Home
News
Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ kim tiêm

Tiêm chủng là điều vô cùng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, giúp các bé có thể phòng chống nhiều bệnh nhiễm trùng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi tiêm vacxin cho trẻ em, phần lớn các bé đều có nỗi sợ kim tiêm. Vậy, cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua nỗi sợ tiêm chủng?

Mặc dù hầu hết trẻ đều sợ kim tiêm nhưng việc tiêm chủng phòng bệnh là không thể tránh khỏi. Dưới đây là một vài mẹo giúp trẻ bớt sợ hãi khi tiếp xúc với kim tiêm.

1. Cha mẹ hãy thành thật và giải thích cho bé

Nếu trẻ sợ tiêm, bạn nên nói thật với các bé rằng mặc dù việc chủng ngừa có thể gây đau, nhưng nó chỉ diễn ra trong chưa đầy 1 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giải thích với trẻ về công dụng của vắc xin. Đối với trẻ nhỏ, hãy cho bé biết rằng vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và giữ cho bé khỏe mạnh. Đối với những đứa trẻ lớn, cha mẹ có thể nói vắc xin giúp xây dựng khả năng miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng có hại. Nếu trẻ đã từng bị té do chơi đùa, hãy so sánh cơn đau vắc xin với cơn đau do vấp ngã và giải thích rằng chủng ngừa ít đau hơn thế.

Ngoài ra, bạn cũng nên báo trước cho bé sợ tiêm về thời điểm cần phải đi chích ngừa, có thể là trước một vài phút hoặc một vài ngày nếu con bạn có xu hướng thích biết trước mọi điều sớm. Tuy nhiên, đừng nên cho trẻ biết trước quá lâu, vì có thể khiến bé lo lắng cả tuần (hoặc hơn thế) và gây căng thẳng cho đến ngày con đi tiêm chủng.

2. Giữ bình tĩnh

Một trong những cách để bé không sợ kim tiêm là cha mẹ cần giữ bình tĩnh. Việc phụ huynh lo lắng, bồn chồn sẽ càng khiến các bé sợ tiêm hơn. Nếu cha mẹ tỏ ra bồn chồn hoặc không thoải mái, những cảm giác đó có thể truyền sang trẻ. Việc truyền năng lượng và thái độ tích cực cho con là điều mà bạn nên làm.

3.  Đánh lạc hướng trẻ


Hãy thu hút sự chú ý của trẻ và làm cho bé mất tập trung. Việc cho trẻ xem hoạt hình, chơi trò chơi trên điện thoại thông minh có thể giúp bé thoát khỏi cảm giác lo lắng và đau đớn. Đối với trẻ vừa bắt đầu học đếm, bạn cũng có thể đánh lạc hướng bé bằng cách đếm, chơi trò chơi hoặc hát… Một vài ý tưởng khác bao gồm kể chuyện, đọc sách, hát một bài hát và xem video hài hước, bạn có thể lựa chọn những điều trẻ thích. Ngoài ra, bác sĩ tiêm phòng cũng có thể đánh lạc hướng trẻ bằng các phương pháp riêng, như vừa trò chuyện, chơi đùa với trẻ vừa tiêm vắc xin mà trẻ không hề hay biết.

4Khen trẻ và chuẩn bị sẵn phần thưởng


Sau khi bé chủng ngừa xong, bạn hãy dành cho trẻ sợ tiêm những lời khen ngợi. Đồng thời, bạn cũng có thể tặng bé một món quà mà trẻ thích như một cuốn truyện tranh hoặc dẫn trẻ đi ăn món bé thích để ăn mừng. Hãy giúp con bạn tạo ra một ký ức tích cực liên quan đến việc chủng ngừa và cho trẻ biết rằng bạn cảm thấy tự hào vì trẻ đã làm được một điều thực sự tốt cho cộng đồng bằng cách giữ an toàn cho bản thân và giúp người khác được an toàn.

Việc tiêm chủng không chỉ có lợi cho trẻ nhỏ mà mang rất nhiều ý nghĩa đối với toàn xã hội nói chung.  được sự hưởng ứng của phần lớn người dân, hầu hết trẻ nhỏ đều được cha mẹ cho tham gia chương trình này nhằm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên việc bé sợ kim tiêm cũng một phần nào đó ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng.  Vì vậy thông qua bài viết này, Esearch hi vọng các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về vai trò và ý nghĩa của việc tiêm chủng và có những cách để các bé tránh được nỗi sợ khi tiêm chủng nhé.

Nguồn: Esearch tổng hợp