Cho dù đã là thế kỷ 21 nhưng vấn đề “bạo lực học đường”hầu như vẫn chưa “hạ nhiệt”. Nói đến đây thì điều đầu tiên hiện lên trong đầu mọi người sẽ là “vụ việc học sinh trường quốctế” gần đây phải không? Nhưng khi nhìn nhận một vấn đề thì trước hết nên tìm hiểunguyên nhân cội rễ, nhìn vấn đề từ nhiều mặt để đánh giá đúng đắn. Sau khi tìmhiểu thông tin từ nhiều nguồn thì hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho mọi ngườicác thông tin chi tiết liên quan đến “bạo lực học đường”.
Tổng quan bài viết:
1. Bạo lực học đường là như thế nào?
2. Có bao nhiêu loại bạo lực?
3. Nguyên nhân do đâu?
4. Sự ảnh hưởng đối với trẻ
5. Cách hạn chế bạo lực học đường
1. Bạo lực học đường là như thế nào?
Là hành vi có chủ đích và liên quan đếnsự không cân bằng giữa bên bắt nạt và bên bị bắt nạt.
2. Có bao nhiêu dạng bạo lực?
Xem qua trên các trang mạng thì có rất nhiều videoclip mà các học sinh “xử lí nhau” theo nhiều kiểu. Nhưng chung quy lại thì có 2dạng bạo lực chính:
+ Bạo lực về mặt thể chất: là có các hành động gây tổnthương thân thể người khác (đánh, đấm, cào mặt, nắm tóc…)
+ Bạo lực về mặt tinh thần: có lẽ là dạng khủng khiếphơn thể chất, vì đây là gây sát thương bằng lời nói. Hành động nhiều khi là đaumột chút rồi thôi, còn lời nói là tổn thương đến tận tâm can, dễ gây cho trẻ nhữngsuy nghĩ tiêu cực; thậm chí là “tự kết liễu” mình.
3. Nguyên nhân do đâu:
a) Chính bản thân học sinh:
Nguyênnhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyểnbiến về tâm lý của bản thân học sinh, đốitượng từ 12-17 tuổi. Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùngvới đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biếtsử dụng đúng cách).Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kíchthích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụđánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
b) Nhà trường:
Giáo dục của nhàtrường cũng là một trong những nguyên nhân vì còn nặng về kiến thức văn hóa,đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”. Mặtkhác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã nhữnggiá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
c) Gia đình:
Có thể nói giáo dụcgia đình ảnh hưởng rất lớn đế con trẻ, vì một đứa trẻ ngoan sẽ ít khi nghe ngườikhác khen là “gia đình dạy dỗ khéo ghê”; nhưng một đứa trẻ hư sẽ luôn bị xã hộichỉ vào nói “nó là thứ ba mẹ nó không biết dạy”. Thế nên nền tảng gia đình có ảnhhưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
Nhưng đáng buồnlà, xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bịstress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặcbạo hành ngay trước mặt con trẻ. Chính những hành động như thế của bố mẹ sẽ ảnh hưởngsâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Tình trạng này ngày càng cóxu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.
Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần mộttác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữalành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạolực học đường.
4. Sự ảnhhưởng đến trẻ:
Bạo lực học đườnggây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về cơ thể và tinh thần. Trẻ trải qua những tổnhại về cơ thể như bị chấn thương, đau đớn, tổn hại sức khỏe; những vấn đề về xãhội, cảm xúc và ảnh hưởng đến học tập. Không ít những trẻ bị bạo lực học đườngmắc các rối loạn tâm thần như:
-Trầm cảm và lo âu:
Trẻ có những biểu hiện như tăng cảm giác buồnchán, cô đơn, thay đổi giấc ngủ, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng,mất hứng thú trong các hoạt động trước kia trẻ từng thích. Trẻ có những phànnàn về sức khỏe. Kết quả học tập ở trường giảm sút, điểm kém và có thể hay nghỉhọc hơn, cảm giác đến trường sẽ bị bắt nạt làm trẻ thường xuyên lấy lý do đểnghỉ học, thậm chí đòi chuyển trường, chuyển lớp.
- Ý tưởng tự sát:
Trẻ bị bạo lực học đường có thể có ýtưởng hành vi tự sát do trầm cảm, lo âu, stress, căng thẳng đặc biệt tăng nếukhông được sự hỗ trợ chia sẻ từ cha mẹ người thân và bạn bè.
5. Câu chuyện thực tế:
Để mọi người hiểu rõ hơn về “sức ảnhhưởng khủng khiếp” của bạo lực học đường thì sau đây là một câu chuyện mà (tôi)may mắn được nghe một bạn chia sẻ và được tóm tắt như sau:
- Mẫu giáo: bạn bè trong lớp xa lánh,có hôm bị giành đồ chơi, bị bạn đánh chỉ vì xin lại đồ chơi, bị cô lập trong tổ,…
- Cấp một: bị bạn bè nói xấu, bị đánhchỉ vì lỡ đụng vào người,…
- Cấp hai: bị chặn đường về, bị đổ nướcngọt lên đầu, chửi tục, khi dễ ra mặt, bị móng tay cào mặt…
- Cấp ba: được cho đi học võ nên cóphản kháng phần nào nên đã giảm được tình trạng bị bạo lực.
