Home
News
Ứng xử ra sao khi trẻ trở nên bướng bỉnh

Qúa trình phát triển của trẻ sẽ có những giai đoạn trẻ nhạy cảm với một điều gì đó, nếu nắm bắt được điều này, các bé có thể trở nên thông minh và nhạy bén hơn sau này. Vậy biển hiện của các giai đoạn này là gì, và cần làm gì trong giai đoạn đó? Ba mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé
1. Thời kì nhạy cảm về ngôn ngữ
Từ 0 - 6 tuổi
Thời kì nhạy cảm ngôn ngữ của trẻ xuất hiện khá sớm. Trẻ bắt đầu chú ý đến khẩu hình và giọng điệu của người lớn, dần dần bắt chước theo và tạo nên ngôn ngữ. Vì vậy ba mẹ cần đặc biệt lưu ý giai đoạn này, nên cho bé nghe kể chuyện, trò chuyện cùng bé và giải đáp các thắc mắc của bé. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho bé phát triển về sau. Tuy nhiên ba mẹ cũng cần lưu ý về môi trường ngôn ngữ của bé, tránh việc văng tục, sử dụng từ ngữ không hay ảnh hưởng đến thói quen của bé.
2. Thời kì nhạy cảm về cảm giác
Từ 0 - 6 tuổi
Giai đoạn từ 0 - 3 tuổi là lúc bé thông qua các giác quan như thính giác, vị giác, xúc giác để tìm hiểu về sự vật xung quanh mình. Từ 3 - 6 tuổi là lúc bé phân tích những hiểu biết đó, nên giai đoạn này ba mẹ cần kiên nhẫn giải đáp thắc mắc của con để con có thể phát triển tốt hơn.

3. Thời kì nhạy cảm về hành động
Từ 0 - 6 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ luyện tập khả năng kiểm soát hành động trên cơ thể, vì vậy các bé có xu hướng lặp đi lặp lại một hành động nào đó đến khi làm được mới thôi. Có nhiều trường hợp người trông trẻ thấy phiền vì những hành động này và ngăn chặn các bé làm, nhưng tiến sĩ Maria Montessori cho rằng đó là sự can thiệp thô bạo vào sự vận động và phát triển của trẻ. Ba mẹ cần lưu ý tạo cho bé môi trường tốt nhất, đủ phạm vi và điều kiện để bé tự do vận động. Điều này không những giúp bé hình thành thói quen sinh hoạt tốt mà còn giúp não trái, não phải cân bằng hơn.
4. Thời kì nhạy cảm với ứng xử xã hội
Từ 2.5 - 6 tuổi
Tầm 2.5 tuổi bé dần nảy sinh tình cảm với người khác, vì vậy những đối tượng tiếp xúc với bé ở độ tuổi này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về ứng xử của bé khi lớn. Bé dần thích kết bạn hơn, chơi chung nhóm nhiều bạn hơn, nên ba mẹ phải hướng dẫn trẻ cách tiếp xúc và cư xử sao cho lịch sự đúng đắn, hợp với lễ nghĩa để hình thành nguyên tắc cư xử cơ bản giữa người với người ngay từ bé.
5. Thời kì nhạy cảm với chữ viết
Từ 3.5 – 4.5 tuổi
Từ 3 tuổi, bé sẽ hứng thú với việc tô vẽ. Vì vậy chúng ta thường thấy các bé dùng viết vẽ vời linh tinh, ở mọi nơi miễn là có khoảng trống. Có ba mẹ sẽ thấy việc này không tốt và không cho phép bé làm, nhưng thực ra người lớn nên khuyến khích bé vẽ và viết nhiều hơn. Việc này giúp kích thích não bộ và trí tưởng tượng của bé, đồng thời giúp bé nhạy hơn với màu sắc, con chữ hoặc tạo nên hứng thú học tập cho bé. Ba mẹ có thể vừa trò chuyện vừa cùng con vẽ theo những chủ đề xung quanh để bé cảm thấy tình cảm hơn.

Nguồn: Esearch tổng hợp