Home
News
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN THÓI QUEN TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CHO TRẺ NHỎ

Đối với trẻ nhỏ, rèn luyện những thói quen, nếp sống tốt cho trẻ khi còn nhỏ rất quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành thói quen tốt và nhân cách của các con sau này. Đặc biệt, khi rèn luyện thói quen tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cho trẻ ngay từ nhỏ. 


Cùng Esearch theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về sự quan trọng khi rèn luyện cho trẻ thói quen tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 


1. Tầm quan trọng của nguồn nước 


Nước đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với cơ thể con người nước chiếm đến 70%. Bạn có thể nhịn ăn khoảng 1 tuần, nhưng không thể thiếu nước trong vòng 3 - 5 ngày. Không chỉ đối với con người mà ngay cả động thực vật cũng thế, nếu không có nguồn nước động vật sẽ chết khát, cây cối sẽ không thể đâm chồi nảy nở,... 


Vì vậy đời sống con người và động thực vật không thể sống thiếu nguồn nước. Nếu thiếu nguồn nước cơ thể và muôn loài cũng sẽ héo dần và chết mòn. 


2. Tại sao nên dạy trẻ cách tiết kiệm nước cũng như cách bảo vệ nguồn nước 


Cuộc sống ngày càng nâng cao, con người càng sống hiện đại, dẫn đến tình trạng chung môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Phần lớn từ khói bụi, nước thải từ các nhà máy hay rác thải trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nước. Để có nguồn nước sạch đang được sử dụng ngày nay, đã phải trải qua rất nhiều công đoạn xử lý phức tạp. Sẽ thế nào nếu chúng ta sống mà xung quanh toàn nước bẩn. 


Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống dạy trẻ nhỏ cách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cần được các bậc phụ huynh giáo dục từ sớm. Khi trẻ được giáo dục tiết kiệm nước từ sớm, các con sẽ dễ dàng hình thành thói quen sống biết tiết kiệm hơn, biết quý trọng tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. 


3. Các phương pháp rèn luyện thói quen tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cho trẻ nhỏ


3.1. Người lớn làm gương cho con


Để rèn luyện thói quen sống tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cho trẻ thì chính ba mẹ hay thầy cô tại trường lớp phải làm gương cho con trẻ. Bởi vì ba mẹ và thầy cô giáo là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhiều nhất. Trẻ sẽ có thói quen quan sát, học hỏi từ người lớn. Thế nên nếu bạn vẫn có thói quen lãng phí nước hay làm ô nhiễm nguồn nước chắc chắn sẽ không chỉ dạy được cho con trẻ. 



Chính vì vậy, người lớn hãy làm gương trong việc sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngay trong cách sinh hoạt tại nơi ở hay trong chính ngôi nhà của mình như tắt nước khi không sử dụng, không lãng phí nước,... để hình thành thói quen tốt cho bé. 


3.2. Hướng dẫn trẻ tắt nước khi không sử dụng 

Đây là một trong những phương pháp thực tế giúp tiết kiệm nước có thể áp dụng ngay trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ nhỏ. Sau mỗi lần trẻ rửa tay, tắm rửa hay phụ ba mẹ làm việc nhà mà sử dụng đến nước, hãy yêu cầu con trẻ khóa chặt vòi nước sau khi sử dụng hoặc khi rửa phải sử dụng nước với lượng nước vừa dùng để tránh lãng phí nước. 


3.3. Hướng dẫn cách tái sử dụng nước 


Tái sử dụng nước là một cách tiết kiệm nước hiệu quả nhất. Nên rèn luyện cho trẻ kỹ năng này bằng cách dùng nước rửa tay, nước rửa mặt hay nước rửa rau,... để mang đi tưới cây. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn cho trẻ học cách chăm sóc cây trồng xung quanh, bảo vệ cây cối và yêu môi trường thiên nhiên xung quanh. 



3.4. Phân loại rác và giảm thiểu rác thải


Một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước chính là việc xả rác thải hay chất thải nhà máy xuống trực tiếp các nguồn nước. Vì thế ba mẹ hoặc thầy cô tại trường lớp có thể giáo dục cho trẻ hiểu biết về việc xả rác đúng nơi quy định và phân loại rác, với những loại rác có thể phân hủy và những loại rác không thể phân hủy, đặc biệt không được xả rác thải xuống nguồn nước, nhất là rác thải nhựa hoặc có thể sử dụng thay thế nhựa bằng những chế phẩm thân thiện với môi trường. 


4. Lời kết

Vì trẻ em là tương lai là mầm xanh, việc gìn giữ hiện tại là bảo vệ cho chính tương lai của trẻ và việc dạy trẻ học tiết kiệm nước cũng là cách giáo dục trẻ biết về tầm quan trọng của tài nguyên nước và ý thức bảo vệ nguồn nước, giúp trẻ hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa việc sử dụng nước và bảo vệ môi trường nước, tạo sự quan tâm đến vấn đề môi trường, giáo dục cho con sống ý thức và biết trân trọng mọi thứ xung quanh sau này. 


Cha mẹ hay thầy cô giáo là người đồng hành quan trọng với con trẻ từ giai đoạn đầu đời. Rèn luyện thói quen tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không chỉ là cần thiết mà còn hình thành nhân cách cho các trẻ sau này, góp phần xây dựng một xã hội tích cực và duy trì một thế hệ tương lai phát triển.  


Nguồn: Esearch tổng hợp