Home
News
Come to Joy and have fun

Advertisement of Joy Play School

To see more detail, please click on: https://bit.ly/Esearch-JoyPlaySchool

or view reality video about school at: https://bit.ly/JoyPlaySchoolEsearchreview

6 Steps To Resolve The Child's Conflict

 Xung đột là không thể tránh khỏi trong quá trình chơi của trẻ em. Bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể trở nên tức giận hoặc thất vọng với xung quanh. Điều này không có nghĩa là trẻ em có tính xấu, ích kỷ. Chỉ đơn giản là trẻ chưa biết làm thế nào để ứng phó lại những quan điểm khác mình hoặc đưa ra những hành vi phù hợp với tình hình. Phương pháp HighScope sử dụng quá trình 6 bước để giúp trẻ giải quyết những xung đột đó:

Bước 1: Phương pháp tiếp cận bình tĩnh

Dừng lại bất kỳ những hành động hoặc ngôn ngữ gây tổn thương. Một cách thật bình tĩnh trấn an trẻ rằng mọi việc đã được kiểm soát và tạo ra sự hài lòng tạm thời giữa tất cả mọi người.

Bước 2: Thừa nhận cảm xúc của trẻ

Để trẻ thể hiện cảm xúc của mình. Sau đó, khuyến khích trẻ đưa ra suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề.

Bước 3: Thu thập thông tin

Giáo viên thật cẩn thận khi đưa ra các câu hỏi mà không khiến 2 bên bị kích động. Khuyến khích đặt các câu hỏi mở để trẻ mô tả lại quá trình xảy ra xung đột và những lỗi mà trẻ mắc phải.

Bước 4: Nhắc lại vấn đề

Giáo viên sử dụng các thông tin được cung cấp bởi trẻ, nhắc lại vấn đề. Sử dụng các thuật ngữ rõ ràng và đơn giản. Tránh những lời nói gây tổn thương.

Bước 5: Xin ý tưởng giải quyết vấn đề từ 2 phía

Giáo viên khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng dựa trên điều kiện thực tế cụ thể. Sau đó lựa chọn một giải pháp mà cả 2 bên đều chấp thuận. Cần tôn trọng cách giải quyết của trẻ chứ không áp đặt cách giải quyết của mình lên trẻ. Do đó trẻ cảm thấy được hài lòng trong quá trình giải quyết vấn đề.

Bước 6: Cung cấp quá trình theo dõi khi cần thiết

Giáo viên giúp trẻ thực hiện các giải pháp của trẻ. Và chắc chắn rằng không còn sự khó chịu của bất cứ bên nào. Nếu cần thiết, giáo viên có thể lặp lại 1 hoặc nhiều bước trên cho đến khi trẻ hòa đồng trở lại.


(Nguồn: Tổng hợp)

HighScope Educational Method

Được nghiên cứu bởi Quỹ nghiên cứu giáo dục - một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, được thành lập vào năm 1970 với trụ sở chính tại Ypsilanti, Michigan, Hoa Kỳ,  phương pháp giáo dục HighScope đến nay đã trở thành một trong 4 mô hình giáo dục mầm non nổi tiếng nhất thế giới. Được sử dụng rộng rãi ở các trường mầm non quốc tế.

Phương pháp giáo dục HighScope nhấn mạnh vào “cá nhân học tập chủ động”. Có nghĩa là trẻ tiếp thu tốt nhất khi được chủ động tham gia vào quá trình học tập. Được chủ động lựa chọn và làm theo kế hoạch của chính bản thân mình. Trẻ khám phá thế giới xung quanh dựa trên những trải nghiệm của trẻ với những người xung quanh, với các sự vật, các sự kiện, hiện tượng và các ý tưởng của trẻ.

Phương pháp High Scope đặt lợi ích và sự lựa chọn của trẻ làm trung tâm. Trẻ xây dựng kiến thức của mình thông qua tương tác với thế giới và những người xung quanh trẻ. Trẻ có thể tự thực hiện những hoạt động của chính trẻ và người lớn chỉ giữ vai trò xác nhận những kiến thức trẻ đã biết và hỗ trợ trẻ mở rộng tư duy đến cấp độ tiếp theo.

Các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ về tình cảm, vật chất và kiến thức. Trong quá trình học tập chủ động, người lớn gợi mở tư duy của trẻ thông qua những tương tác đa dạng về vật liệu và sự chăm sóc.

Mục tiêu của phương pháp giáo dục High Scope

Phương pháp giáo dục HighScope giúp trẻ em phát triển trong mọi lĩnh vực. Mục tiêu của HighScope là:

-Trẻ tìm hiểu kiến thức thông qua sự tham gia tích cực hoạt động với người, vật liệu, sự kiện và ý tưởng.

