Trang chủ
Tin Tức
Trẻ em hưởng ứng Ngày Trái Đất
Trẻ em hưởng ứng ngày trái đất

Ngày Trái Đất (Earth Day) là chiến dịch hành động vì môi trường được phát động lần đầu năm 1970, và đến nay đã lan rộng tại 192 quốc gia với 150.000 tổ chức đối tác. Ngày Trái Đất 22/4 là dịp tất cả các quốc gia tôn vinh hành tinh mà chúng ta đang chung sống, và có những đóng góp thiết thực cho tương lai nhân loại. 

Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu. Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Chủ đề của ngày Trái đất năm 2023 vẫn tương tự 2022 là “Invest in Our Planet”, nghĩa là “Đầu tư vào hành tinh của chúng ta”.Để có thể vực dậy xã hội năng động, phát triển thì việc cấp thiết nhất bây giờ chính là bảo vệ Trái Đất khỏi ô nhiễm, giữ một môi trường xanh, sạch, đẹp. Đây là ngày để “thực hiện hành động”, không chỉ vì bạn quan tâm đến thế giới tự nhiên, mà vì tất cả chúng ta đều sống trên đó!

Và để hưởng ứng chiến dịch Ngày Trái đất năm 2023, góp phần vào những nỗ lực chung của thế giới về chống biến đổi khí hậu, và tạo sự phát triển bền vững của Trái Đất thì Trường mầm non Wisdomland - cơ sở quận 6 đã tổ chức những hoạt động thiết thực để các bé cùng nhau tham gia hưởng ứng chiến dịch này.

Tại đây các bé được đội những chiếc mũ xinh xắn và tự tay gom rác, làm xanh sạch khu dân cư xung quanh dưới sự quan hướng dẫn tỉ mỉ từ các thầy cô giáo. Sau đó, các bé còn được hướng dẫn và tự tay phân loại rác, vật dụng nào có thể tái chế, món nào có thể ủ phân… Có lẽ đây là một ngày hoạt động ướt mồ hôi tuy nhiên có thể cũng có thể thấy các bé đều rất vui với hoạt động đầy ý nghĩa này. 


Chương trình Hưởng ứng Ngày Trái đất của trường Wisdomland quận 6 đã nhận được đánh giá cao của cha mẹ học sinh khi bắt nhịp phong trào bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong tháng 4 này, chương trình đã để lại nhiều thông điệp giáo dục ý nghĩa. Chương trình được xây dựng với rất nhiều tâm huyết, truyền tải năng lượng tích cực từ một ngôi trường mầm non hạnh phúc, khoa học, chuyên nghiệp trong giảng dạy và sáng tạo chất lượng, phát huy hiệu quả trong các hoạt động ngoại khoá. Ngoài ra tại Wisdomland không chỉ hưởng ứng Ngày Trái Đất, mà trong cả tháng 4, các hoạt động đều hướng các con đến việc bảo vệ môi trường. 

Hoạt động hưởng ứng: Giờ trái đất của trường mầm non Wisdomland quận 6 đã và đang được các bậc cha mẹ học sinh và các bé lan tỏa tới các thành viên trong gia đình, đây cũng chính là một trong những nội dung Nhà trường giáo dục trẻ ngay từ tuổi mầm non, trẻ biết cùng nhau vì một thế giới tươi đẹp, thật đúng với tinh thần “Một hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”.



Trẻ tự tin trước đám đông
Bí quyết giúp trẻ tự tin trước đám đông

Rất nhiều trẻ hiện nay nhút nhát, thiếu tự tin, tự ti với bản thân mình, không dám thể hiện bản thân vì ngại giao tiếp, đặc biệt là những nơi đông người hay trong môi trường tập thể. Đối với nhiều đứa trẻ nhút nhát, việc bạn nói bé “nhút nhát”, hay “lo lắng” hay “không dám” làm gì đó, chỉ khiến bé thêm mất tự tin.

Vậy bạn sẽ làm gì để giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn? Dưới đây là một số cách hay dạy bé cách tự tin mạnh dạn trước đám đông Esearch muốn chia sẻ với các bạn.

