Home
News
5 educational methods for preschool children

Giáo dục sớm là phương pháp giáo dục dành cho bé từ 0 – 6.5 tuổi. Đây là phương thức giáo dục nhằm phát huy những tố chất tốt đẹp, lấy tố chất xây dựng nên tính cách, từ đó làm cơ sở cho sự phát triển con người sau này cho trẻ. Dưới đây là 5 phương pháp giáo dục sớm nổi tiếng trên thế giới mà các bậc cha mẹ nên biết:


1. Phương pháp giáo dục sớm Montessori

Được biết đến là một trong những người tiên phong ở lĩnh vực nghiên cứu chương trình giáo dục cho trẻ em, bác sĩ Maria Montessori còn là nhà sáng lập ra phương pháp giáo dục Montessori nổi tiếng.

Ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20 đến nay, phương pháp giáo dục Montessori vẫn còn nguyên giá trị và có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Hiện nay Montessori đã được áp dụng giảng dạy trên hơn 25.000 trường học ở Mỹ (6000), Nhật Bản (4000), Anh (800) … và xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003 với khoảng 50 – 70 trường mầm non.

Phương pháp Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục khoa học tiên tiến, vượt qua được mọi sự khác biệt về quốc gia, tôn giáo để trở nên phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Từ khi sinh ra trẻ đã có một sức sống nội tại rất tích cực và không ngừng phát triển. Nhiệm vụ của giáo dục chính là giúp trẻ phát huy được sức sống nội tại đó để phát triển một cách tự nhiên và tự do theo một quy luật riêng. Các nhà giáo dục, thầy cô và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ tìm hiểu về thế giới nội tâm của chúng, phải yêu thương trẻ, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thân, thân thể và tính cách của trẻ phát triển một cách tự nhiên. 

Phương pháp Montessori học tập trên các giáo cụ đặc biệt giúp xây dựng một môi trường học tập thân thiến khiến trẻ có thể tự tìm tòi, sáng tạo và vui vẻ học tập từ đó phát huy hết tiền năng, giúp trẻ hình thành sự tự tin, tập trung óc quan sát, sức sáng tạo và nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ.


2. Phương pháp giáo dục sớm cho con của người Mỹ

Theo quy định của pháp luật, các bậc phụ huynh ở Mỹ chỉ có trách nhiệm nuôi con dưới 18 tuổi còn trên 18 tuổi chúng sẽ phải tự chi trả cho cuộc sống của mình. Thực tế cho thầy hầu hết các thanh niên ở Mỹ đều có thể tự kiếm tiền nuôi mình và tự chi trả cho việc học tập khi ở độ tuổi 18. Còn trẻ con Mỹ rất thông minh, tự lập và dũng cảm. Các bé không chỉ thông minh mà còn rất sáng tạo sở dĩ chúng có được những phẩm chất này chính nhờ vào cách giáo dục của cha mẹ người Mỹ. Họ không chỉ là bạn mà còn là người thầy ở bên con trong suốt cuộc đời. Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ em Mỹ đã tự biết mặc quần áo, đưa báo đến từng nhà khi trời con chưa sáng, thậm chí có thể tự đi chơi một mình với bạn bè, đi ra ngoài không sợ bóng tối hay có thể tự mình sửa chữa những món đồ chơi bị hỏng hoặc tự kiếm tiền chi trả học phí.

Ngay từ khi 1.5 tuổi, người Mỹ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân mình vì nó sẽ giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp đỡ các bố mẹ rất nhiều. Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cho trẻ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng này. Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi gợi tiềm năng giai đoạn đầu cho trẻ người ra rất coi trọng việc:

Dạy trẻ các quy tắc lễ nghi: phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những đứa trẻ khác.

Đối với những trẻ phạm lỗi, không nghe lời : dùng phương pháp phajto ử một mình bởi ở độ tuổi này trẻ rất sợ ở một minh hơn nữa khi đó trẻ sẽ bình tĩnh trở lại và lúc đó giảng giải cho trẻ sẽ hiệu quả cao hơn.

Giáo viên mẫu giáo ở mỹ đều trải qua các yêu cầu khá nghiêm ngặt về trình độ.