-Trẻ độc lập, tự tin và có trách nhiệm. Trẻ sẵn sàng cho các cấp học mới và sẵn sàng cho cuộc sống.

-Trẻ tự tìm hiểu và lên kế hoạch cho các hoạt động của mình, đưa chúng ra và nói với mọi người về những gì trẻ đã làm được, đã học được.

-Trẻ đạt được các kiến thức, kỹ năng quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Vai trò của người lớn trong HighScope

Trong phương pháp HighScope các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ tương tác với trẻ em bằng cách chia sẻ quyền kiểm soát với trẻ em. Hình thành mối quan hệ thân thiện với trẻ. Hỗ trợ ý tưởng của trẻ và giúp trẻ giải quyết xung đột cá nhân.

Các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ tham gia như các đối tác trong hoạt động của trẻ chứ không phải là người quản lý, giám sát. Cần phải tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, khuyến khích trẻ chủ động, tự lập và sáng tạo. Các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ cần cung cấp tài liệu, kinh nghiệm để trẻ tự học tập và phát triển.

Hoạt động một ngày của trẻ với HighScope

Phương pháp High Scope có một trình tự học trong ngày nhất định. Điều này tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn nội dung, theo đuổi sở thích và được phát triển khả năng của mình trong từng lĩnh vực.

Quy trình “lên kế hoạch – thực hiện – đánh giá”. Chuỗi 3 phần này là cách thức tiếp cận của chương trình HighScope. Nó bao gồm:

-Hoạt động tự chọn theo nhóm nhỏ 

Giáo viên giới thiệu với trẻ về những học cụ, ý tưởng, hoạt động mới… Sau đó, trẻ sẽ tự lựa chọn hoạt động và lên kế hoạch như: chọn bạn để cùng hoạt động; chọn nguyên liệu sử dụng; chọn nơi để ngồi; chọn cách thức thể hiện… Sau đó là khoảng thời gian trẻ dành để nhắc lại những gì đã làm và học được với cô giáo, các bạn. Cuối cùng là khoảng thời gian để thu dọn, cất giữ sản phẩm mà trẻ đã hoàn thành và chưa hoàn thành.

Các trải nghiệm trong hoạt động tự chọn theo nhóm nhỏ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Giúp trẻ tự nhận ra những sở thích của bản thân. Học được cách giao tiếp trong xã hội, trình bày ý tưởng của mình. Biết giải quyết vấn đề khi có mâu thuẫn nảy sinh. Biết lắng nghe để hiểu quan điểm của người khác.

-Hoạt động theo nhóm lớn

Là làm việc theo một nhóm lớn tạo ý thức cộng đồng cho trẻ. Giáo viên và trẻ cùng tham gia các hoạt động âm nhạc, kể chuyện, chia sẻ về các trải nghiệm của bản thân… Ở hoạt động này trẻ có nhiều cơ hội để được lựa chọn đóng vai trò làm người lãnh đạo.

-Hoạt động ngoài trời

Hàng ngày trẻ nên được dành 30 phút để chơi ngoài trời. Tham gia các hoạt động vui chơi sôi nổi ngoài sân và tận hưởng không khí trong lành. Trẻ được thoải mái, tự do vui chơi, tham gia vào các hoạt động vận động: chạy, nhảy, leo trèo, đuổi bắt,… Hoặc khám phá những điều kỳ diệu từ thiên nhiên cây cỏ, chim chóc, côn trùng,…


(Nguồn: Tổng hợp) 

Understanding STEM and STEM Education (Part 2)

Giáo dục STEM ở Mỹ

Tại Mỹ, giáo dục STEM khá đa dạng và được dạy theo chủ đề, không chỉ có hoạt động dạy làm robot. Trẻ em bậc mẫu giáo, tiểu học cũng đã được học các chương trình tích hợp STEM. Ví dụ, thông qua trò chơi làm mô hình núi lửa, bóng bay, chong chóng quay, tuy đơn giản nhưng có sự kết nối các nhóm kiến thức với nhau, có hệ thống mục tiêu giáo dục rõ ràng.

Mục đích chính của các chương trình giáo dục STEM là truyền cảm hứng trong học tập, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức, nhận thức được ảnh hưởng của các kiến thức STEM đối với thế giới và sự phát triển của xã hội tương lai. Ngoài ra, kỹ năng thực hành khoa học và kỹ thuật cũng góp phần quan trọng trong việc vận dụng kiến thức được học để giải quyết vấn đề và tạo ra sản phẩm.