1. Trò chuyện cùng con


Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình hàng ngày, đồng thời trong quá trình trò chuyện hãy để trẻ có quyền có tiếng nói. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Mặt khác, bên cạnh những câu hỏi vặn vẹo của mình thì bạn hãy tạo động lực cho con đưa ra những câu phản biện, tranh luận với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục bố mẹ. Nếu bạn thực hành thói quen phản biện này với con hàng ngày thì bạn sẽ thấy con mình tự tin hẳn lên khi đứng trên sân khấu, đứng trước đám đông kể chuyện hoặc thuyết trình.

2. Để bé chơi với những trẻ khác


Khi ở nhà, bé thường chỉ được giao tiếp với người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đi mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em. Một điều rất đặc biệt là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng để nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình. Vì thế, nếu bạn không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm. Điều này rất tốt cho trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy nhút nhát hay sợ sệt nữa.

3. Tạo cơ hội cho bé thể hiện


Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài hoặc giải một bài toán khó giúp em nhỏ. Khi trẻ giảng được bài cho em thì đó chính là kỹ năng nói trước đám đông để thuyết phục người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo cơ hội thử sức cho con bằng việc cho trẻ đi học ở các lớp học kỹ năng sống, lớp hát, múa… để trẻ có cơ hội lên sân khấu hát, múa, biểu diễn trước đám đông để bé tự tin, mạnh dạn hơn không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều nữa.

4. Dạy bé biết lắng nghe


Trước khi trẻ có thể là người nói tốt thì trẻ nhất thiết phải là người nghe tốt đã. cha mẹ hãy hướng dẫn con cách đừng vội cắt ngang lời người khác mà phải luôn lắng nghe một cách lịch sự, luôn quan sát thái độ của người khác, chờ đến lượt mình mới trình bày ý kiến. Việc này nghe thì to tát, nhưng thật ra bạn có thể tập với con hằng ngày. Chẳng hạn, khi bé và em tranh nhau “mách tội” với cha mẹ thì bạn nên ngăn con lại, chấn chỉnh con một cách thật nhẹ nhàng, để từng đứa trẻ lần lượt nói, và đứa trẻ này nói phải có đứa trẻ kia nghe. Khi trẻ học được cách lắng nghe, trẻ sẽ “luyện” dần cho mình cách nói chuyện thuyết phục, có đầu có đuôi, logic để thuyết phục người khác.

5Chia sẻ với những “thất bại” của trẻ


Có những đứa trẻ rất thoải mái trước áp lực đám đông, nhưng cũng có những đứa trẻ đột nhiên rơi vào trạng thái đứng như trời trồng, chẳng biết nói gì, biểu diễn vụng về, nói năng lắp bắp dù trước đó đã được tập luyện nhiều lần. Những lúc này trẻ đang rất mất tự tin. Bạn nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua, khiến bé không sợ hãi khi lần sau lại đứng trước đám đông như thế nữa. Những lời động viên như: “Mẹ thấy con có phần chào hỏi đầu tiên rất tốt, nhưng sau đó có lẽ con hơi run phải không? Không sao, hồi nhỏ mẹ cũng hay bị như vậy. Nhưng dần dần thì hết. Con còn giỏi hơn mẹ lúc đứng trước đám đông lần đầu tiên đấy chứ!” sẽ giúp bé cảm thấy bớt nặng nề với “thất bại” của mình và dám tự tin thử lại lần sau.

6Đừng ép buộc trẻ


Hãy nhớ rằng tất cả những rèn luyện này chỉ mang tính bước đầu, để tạo dựng nền tảng cho con về sau. Do đó, cần để trẻ làm tất cả trong trạng thái thoải mái nhất mà trẻ muốn. Nếu có một đám đông nào đó trẻ cảm thấy xa lạ, không muốn xuất hiện chẳng hạn, bạn đừng ra sức ép con. Tuy nhiên, bạn có thể đưa trẻ đến nhiều môi trường giao tiếp khác nhau để giúp trẻ làm quen từ từ. Bé có thể ở bên cạnh bạn, quan sát, sau đó làm quen với những người bạn… Cứ như thế cho đến khi bé cảm thấy môi trường mới này thật sự “an toàn”.

Trên đây là một số lời khuyên giúp dạy bé cách tự tin mạnh dạn trước đám đông.