3. Phương pháp giáo dục sớm của mẹ Nhật

Tại Nhật, việc chăm sóc nuôi dạy con cái hầu như được dồn về phía người mẹ. Bí quyết đầu tiên khiến các bà mẹ Nhật thành công khi nuôi dạy con cái chính là sự gắn kết tinh thần giữa các con dựa trên nền tảng yêu thương và gần gũi. Họ thường xuyên trò chuyện, tâm sự, chơi đùa, học cùng con, ngôi nhà được xem như tổ ấm nơi các con có thể nói cho mẹ nghe những áp lực, cách cư xử khi ở ngoài xã hội. Bởi vậy các bà mẹ kiên nhẫn dạy dỗ con về đạo đức và cách cư xử ở ngoài xã hội nhiều, thông qua đó thuyết phục, khuyến khích con thay vì la mắng và đánh phạt. Bên cạnh cách dạy dỗ ở gia đình, các bà mẹ Nhật thường chú trọng cho bé đi nhà trẻ từ sớm. Bởi các trường mẫu giáo Nhật chú trọng vào dạy trẻ biết cách chơi đùa, thông qua các trò chơi vận động ngoài trời, cách mỉm cười, cư xử với các bạn bè nhiều hơn học chữ và học viết. Các bà mẹ Nhật thường chuẩn bị vật dụng ngoại khóa của con khá kỹ càng để chúng có thể tự đi bộ hay đi xe bus đều có các vật dụng an toàn và chào hỏi với mọi người trên đường. Từ 2 tuổi các bé đã tự mặc quần áo, ăn uống,… hay tự vệ sinh cá nhân của mình. Đến 3 – 4 tuổi, trẻ đã tự lập khi đi ngủ, đi học hay sang nhà bạn chơi và giúp mẹ chuẩn bị các bữa ăn dọn dẹp nhà cửa.Đến 5 tuổi, trẻ có thể tự trông em, giúp mẹ nhiều việc nhà hơn, biết cách cư xử với bạn bè tốt.


4. Phương pháp giáo dục sớm của người Do Thái lại khác biệt

Với hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ đoạt giải Nobel người Do Thái dường như là dân tộc thông minh nhất trên thế giới, họ sinh ra dường như để làm chủ thế giới này.Một trong những bí quyết của người Do Thái chính là dạy con biết vượt khó, liên tục đặt câu hỏi từ nhỏ. Người Do Thái dành cho con một sự nhen nhóm, khích lệ con chứ không phải cảm giác an toàn bao bọc con như phần lớn các bà mẹ Việt. Bà mẹ nào cũng yêu con nhưng cách yêu và thể hiện tình cảm giữa mỗi bà mẹ là khác nhau. Tình yêu con phải nhìn xa trông rộng đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở nên bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong cuộc đời chúng.Có 3 điều mà người mẹ Do Thái không nên làm với con đó là: Không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thời, không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con. Người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản cho con.


5. Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Là một phương pháp giáo dục sớm phổ biến trên thế giới kích thích trí thông minh của trẻ qua Flashcard (thẻ) hay Dot Card. Phương pháp này không dạy cho trẻ ách biết đọc hay biết viết mà nhăm kích thích sự thông mnih trong bộ não của trẻ.Đê hiểu rõ mục đích của phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman, chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ não của con người:- Bộ não của con người chia làm 2 phần: Bán cầu não trái và bán cầu não phải. Con người có những thời điểm phát triển của bộ não riêng. Thời điểm thai được 22 tuần và thời điểm khoảng 5 – 6 tháng tuổi. 0 – 6 tuổi được coi à giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Giai đoạn này giúp trẻ hoàn thành hầu hết các chức năng của trẻ, mặt khác đến 6 tuổi trở đi, não phải ngừng phát triển và nhường chỗ cho não trái. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải để trẻ phát triển toàn diện và hỗ trợ nhau.- Phương pháp này, kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lý tư duy logic cực kỳ thông minh của não phải của trẻ bằng các học liệu trực quan giúp trẻ tư duy 1 cách thông minh, logic ngay từ ban đầu xây dựng phương pháp học tập cho trẻ một cách tự nhiên không ép buộc phương pháo này sử dụng các hình ảnh học liệu Flash card và Dot Card như một trò chơi cho trẻ.

Việc dạy dỗ trẻ có thể bắt đầu ngay với trẻ sơ sinh với phương pháp phù hợp với tâm lý của trẻ. Và phương pháp giáo dục sớm cho trẻ chính là phương pháp giáo dục con thông minh trên thế giới mà các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và áp dụng.

 

(Nguồn bài viết: Đội ngũ Esearch tổng hợp)