Mặc dù khái niệm trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong giáo dục STEM nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa rõ như: Thế nào là cách tiếp cận liên ngành trong một chương trình học; dạy về công nghệ như thế nào?

Tổ chức Hiệp hội Nghiên cứu giáo dục khoa học Mỹ (NARST) năm 2012 đã đưa ra các thuật ngữ chi tiết hơn như “STEM Integration” (tích hợp STEM), “Integrated STEM education” (giáo dục STEM tích hợp), “STEM-focused curriculum” (chương trình học tập trung về STEM). Các thuật ngữ này nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu chuẩn giáo dục khoa học thế hệ mới (NGSS) – thước đo và cũng là mục tiêu của các chương trình giáo dục STEM tiên tiến tại Mỹ.

Như vậy, giáo dục STEM ở Mỹ chính là một cách thể hiện ở cấp độ chương trình học giúp đáp ứng bộ tiêu chuẩn NGSS. Ví dụ: Để giải quyết bài tập làm một chiếc cầu bằng gỗ thay cho chiếc cầu đã hỏng tại địa phương, giáo viên lồng ghép kiến thức về vật lý (như trọng lực, trọng tâm), toán (kiến thức hình học), sử dụng các công cụ (như kéo, búa, máy tính) để thiết kế và lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Học sinh phải vận dụng các kỹ năng thực hành và tư duy liên ngành.

Ở Mỹ, giáo dục tích hợp STEM không phải để đào tạo học sinh theo chuyên ngành hẹp mà hướng đến chất lượng nhận thức và hiểu biết trong lĩnh vực này, gọi là STEM literacy (năng lực STEM). Lý do là xu hướng phát triển của xã hội trong tương lai buộc mọi người có hiểu biết liên ngành, nhận thấy khoa học và công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống, ý thức được sự cạnh tranh trong nền kinh tế mới dựa vào sức mạnh của các lĩnh vực STEM.

Như vậy, khi nói về thuật ngữ STEM, chúng ta phải thận trọng trong cách dùng từ. Nếu áp dụng một chương trình dạy học vận dụng các kiến thức đa dạng trong 4 lĩnh vực của STEM, nên dùng thuật ngữ “giáo dục tích hợp STEM” hoặc “giáo dục liên môn STEM” thay vì chỉ nói chung chung là “giáo dục STEM” để thấy được giá trị cốt lõi của chương trình đó là sự kết nối các kiến thức và môn học. Còn nếu chương trình học chỉ là ghép 4 môn trên, không có kết nối và hỗ trợ nhau, không có mục tiêu và tiêu chuẩn rõ ràng thì chỉ nên gọi là “chương trình học các môn STEM”.

Để có một chương trình giáo dục tích hợp STEM chất lượng cao, đầu tiên phải xây dựng một nền móng vững chắc về giáo dục khoa học, dựa vào bộ tiêu chuẩn khoa học NGSS, tránh trường hợp cắt ghép một cách cơ học ở các môn, tổ chức rời rạc, thiếu tính hệ thống, không giúp học sinh phát triển nhận thức và kỹ năng liên ngành. Ngoài ra, cần tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm và khám phá các kiến thức khoa học từ những điều gần gũi, thấy được sức mạnh của khoa học đối với đời sống và yêu quý thế giới tự nhiên. Giáo dục STEM thật sự không phải để biến học sinh thành nhà khoa học, kỹ sư mà là chuẩn bị cho công dân toàn cầu thế hệ mới.

Tác giả Nguyễn Thành Hải là đồng sáng lập hệ thống Thư viện trẻ sáng tạo (Library for Creative Kids) tại Mỹ – một dự án giáo dục cộng đồng giúp đưa các ý tưởng giáo dục sáng tạo, dụng cụ học tập, sách, truyện tiếng Anh từ Mỹ về cho các thư viện, trường học tại Việt Nam hoàn toàn miễn phí. Ông cũng là thành viên thường trực của NSTA và NARST.

 

(Nguồn: Khoa học và Phát triển)

Understanding STEM and STEM Education (Part 1)

"Giáo dục STEM thật sự không phải để biến học sinh thành nhà khoa học, kỹ sư mà là chuẩn bị cho công dân toàn cầu thế hệ mới." - khẳng định của ông Nguyễn Thành Hải, giảng viên, nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành giáo dục khoa học, Viện Nghiên cứu giáo dục STEM, Đại học Missouri, Mỹ.

Vậy STEM, giáo dục STEM là gì?

Thuật ngữ “STEM” đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam theo các cách hiểu rất khác nhau. Để làm rõ thuật ngữ này và giúp các nhà giáo dục, trường học có cách tiếp cận khoa học về vấn đề này, tôi xin phân tích trên góc nhìn từ các chương trình giáo dục STEM tại Mỹ – nơi khởi nguồn của ý tưởng giáo dục STEM.