Esearch chúc các bậc cha mẹ có những phương pháp nuôi dạy con cái thật tốt.

Nguồn Esearch tổng hợp

 

Trẻ biếng ăn
Các mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Khi bé biếng ăn, mỗi bữa ăn của trẻ và bố mẹ thường được ví như “cuộc chiến”. Bởi trẻ ngậm hoặc không nhai và nuốt hoặc phun thức ăn khi được cho ăn, mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút,… Lượng thức ăn con ăn vào không đủ khiến bố mẹ lo lắng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.


Đối với các nguyên nhân do sở thích, về cách cho trẻ ăn uống sai phương pháp, bố mẹ có thể tự điều chỉnh để giúp trẻ cải thiện khả năng ăn của mình. Ngược lại, với những nguyên nhân bệnh lý, việc đến các cơ sở y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời là vô cùng cần thiết.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ biếng ăn tuy nhiên dù trẻ biếng ăn do nguyên nhân nào bố mẹ cũng không nên cố ép trẻ ăn. Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch, bởi càng ép trẻ sẽ càng sợ ăn và tình trạng biếng ăn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Theo lời khuyên của chuyên gia, bố mẹ cần xử trí tình trạng này tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

Dưới đây là một số cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả có thể giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc trẻ biếng ăn phải làm sao hay làm gì khi trẻ biếng ăn.

1. Chế biến món ăn đủ chất và hấp dẫn

Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm tới bữa ăn đủ chất nên thường trộn tất cả các loại thực phẩm được xem là bổ dưỡng với nhau rồi nấu thành cháo, bột cho bé. Điều này khiến món ăn mất đi sự hấp dẫn về hình thức và mùi vị nên trẻ sẽ không muốn ăn, lâu dần dẫn tới chứng biếng ăn.

Nhiều gia đình khác chỉ cho trẻ ăn một số loại thực phẩm cố định và chỉ trung thành với một vài cách chế biến như nấu cháo, hấp, luộc,... Những món ăn này thường không thu hút trẻ, khiến trẻ nhanh bị chán vì thực đơn lặp lại quá nhiều lần.

 

Vì vậy, nếu muốn khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ hãy cho bé cùng đi chợ, chọn món mà mình thích hoặc để bé tự trang trí món ăn của mình. Với những trẻ nhỏ hơn, phụ huynh cần đa dạng nguyên liệu nấu ăn và cách chế biến đồ ăn cho bé. Như vậy, bé sẽ cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn và đẩy lùi được chứng biếng ăn.

2Tạo không khí ăn uống vui vẻ, không ép trẻ ăn

Phụ huynh thường cố gắng ép trẻ ăn cho bằng được lượng thực phẩm như yêu cầu. Điều này vô tình tạo áp lực tâm lý cho trẻ khi bước vào bàn ăn. Một số trẻ còn có cảm giác sợ ăn, giả vờ đau bụng, nôn ói,... khi đến giờ ăn. Vì vậy, cha mẹ hãy tạo một không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ tự ăn một cách chủ động.


3Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn

Trong khi một số phụ huynh quá nghiêm khắc trong việc ăn uống của trẻ thì có nhiều cha mẹ lại quá nuông chiều theo ý muốn của bé. Khi bé đòi ăn vặt, nhiều người sẵn sàng cho con ăn mà không kiểm soát về số lượng hay giờ giấc. Điều này khiến trẻ không bao giờ cảm thấy đói khi vào bữa chính nên sẽ không muốn ăn.

Vì vậy, cha mẹ không nên cho con ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là trước bữa chính. Nếu muốn cho bé ăn bổ sung, phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn sau bữa chính.

4Tập cho trẻ có thói quen vận động

Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống của bé, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen vận động. Các bậc phụ huynh có thể đưa con ra ngoài chơi, tập đi xe, đi bơi hay vui chơi với bạn tại công viên, sân nhà,... Vận động giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên bé sẽ mau đói, ăn ngon hơn và nhiều hơn trong các bữa chính.

5Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Trẻ biếng ăn sẽ chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao vì không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng từ khẩu phần ăn hằng ngày, đặc biệt là các loại vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, sắt, kẽm, lysine và i ốt.