Nghe cũng khá “thảm” nhỉ. Khi được hỏi“bạn đã trải qua như thế nào?” thì bạn ấy chỉ cười vui nhưng ánh mắt đượm buồn,nói rằng dù gì ba mẹ cho mình đi học chứ không phải là đi đánh nhau, đi làm“đàn anh, đàn chị” trong trường; vì thương ba mẹ nên bạn ấy chỉ phản kháng khingười ta đánh mình trước chứ không có tự kiếm chuyện “trả thù” người ta.
6. Cách hạn chế bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là một vấn đề chung của toànxã hội, trong đó vai trò của cha mẹ, giáo viên và nhà trường, bản thân học sinhcó vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bạo lực học đường.
+ Đối với cha mẹ:
Cha mẹ gần gũi con, làm bạn với con để con có thể chia sẻ được những vấn đề khókhăn trong đó có vấn đề bị bạo lực học đường.
Khi bạn phát hiện ra con bạn đang bị bạo lực học đường, bạn không nên xem nhẹ,coi điều đó là chuyện của con trẻ.Không nênnói với trẻ rằng “thôi kệ nó đi”, hoặc “hãy im lặng đừng nói gì”…mà bạn cần phảinói chuyện với con, để biết điều gì thực sự xảy ra, để có những bước giải quyếttiếp theo. Bạn cần cho trẻ thấy là bạn luôn đồng hành cùngcon và trẻ không cần thiết phải phản ứng lại như những gì mà các bạn đã làm vớimình.
Dạy cho trẻ cách đối phó khi bị bạo lực học đường. Trước khi sự việc bạo lực đượcđưa ra giải quyết một cách chính thống bởi nhà trường hay cơ quan chức năng, cầnnói với trẻ không nên có ý định đánh lại hay trả thù lại đối phương. Chia sẻ vớinhững người mà trẻ tin cậy như thầy cô, hay bạn bè có thể giúp đỡ trẻ thoát khỏinhững lo lắng về bạo lực học đường.
+ Đối với học sinh:
Cần phải nói cho trẻ biết là bạo lực học đường là một hành động sai trái vàkhông được phép xảy ra. Nếu điều đó xảy ra thì nên được người lớn hỗ trợ giảiquyết. Vì vậy cần nói với cha mẹ, thầy cô hay bất kỳ người nào trẻ tin tưởng vềvấn đề bạo lực học đường.
Không cố gắng để phản kháng hay đối phó lại với những kẻ bạo lực với mình.Tránh kích động mà đánh lại, hãy bình tĩnh nói với đối phương là đừng bắt nạttôi hoặc hãy bỏ đi. Nhiều trường hợp không kiềm chế được hai bên cùng đánh nhauvà gây hậu quả nghiêm trọng.
Tránh ở một mình, hãy đi cùng hay ở cùng một nơi nào có bạn cùng lớp hay giáoviên, hãy đi vào nhà vệ sinh cùng với bạn hay đi ăn trưa ở trường cùng vớinhóm. Hãy thay đổi lộ trình thường ngày khi đi ăn trưa hay chơi ở sân trường nếuphát hiện ra kẻ bắt nạt bạn.
+ Đối với giáo viên:
Giáo viên và nhà trường không thể vô can với những vấn đề về bạo lực học đườngdù nó xảy ra ở khuôn viên nhà trường hay ở ngoài nhà trường, trong giờ hànhchính hay ngoài giờ hành chính vì việc bạo lực này có mầm mống hay nguồn gốc từnhững mâu thuẫn tiềm ẩn trước đó và phải coi đây là một vấn đề nghiêm trọng cầnđược giải quyết.
Cần phải báo với Ban Giám hiệu nhà trường về hiện tượng bạo lựchọc đường đã xảy ra như thế nào để có kế hoạch giải quyết.
Cần làm việc một cách nghiêm túc giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh vớithiện ý hợp tác cùng giải quyết vấn đề bạo lực học đường và ngăn ngừa việc bạolực có thể còn tiếp diễn, tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau.
Cần có sự hỗ trợ về tâm lý đối với những trẻ có nguy cơ bị bạo lực học đườngcao, ví dụ như những trẻ khả năng hòa nhập kém, những trẻ có vấn đề về tâm lýnhư trầm cảm, thiếu hòa đồng, hay trẻ chậm phát triển. Cần tạo cho trẻ những cơhội để cảm thấy mình không bị bỏ rơi, không bị cô đơn như cho trẻ phát cơm chocác bạn vào giờ ăn trưa, tham gia cùng cô giáo thu bài kiểm tra, trả vở cho cácbạn…
Nguồn: tổng hợp