STEM là chữ viết tắt của science (khoa học), technology (công nghệ), engineering (kỹ thuật) và mathematics (toán). Trong tiếng Anh, STEM thường đi kèm các từ khác. Ban đầu, thuật ngữ STEM được viết là “STEM fields” (lĩnh vực STEM). Về sau, nó đi cùng các từ khác như: “STEM education” (giáo dục STEM), “STEM workforce” (nguồn nhân lực cho STEM), “STEM careers” (các nghề trong lĩnh vực STEM)…

Nền tảng của giáo dục STEM chính là giáo dục khoa học – lĩnh vực đề xuất các chương trình giáo dục STEM hiện nay. Tại Mỹ, giáo dục khoa học được xem là ngành nghiên cứu cơ bản, nền tảng để đẩy mạnh nền khoa học từ gốc rễ là con người, thông qua việc đào tạo giáo viên dạy khoa học và xây dựng các chương trình giáo dục từ bậc mầm non đến đại học, từ gia đình đến các hoạt động giáo dục khoa học ngoài xã hội. Việt Nam chưa có ngành nghiên cứu giáo dục khoa học, chưa có đơn vị nào tham gia các diễn đàn giáo dục khoa học quốc tế.

Tổ chức uy tín nhất hiện nay về giáo dục khoa học là Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ (NSTA) – nơi đề xuất khái niệm giáo dục STEM với định nghĩa như sau: “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới”.

Từ định nghĩa trên, có 3 đặc điểm quan trọng về giáo dục STEM:

1. Cách tiếp cận liên ngành. Liên ngành khác với đa ngành ở sự kết nối, bổ trợ giữa các ngành. Nếu một chương trình, một trường có nhiều môn, nhiều giáo viên dạy các ngành khác nhau mà không có sự kết nối, bổ trợ thì chưa được gọi là giáo dục STEM.

2. Lồng ghép kiến thức lý thuyết với các bài học mang tính thực hành trong thế giới thực. Các chương trình giáo dục STEM yêu cầu hướng đến thực hành, vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm, hoặc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

3. Kết nối từ trường học, cộng đồng đến các tổ chức toàn cầu.

Đây là kỷ nguyên của thế giới phẳng, cách mạng công nghiệp 4.0 – nơi tự động hóa và điều khiển từ xa thông qua các thiết bị điện tử di động kết nối Internet lên ngôi. Do vậy, quá trình giáo dục STEM không chỉ hướng đến vấn đề cụ thể của địa phương mà phải đặt trong mối liên hệ với bối cảnh kinh tế toàn cầu và các xu hướng chung của thế giới như biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo…

 

(Nguồn: Khoa học và Phát triển)

03 Differences Between Montessori And Reggio Emilia Method

Mục tiêu giáo dục

- Montessori lấy mục tiêu giáo dục trẻ phát triển các kỹ năng CÁ NHÂN, sự độc đập, tính quy trình, khả năng dự đoán trước kết quả, và đi theo một cách quy củ các mục tiêu đã đề ra.

- Reggio Emilia coi trọng kỹ năng làm việc NHÓM, tinh thần HỢP TÁC để giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, và tạo ra các ý tưởng bất ngờ không dự đoán trước.

 

Phương pháp giáo dục

- Chương trình học của Montessori thường rất bài bản, chặt chẽ. Tất cả học liệu sẽ được giáo viên chuẩn bị kỹ lưỡng. Trẻ tiếp thu giáo trình học đã được lên kế hoạch sẵn.

- Reggio Emila thì coi giáo viên và trẻ là cộng sự, trẻ được tham gia vào quá trình học hỏi. Các ý tưởng được kết nối và trao đổi tự do giữa trẻ và giáo viên. Phương pháp học nhấn mạnh đến quá trình giải quyết vấn đề.


Chương trình học

- Trong một lớp học Montessori, thường được bày trí đơn giản và tạo không gian tĩnh lặng để trẻ có thể tập trung vào các hoạt động tương tác với HỌC LIỆU.

- Ngược lại, trong lớp học Reggio Emila được trưng bày các loại học liệu khác nhau, giúp trẻ trải nghiệm & khám phá. Các trang trí trong lớp học sẽ giúp tất cả phụ huynh, khách mời, giáo viên tham gia vào quá trình học tập. Trẻ được tương tác đồng thời với HỌC LIỆU & các THÀNH VIÊN khác trong lớp.


(Nguồn bài viết: Tổng hợp)