Để bé ăn ngon miệng trở lại thì phụ huynh có thể cho trẻ dùng thêm thực phẩm giàu vi chất hoặc các loại thuốc bổ sung dưỡng chất theo khuyến nghị của bác sĩ.


6Một số biện pháp khác

Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần vì nhiễm giun, sán,... là một trong những nguyên nhân khiến bé suy nhược, biếng ăn.

Không trộn lẫn thuốc vào món ăn của trẻ vì điều này khiến trẻ đề phòng khi ăn uống, thậm chí có thể bé sẽ ghét món ăn mà trước đó rất thích.

Có thể để bé cùng tham gia sơ chế nguyên liệu nấu ăn vì sau đó trẻ sẽ muốn ăn những món mà mình góp công chế biến.

Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ để bé không bị ngán vì phải ăn quá nhiều trong một bữa.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc “Trẻ em biếng ăn phải làm sao?”. Từ đó, tìm được giải pháp phù hợp nhất để giúp con ăn ngon miệng hơn.

Nguồn: Esearch tổng hợp

trẻ phân loại rác
Hướng dẫn trẻ phân loại rác

Với tốc độ phát triển nhanh của xã hội hiện nay, rác thải của con người ngày càng được sinh ra nhiều hơn. Nhiều chất thải đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, việc phân loại rác là một việc hết sức cần thiết để giúp cho môi trường sống của chúng mình ngày càng sạch đẹp hơn.

Rác thải được chia làm 3 loại: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. 


1/ Rác hữu cơ

Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, trái cây, rau củ quả, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây, rơm…

Những loại rác thải này bé và gia đình sẽ cho vào túi màu xanh lá cây (hoặc trắng), nếu không có thì chúng mình cũng có thể dán nhãn dán “Rác hữu cơ” vào túi rác. Những loại rác này sẽ được làm thành phân bón.




2/ Rác vô cơ 

Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như nilon, sành sứ, gạch, xỉ than, gỗ… 

Những loại rác này chúng mình có thể cho vào túi màu bất kỳ (trừ xanh lá và trắng) hoặc nếu cẩn thận hơn chúng mình có thể dán nhãn “Rác vô cơ” vào.



3/ Rác tái chế 

Rác tái chế là những loại rác có thể tái chế như giấy báo, vỏ hộp sữa, thùng carton, vỏ chai, lon, sắt thép…

Đối với loại rác này chúng mình có thể đem đi bán hoặc tặng cho những nơi thu gom phế liệu.



Việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý. Vì vậy, chúng mình hãy cùng nhau bảo vệ trái đất mãi luôn xanh đẹp nhé!


Nguồn: Esearch tổng hợp



Cách trẻ em Nhật Bản tự lập trong bữa ăn
Cách trẻ em Nhật Bản tự lập trong bữa ăn

Nhật Bản là quốc gia có nhiều thiên tai tự nhiên, vì vậy việcdạy kỹ năng sinh tồn nói chung là một trong những yếu tố tiên quyết trong chínhsách giáo dục của họ. Sự tự lập được cho là một trong những kỹ năng sinh tồn cầnthiết, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy, từ khi còn ở ghế nhà trường, người Nhậtluôn cố gắng tạo ra nhiều hoạt động giúp bé nâng cao tính tự lập từ rất sớm. Dướiđây là cách họ giúp cho trẻ tự lập trong bữa ăn .

Học sinh luân phiên tự phân phối và quản lý bếp ăn

Ba mẹ ở Nhật Bản sẽ không giúp trẻ những việc đơn giản, mọiviệc để trẻ tự thực hiện như rửa tay, tự xúc cơm ăn, lau dọn… Ở trường tiểu học,ngoại trừ công việc nấu nướng, phòng ăn trưa của học sinh sẽ do chính học sinhquản lý. Các bé được xếp lịch trực nhật luân phiên. Đến phiên trực của mình,các em sẽ tự phân chia nhiệm vụ, người thì trải bàn, người thì chuẩn bị bátđũa, người thì phân chia đồ ăn cho các bạn. Thay vì phục vụ bé từng tí một, giáoviên sẽ hướng dẫn và quan sát các bé trong suốt quá trình để đảm bảo an toàn.

