi sáng tạo và thành công. Đây cũng là trường học đầu tiên giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người.
Thế nhưng hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe thấy những người lớn xung quanh hoặc thậm chí là những người trong gia đình “xả rác” vào chính những đứa trẻ nhỏ. Liệt kê ra phải hàng nghìn hàng tỷ những câu từ tiêu cực mà các bậc cha mẹ đang rót vào tai con của mình mỗi ngày. Liệu những ông bố bà mẹ đó có biết được hậu quả nghiêm trọng đằng sau những câu nói ấy hay không? Nào thì:
1. Nó hư lắm, quậy phá không ai chịu nổi.
2. Cái mặt nó cứ lì lì ra, về nhà nghịch thôi rồi.
3. Nó yếu lắm, thay đổi thời tiết 1 xíu là nó ốm ngay.
4. Nó láo lắm, đánh mãi mà nó vẫn láo lắm.
5. Nó lười ăn lắm, ăn gì cũng nhè, rau củ thì không ăn, suốt ngày đòi bánh kẹo…
Kể ra không hết những câu từ tiêu cực mà ba mẹ đang rót vào tai con mỗi ngày. Trẻ con như tờ giấy trắng. Khi phải nghe những điều tiêu cực về bản thân mình dù chỉ một lần, hai lần rất có thể các con sẽ tự ghi nhận, lâu dần sẽ ghim vào suy nghĩ của con trẻ rồi con sẽ tự xác định mình là một người như thế.
Hậu quả nghiêm trọng đằng sau những câu nói tiêu cực, vô tâm của người lớn là những tổn thương, sự tự ti hằn sâu trong tâm hồn con trẻ. Có những câu nói sẽ làm tổn thương tâm hồn con người cả đời, dù có trôi qua cũng sẽ không bao giờ quên được. Ám ảnh và sợ hãi đó là những gì lời nói gây ra, vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, những vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành. Ba mẹ cứ thử nghĩ xem con bạn sẽ lớn lên như thế nào khi xung quanh toàn những lời trách mắng, than phiền. Có ai thành công, giàu có và hạnh phúc khi sống trong gia đình xung đột hay không.
Gia đình cần phải thật sự hiểu tâm lý của những thành viên trong gia đình, cùng học tập, làm việc và cùng trưởng thành với những thành viên trong gia đình là điều thật sự cần thiết. Thói quen là khuynh hướng hành vi của con người mang tính ổn định và biểu hiện thay cho ý thức của mỗi người. Mỗi người chúng ta đều có những thói quen tốt và xấu nhất định, giáo dục hành vi, nếp sống, những thói quen tốt là đều quan trọng để hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Thế nên ba mẹ hãy thích nghi với những áp lực của cuộc sống và ngưng “xả rác” vào tâm hồn của con trẻ để con có thể phát triển một cách tự nhiên mà không bị tổn thương bằng những lời nói.
Nguồn: Esearch tổng hợp