Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ 2-3 tuổi
Các bé khi bước vào giai đoạn 2-3 tuổi chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Đây được xem là tiền đề cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của các bé trong tương lai. Đặc biệt, khi lên 2 tuổi bé rất hiếu động, bắt đầu tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh.
Hầu hết khi bé lên 2 đa phần đã mọc được khoảng 10 chiếc răng. Vì thế, bữa ăn chính cũng bắt đầu chuyển từ sữa sang thức ăn mềm. Các bé cần được cung cấp các dưỡng chất nhưng cần phải đảm bảo thức ăn dễ tiêu hóa vì bé đang trong thời kỳ phát triển.
Vì vậy để con phát triển tốt nhất, dưới đây esearch có những chú ý về việc xây dựng thực đơn cho trẻ các mẹ có thể tham khảo thêm.
Thực đơn dinh dưỡng cho bé
Các mẹ hãy chắc chắn rằng con mình được bổ sung chất dinh dưỡng từ bốn nhóm thực phẩm cơ bản mỗi ngày, bao gồm:
Thịt, cá, thịt gia cầm, trứng
Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác
Hoa quả và rau
Ngũ cốc, khoai tây, gạo, sản phẩm bột
Trẻ nên ăn những loại thực phẩm từ động vật (sữa, sữa, trứng, thịt, cá và gia cầm) mỗi ngày, cộng với các loại đậu (như đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan) - hoặc các loại hạt, rau và trái cây màu cam hoặc xanh. Thêm một chút dầu hoặc chất béo vào thức ăn cho trẻ.
Trẻ hai tuổi nên ăn ba bữa chính mỗi ngày, cộng với một hoặc hai bữa ăn nhẹ. Trẻ biếng ăn, ăn được ít cơm thì những bữa phụ này rất quan trọng.
Số bữa ăn trong ngày của trẻ:
- 2 bữa cơm nát ăn với các loại thức ăn chế biến từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu đỗ, rau xanh và dầu mỡ.
- 2 bữa gồm cháo hoặc súp, bún, phở, mì, sữa.
- Ăn hoa quả chín sau các bữa ăn theo nhu cầu của trẻ
Lưu ý
Trẻ 2 tuổi ăn được khá nhiều thực phẩm nên thực đơn cho bé 2 tuổi cũng khá phong phú. Rất nhiều mẹ kết hợp nhiều món ăn cho con giúp con kích thích vị giác, thèm ăn. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, không phải thực phẩm nào cũng kết hợp với nhau mang lại hiệu quả tốt. Một số thực phẩm sau khi kết hợp sẽ khiến bé ăn vào không những không hấp thụ dinh dưỡng mà còn cảm thấy khó tiêu, đau bụng như: sữa + chuối, sữa + cam chanh, cà rốt + củ cải, thịt bò + hải sản, đậu đen, hẹ...
Lúc đầu, trẻ sẽ ăn một cách chậm chạp và bừa bộn. Khuyến khích trẻ hoàn thành bữa ăn và chắc chắn rằng trẻ đã ăn đủ.
Bên cạnh đó, bạn nên dành nhiều tình yêu và sự khuyến khích cho trẻ khi trẻ tự ăn. Ngồi trước trẻ và nhìn vào mắt nhau. Tương tác với con bạn, mỉm cười với con, nói chuyện với con và khen ngợi con vì đã ăn.
Hãy cố gắng làm cho bữa ăn trở thành khoảng thời gian hạnh phúc!
Nguồn: Esearch tổng hợp