Các học sinh được phân công trực nhật ngày hôm đó sẽ đưa thứcăn từ nhà bếp đến lớp học và phân chia cho các bạn trong khi các học sinh khácthì ngồi vào vị trí và đợi bữa ăn bắt đầu.


Mọi người đều phải quý trọng đồ ăn

Hầu hết các trường tiểu học ở Nhật Bản sẽ khuyến khích họcsinh tự trồng nguyên liệu dành cho bữa trưa hoặc là món tráng miệng. Mục đích củahoạt động này là để trẻ cảm nhận được trực tiếp giá trị và biết quý trọng thứcăn. Từ đó, trẻ sẽ hiểu về sựquan trọng của bữa ăn trong sinh hoạt hàng ngày, hiểu về giá trị dinh dưỡng vàlựa chọn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể.

 


Tự thu dọn sau bữa ăn trưa

Sau bữa ăn các bé sẽ cùng nhau dọn dẹp, sắp xếp chén, bát mà mọingười đã ăn một cách gọn gàng và vận chuyển trở lại nhà bếp.  Sau đó là tiến hành vệ sinh lớp học, sắp xếpbàn ghế lại vị trí cũ, quét dọn sạch sẽ để bắt đầu cho giờ học buổi chiều.


Chính những hoạt động nhỏ này, sẽgiúp trẻ phần nào ý thức được giá trị của thực phẩm và biết ơn những món ăn màgia đình, nhà trường hay bất kỳ ai đã bỏ công sức ra để chuẩn bị cho trẻ

suygiamtrinhotreem
Những thói quen khiến trí nhớ của trẻ suy giảm

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng ghi nhớ khác nhau. Khả năng ghi nhớ giúp trẻ học tập và tiếp thu tốt hơn những thông tin về thế giới xung quanh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của trẻ, nhưng bên cạnh đó bố mẹ cũng cần lưu ý đến một số thói quen, lối sống có thể khiến trí nhớ của các con suy giảm.

Dưới đây là 5 thói quen có thể làm trí nhớ trẻ kém hơn bạn bè đồng trang lứa:



1. Trẻ ngủ không đủ giấc: Thời gian ngủ khuyến nghị cho trẻ là 8 tiếng/ngày. Nếu trẻ thường xuyên thức khuya, não bộ không có đủ thời gian nghỉ ngơi để loại bỏ mệt mỏi thì có thể khiến trí nhớ kém đi. Đối với trẻ nhỏ, khi hệ thần kinh đang trong giai đoạn phát triển, việc ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ thúc đẩy vỏ não tiếp nhận kích thích cảm giác và phát triển trí nhớ.


2. Trẻ lười vận động: Việc ít vận động có thể làm giảm lượng máu đến các vùng trong não bộ và các cơ. Việc tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn hằng ngày có tác dụng giúp trẻ tỉnh táo, năng động và tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ.

3. Khẩu phần ăn của trẻ thiếu dinh dưỡng: Omega 3, DHA, vitamin A,B,C,E, v.v. là các chất dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho cơ thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng não bộ. Nếu trong khẩu phần ăn uống hằng ngày của trẻ bị thiếu hụt các nhóm dinh dưỡng trên thì sẽ dễ ảnh hưởng đế quá trình xây dựng não và các tế bào thần kinh, từ đó làm suy giảm khả năng ghi nhớ. Các chất dinh dưỡng trên có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá hồi, rau xanh, củ quả, v.v.


4. Trẻ ít khi tâm sự, giao tiếp: Cha mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển trí não cho các con bằng cách thường xuyên trò chuyện và chơi cùng con. Thông qua đó, trẻ có thể xây dựng các kỹ năng, khám phá bản thân và giảm căng thẳng não bộ. Các con trong độ tuổi phát triển sẽ nhạy cảm với thế giới xung quanh, nên cha mẹ cần ứng xử một cách khéo léo để hỗ trợ và giúp con phát triển một cách lành mạnh. 


Phía trên là 4 điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý trong quá trình nuôi dạy con trẻ để các con có thể lớn lên một cách khỏe mạnh và thông minh. Hi vọng bài viết có thế giúp ích được cho các bạn. 

Nguồn: Esearch tổng hợp