Trang chủ
Tin Tức
5 phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới
Việc tìm hiểu các phương pháp giáo dục trẻ ở độ tuổi Mầm non vô cùng cần thiết và quan trọng đối với ba mẹ. Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài, tò mò khám phá mọi thứ, nhạy cảm với những biến đổi và có khả năng ghi nhớ đặc biệt tốt. Chính vì vậy, giáo dục trẻ ngay từ bé được rất nhiều các ba mẹ quan tâm. Để định hướng nuôi dạy trẻ đúng và hiệu quả thì không phải ba mẹ nào cũng hiểu rõ. Hiện nay trên thế  giới nhiều quốc gia thành công  với những  phương pháp giáo dục hiện đại. 

Phương pháp Glenn Doman – Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tại nhà
Được nghiên cứu và sáng lập bởi giáo sư Glenn Doman. Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, mở đầu cho xu hướng giáo dục con tại nhà và ba mẹ chính là người thầy đầu tiên. Thông qua các bài học mỗi ngày, trí não của trẻ được kích thích phát triển, đồng thời các con cũng có cơ hội trau dồi vốn từ, kích thích trí thông minh, sự nhanh nhạy về ngôn ngữ,…

Phương pháp giáo dục khoảng thời gian từ 0 đến 6 tuổi vô cùng quan trọng đối với trẻ và ba mẹ có vai trò lớn trong sự phát triển trí não của các bạn nhỏ thông qua việc giáo dục tại nhà. Ba mẹ sẽ giáo dục trẻ thông qua các loại thẻ bao gồm thẻ từ và thẻ số tương ứng với chương trình đọc và chương trình toán áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.



Phương pháp Montessori – Giáo dục để phát triển toàn diện cho trẻ
Sáng lập bởi Tiến sĩ, bác sĩ người Ý Maria Montessori – một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học. Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ  giúp trẻ tạo dựng nền tảng cơ bản cho trẻ ngay từ những năm đầu đời. 

Montessori thực sự tận dụng tối đa giai đoạn vàng để kích thích sự phát triển vượt bậc của “trí tuệ thẩm thấu” và khơi dậy tiềm năng sẵn có của trẻ. Thông qua sự tương tác với môi trường, thông qua hoạt động của đôi bàn tay, thông qua việc tự động hấp thu các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hóa, tri thức về thế giới xung quanh và thông qua sự hoàn toàn độc lập, trẻ sẽ phát triển bản thân, phát triển cá tính riêng biệt của mình.
 
Trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động, tôn trọng những điểm riêng biệt của  trẻ, khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh, phương pháp giáo dục Montessori cũng mang tới cho trẻ cơ hội để thể hiện năng lực trí tuệ, óc sáng tạo mang bản sắc cá nhân.



Phương pháp Reggio Emilia – Trao quyền tự chủ cho trẻ
Phương pháp giáo dục trẻ Mầm non Reggio Emilia được phát triển bởi nhà tâm lý học Loris Malaguzzi. Reggio Emilia chú trọng tới việc tăng cường và bồi dưỡng cho trẻ khả năng tự tư duy thông qua tổng hợp các loại hình ngôn ngữ biểu đạt, giao tiếp hay nhận thức.

Trẻ được khuyến khích tự giác thực hiện, tự thân trong mỗi hoạt động. Bố mẹ chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt, làm việc cùng với trẻ để tìm ra những cảm hứng và ý tưởng mới mẻ. Và đó là lý do trong phương pháp Reggio Emilia, các lớp học theo dự án được triển khai dựa trên những ý tưởng, sở thích của trẻ với tần suất vài tuần một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. 

 
 
Steiner – Khai phá tiềm năng đặc biệt của trẻ
Phương pháp giáo dục Steiner hay còn gọi là Waldorf do Rudolph Steiner – nhà giáo dục, triết gia người Áo sáng lập nên. Giáo dục Steiner nhấn mạnh và đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí. Thúc đẩy sự liên tưởng, hợp tác và tạo cơ hội để học sinh học tập, sáng tạo và phát triển thông qua các hoạt động đọc, hát và nhiều hoạt động thú vị khác.

Trẻ sẽ được tiếp cận việc thực hành, bắt tay trực tiếp vào các hoạt động và vui chơi sáng tạo theo cá tính riêng. Bởi theo Rudolph Steiner, sử dụng phương pháp Steiner chính là “một nghệ thuật – nghệ thuật của việc đánh thức những gì có sẵn trong con người”.



Steam – Phương pháp giáo dục tích hợp
Steam phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện về đa lĩnh vực. Với Steam, trẻ được học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Do đó, trẻ được tiếp cận với các chủ đề kiến thức một cách tự nhiên, không bị gò bó khả năng tư duy logic và chủ động, linh hoạt trong sáng tạo, nâng cao hiệu suất học tập và cải thiện những kỹ năng mềm.

Nguồn: Esearch tổng hợp